Điểm benchmark của smartphone có thể xem là thước đo chính xác?
Benchmark là khái niệm khá thông dụng với đa số người dùng máy tính để bàn vì sự chính xác và hiệu quả nó đem lại. Các thiết bị di động cũng có nhiều phần mềm benchmark thông dụng, nhưng liệu những phần mềm này có đáng tin?
Trước khi quyết đinh mua một chiếc smartphone để sử dụng, ngoài yếu tố ngoại hình ra thì tiêu chí hiệu năng được quan tâm không kém. Để lựa chọn điện thoại phù hợp với nhu cầu sử dụng như chơi game, giải trí… nhiều người dùng sử dụng các công cụ thứ 3 để đo hiệu năng tối đa, đây gọi là điểm benchmark của máy.
Cơ chế chung của phần mềm là đưa ra các tiến trình nặng để máy hoạt động hết công suất và đo lại kết quả hoạt động, từ đó đưa ra điểm số đánh giá tương ứng. Chính vì vậy người dùng khá tin tưởng vào các điểm số benchmark, bên cạnh thông số phần cứng hãng đưa ra.
Tuy nhiên vừa qua Huawei đã bị phát hiện can thiệp để gian lận điểm số Benchmark trên flagship P20 của hãng. Theo đó, máy sẽ tự động phát hiện ra các ứng dụng chấm điểm phổ biến đang chạy và đẩy hiệu năng lên tối đa nhằm mục đích có điểm số cao nhất. Và khi dùng những ứng dụng benchmark riêng thì máy trả về kết quả tệ hại.
Đáng chú ý là Huawei không hề phủ nhận việc cố tình gian lận điểm hiệu năng, thay vào đó ám chỉ việc bị các đối thủ cũng dùng phương pháp tương tự, từ đó “ép” họ tham gia vào cuộc cạnh tranh không lành mạnh này. Thực tế trong quá khứ cũng đã có nhiều hãng điện thoại lớn như Samsung (năm 2013) và OPPO (2017) từng bị phát hiện gian lận kết quả benchmark trên các thiết bị flagship mới ra mắt của mình.
Video đang HOT
Như đã đề cập, công cụ benchmark hiểu theo cách đơn giản là đo lường hiệu năng hoạt động của thiết bị như điện thoại, máy tính và so sánh với “điểm chuẩn” mà phần mềm định ra. Nhưng mỗi phần mềm lại có “điểm chuẩn” và quy tắc riêng để đánh giá hiệu năng máy khác nhau, và để so sánh hiệu năng của 2 thiết bị thì người dùng phải sử dụng chung một phần mềm để so sánh.
Việc benchmark máy tính để bàn khá chính xác vì cấu tạo từng phần, mỗi phần cứng do một hãng riêng cung cấp và dễ dàng thay thế. Tuy nhiên với điện thoại di động lại hoàn toàn “đóng”, không thể lấy từng phần cứng riêng của máy này lắp qua máy khác và việc vận hành đồng bộ các linh kiện do hãng điện thoại quyết định. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến tính minh bạch của kết quả benchmark, người dùng khó có thể kiểm chứng được liệu kết quả này có đúng với hiệu năng thật của máy hay không.
Tóm lại
Nhà sản xuất hoàn toàn có thể can thiệp vào kết quả chấm điểm hiệu năng để đem lại kết quả tốt nhất, thậm chí lừa người dùng qua các con số ảo, trong khi thực tế máy không được như vậy. Vì thế việc sử dụng kết quả benchmark làm thước đo so sánh hiệu năng chỉ có tính chất tham khảo. Cần có sự minh bạch của nhà sản xuất, cũng như sự nhất quán giữa các hãng phát triển phần mềm benchmark để người dùng có thể kiểm tra một cách khách quan nhất.
Theo SlashGear
Huawei giải thích về gian lận điểm hiệu năng 3DMark
Nhiều nhà sản xuất điện thoại Android từng bị phát hiện gian lận điểm đánh giá hiệu năng, và lần này là Huawei với chiếc P20 Pro.
Gian lận của Huawei được phát hiện lần đầu bởi AnandTech, sau đó trang báo này đã nói với hãng tại hội nghị IFA 2018. Huawei thừa nhận và cho biết họ làm vậy để cạnh tranh với các đối thủ cũng đang có hành vi tương tự tại Trung Quốc.
Theo bình luận của Huawei với Android Authority, công ty ưu tiên trải nghiệm người dùng hơn là tập trung vào số điểm đánh giá hiệu năng, đặc biệt là khi điểm kiểm tra không liên quan đến việc trải nghiệm thực tế. Smartphone của Huawei sử dụng những công nghệ cao như trí thông minh nhân tạo để tối ưu hiệu năng phần cứng bao gồm CPU, GPU và NPU.
Ngoài ra, khi khởi chạy ứng dụng chụp ảnh hoặc trò chơi với cấu hình cao, phần mềm giúp ổn định trải nghiệm người dùng bằng cách sử dụng hết tài nguyên phần cứng, đồng thời quản lý nhiệt độ và hiệu suất năng lượng của thiết bị. Đối với những công việc nhẹ hơn như duyệt web, ứng dụng sẽ phần bổ lượng tài nguyên cần thiết để sử dụng.
Trong thử nghiệm benchmark thông thường, nếu nhận thấy ứng dụng kiểm tra, phần mềm của Huawei sẽ chuyển sang chế độ "Performance Mode" tối ưu hiệu năng. Huawei dự định cung cấp cho người dùng truy cập vào chế độ này để họ có thể sử dụng tối đa thiết bị của mình.
Những người tạo ra ứng dụng kiểm tra 3DMark đã trình bày nghiên cứu và đưa ra kết quả 4 thiết bị của Huawei gian lận, bao gồm P20, P20 Pro, Nova 3, Honor Play.
Nhóm nghiên cứu kiểm tra tất cả điện thoại bằng cả ứng dụng trên Google Play và nội bộ, sau đó cho biết: "Điểm kiểm tra benchmark công khai cao hơn 47% so với trên ứng dụng nội bộ".
Kết quả cho thấy phần mềm của Huawei tăng hiệu năng thiết bị lên tối đa khi dò ra ứng dụng kiểm tra benchmark. Tuy nhiên, AI của Huawei không phải lúc nào cũng hoạt động vì tính năng đã thất bại khi điện thoại được kiểm tra trong bản nội bộ.
Huawei vừa tiết lộ bộ vi xử lý Kirin trên tiến trình 7nm nhằm cạnh tranh với chip A12 và Snapdragon 855. Việc gian lận điểm có thể ảnh hưởng đến những thông tin đánh giá hiệu năng khi mà công ty đã dùng benchmark để làm nổi bật chip Kirin hơn so với Snapdragon 845 hiện tại. Thiết bị Mate 20 ra mắt vào tháng tới có thể sẽ được kiểm tra nhiều lần để tìm dấu hiệu gian lận.
Vài tuần trước, Huawei đã bị phát hiện sử dụng camera DSLR cho quảng cáo nhưng lại ám chỉ rằng những hình ảnh được chụp bởi thiết bị cầm tay mới của hãng.
Trong cuộc thảo luận với UL - đội ngũ đã tạo ra 3DMark, Huawei cho biết thiết bị của mình sử dụng cơ chế phân bổ tài nguyên bằng trí thông minh nhân tạo. Vì nhiều tình huống cần sử dụng tài nguyên phần cứng khác nhau, nên điện thoại của hãng đã sử dụng công nghệ này để hoạt động với hiệu năng tối đa.
UL hiểu được mục đích của Huawei nhưng phản đối việc sử dụng chế độ "Performance Mode" khi kiểm tra. Ứng dụng benchmark phải được thiết bị khởi chạy như những ứng dụng thông thường. Huawei cho biết sẽ cung cấp chế độ này cho người dùng để họ sử dụng tối đa thiết bị của mình.
Cả UL và Huawei đều muốn tham gia vào việc phát triển tiêu chuẩn điểm benchmark để phục vụ nhu cầu các nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Dù điểm đánh giá hiệu năng không ảnh hưởng đến trải nghiệm thực tế nhưng sẽ gây hiểu nhầm cho người dùng khi chọn mua điện thoại. Đây không phải là hướng đi đúng, đặc biệt là khi Huawei đang muốn trở thành công ty sản xuất smartphone hàng đầu thế giới.
Theo BGR
Trên tay Huawei Enjoy 8e Youth: Màn 18: 9, Android 8.1 Oreo, giá 2.7 triệu Huawei Enjoy 8e Youth được định hướng tới những người trẻ thích dùng điện thoại thông minh giá rẻ nhưng vẫn chụp ảnh selfie đẹp. Huawei đã lặng lẽ bổ sung một điện thoại thông minh mới vào dòng sản phẩm Enjoy 8 của mình. Vào tháng 3, công ty đã công bố các sản phẩm trong dòng này là Enjoy 8, Enjoy...