Điểm benchmark cao không có nghĩa smartphone tốt
3DMark từng là chủ đề được bàn luận sôi nổi trong giới chơi game PC. Tương tự, benchmark là chỉ số được giới chơi di động tin tưởng và mang ra so sánh.
Bài kiểm tra DxOMark trên camera điện thoại hay hiệu năng 3DMark cho thiết bị di động được coi là những bài kiểm tra đa chiều. Chúng được sử dụng rộng rãi nhằm xác định khả năng hoạt động thông qua mức điểm số mà thiết bị đạt được.
Những người đam mê điện thoại đang so sánh và tranh luận về điểm số này. Trong khi đó, các nhà sản xuất đã để ý và cố gắng tối ưu hóa camera để tạo được chỉ số DxOMarks cao nhất.
Chính vì thế, điểm DxOMarks cao không còn đồng nghĩa với chất lượng hình ảnh tốt hơn.
The Verge lấy HTC 10 làm ví dụ. Thiết bị này đạt 88/100 trên bài benchmark camera của DxOMark. Nếu chỉ xét trên điểm số, nó có camera tốt nhất hiện tại, chỉ có 1 đối thủ duy nhất là Galaxy S7 ddge với điểm số tương đương.
Biên tập viên Vlad Savod dùng cả 2 thiết bị và cho biết thực tế không giống với lý thuyết. Galaxy S7 có camera vượt trội trong khi chiếc HTC 10 chỉ ở mức tròn vai. Tại sao chúng lại có cùng điểm số, và vì sao Xperia Z5 từ Sony nằm ở vị trí thứ 3 với con số 87/100 không kém ấn tượng.
Điểm benchmark cao không đồng nghĩa với sản phẩm cho trải nghiệm tốt hơn. Ảnh: The Verge.
Điểm chung của camera trên 3 thiết bị trên là khả năng kỹ thuật xuất sắc của cảm biến hình ảnh. Điểm khác biệt thực tế nằm ở chất lượng hình ảnh và kinh nghiệm chụp ảnh trên mỗi thiết bị.
Z5 là ví dụ đáng chú ý cho giới hạn của điểm benchmark. Dù nó có thể chụp được ảnh tuyệt vời, nhưng Z5 lại thường không thể làm điều đó vì ứng dụng camera không hoạt động mượt mà. Nếu phần mềm của bạn khiến trải nghiệm camera trở nên chán nản, cảm biến chất lượng cao cũng chẳng có tác dụng gì.
Benchmarks, cũng như mọi thông số khác, tồn tại để báo cáo. Người dùng cần cẩn thận trong việc chuyển đổi giữa những con số khó hiểu đến sự hoàn thiện thực tế.
3DMark và DxO nỗ lực đánh giá thiết bị trên mọi tình huống sử dụng, nhưng đó là điều bất khả khi. Những hạn chế của điểm benchmark hoạt động cũng bắt nguồn từ việc không phản ánh được hoạt động thực tế của thiết bị.
Nếu một chiếc laptop đạt điểm tốt trong bài kiểm tra pin lướt web, điều đó chỉ gợi ý là nó có thể hoạt động tốt khi làm những tác vụ nặng khác. Nhưng không phải lúc nào cũng thế.
Anand Shimpi, cựu biên tập viên của AnandTech từng chỉ ra rằng, MacBook Pro có pin tốt hơn MacBook Air (sản phẩm được mệnh danh là vua pin) khi thực hiện liên tục các tác vụ nặng.
Chiếc Pro sẽ hiệu quả hơn trong trường hợp này, nhưng đa số các bài kiểm tra pin không đủ khả năng tính đến điều đó. Nó cần một chuyên gia chạy thử hàng loạt bài kiểm tra, phân tích các dữ liệu, suy xét trong bối cảnh sử dụng để đạt được mức độ chính xác cao nhất.
Để thực hiện nhiệm vụ, các bài kiểm tra benchmark luôn có những chỉ số đánh giá. Ví dụ, 7 thông số kỹ thuật của DxO được xếp theo thứ tự: Đo sáng và độ tương phản, flash, màu sắc, tự động lấy nét, ảnh giả, độ nhiễu và texture ảnh. Thứ tự này có thể không trùng với ý thích người dùng.
Nếu người dùng muốn một chiếc điện thoại chụp các chuyến đi chơi, có lẽ đèn flash không thực sự cần thiết bằng tốc độ bắt nét và khả năng xử lý hình ảnh.
Video đang HOT
Các bài kiểm tra khó mô phỏng lại hoạt động thực tế của thiết bị. Ảnh: Greenbot.
Điều đáng lo ngại là các nhà sản xuất đã xem DxOMark là cây thước vàng để đo khả năng của camera. Nhiều nhà sản xuất Android thừa nhận họ ưu tiên đạt được điểm DxO benchmark cao nhất trên thiết bị của mình.
Motorola từng tự hào về điểm số trên những chiếc Moto cao cấp vào năm ngoái. Sony cũng không rời mắt khỏi thông số này, còn HTC tìm cách khoe với cả thế giới rằng họ đang sở hữu thiết bị với điểm số cao nhất (cùng với Samsung).
Khi được hỏi liệu HTC có cố gắng thiết kế riêng camera của 10 nhằm đạt điểm benchmarks DxO cao nhất hay không, hãng trả lời The Verge một cách chung chung rằng họ hướng đến trải nghiệm camera tốt nhất có thể. Rõ ràng thực tế không trùng khớp lắm với tuyên bố này.
Khả năng tự động lấy nét trên HTC 10 được đánh giá 93/100 điểm DxO, nhưng họ mới phải tung ra bản nâng cấp nhằm sửa chữa thuật toán lấy nét tự động, vốn báo lỗi xác định vật thể trên laser.
Đây là vấn đề rõ ràng và khó chịu, nhưng các bài kiểm tra không thể phát hiện. Một điều nữa mà DxO đã bỏ qua: Phần mềm camera của HTC chỉ tính toán độ đo sáng full-frame và không cho phép ấn lên một vùng để đo sáng cụ thể khu vực đó.
Căng thẳng dâng cao giữa những lựa chọn thiết kế ít ỏi, nhưng thực tế và những con số khó nhằn của benchmark là cả một thử thách mà mọi nhà sản xuất đối mặt. Đạt điểm cao là cần thiết, nhưng không hiệu quả về thực tế.
Điều đó không có nghĩa là các bài kiểm tra này vô dụng hoàn toàn. Nhìn vào top đầu của DxO, nhiều thiết bị camera tốt vẫn ở đó, bao gồm cả LG G4 hay iPhone 6S Plus, nhưng cũng có cả Nextbit Robin với 81 điểm, dù rằng đa số người đã dùng thử sản phẩm này đều cho rằng camera là điểm tệ nhất của nó.
Tuy vậy, một thiết bị kém về kỹ thuật sẽ không thể nằm trong nhóm điểm cao của DxO. DxOMark vẫn có giá trị tham khảo nhất định, với một chút hoài nghi. DxO từng tiết lộ những nhà sản xuất có công nghệ phần cứng tốt, nhưng người dùng mới đánh giá được liệu phần mềm và trải nghiệm có đạt chất lượng hay không.
Lê Phát
Theo Zing
Những smartphone 'bom tấn' của 2015
Năm nay, các hãng điện thoại vẫn đua nhau tung ra smartphone cao cấp, có model thành công nhưng cũng có sản phẩm gây chú ý ban đầu rồi thành "bom xịt".
Hầu như hãng nào cũng trình làng một smartphone đầu bảng (flagship) hay "siêu phẩm". Những tên tuổi như Samsung, Sony hay LG, Microsoft hay cả Apple, đều giới thiệu tới 2 sản phẩm trong một năm. Phần lớn những sản phẩm này luôn được trang bị những công nghệ hiện đại nhất hoặc cấu hình mạnh nhất. Một số gây ấn tượng về thiết kế hay kiểu dáng đặc biệt. Tuy nhiên, không phải mẫu nào cũng thành công và doanh số khả quan sau khi ra mắt.
Dưới đây là 15 smartphone cao cấp nhất đình đám trình làng trong 2015:
Samsung Galaxy S6 và Galaxy S6 edge
Bộ đôi Galaxy S6 và S6 edge khởi đầu cho năm 2015 của Samsung tại triển lãm MWC 2015 (Tây Ban Nha). Với thay đổi về thiết kế, chuyển từ vỏ rời sang nguyên khối, vỏ nhựa sang kim loại và kính, S6 và S6 edge mang nhiều điểm mới lạ so với những smartphone các năm trước của hãng điện tử Hàn Quốc.
Cả hai sản phẩm cũng được đánh giá tốt về chất lượng màn hình khi có độ phân giải 2K, cấu hình cao và camera 16 "chấm" cho chất lượng ảnh tốt trong giới điện thoại. Đặc biệt, Galaxy S6 edge còn là smartphone đầu tiên có màn hình cong tràn về 2 viền.
HTC One M9
2015 không phải là năm kinh doanh suôn sẻ với thương hiệu Đài Loan. Mong muốn trang bị cho One M9 một cấu hình mạnh với chip Snapdragon 810, nhưng hãng lại khiến cho sản phẩm này bị lỗi quá nhiệt. Camera được HTC nâng lên 20 megapixel và những thay đổi ở thiết kế vỏ kim loại nguyên khối cũng không tạo thuyết phục với nhiều người dùng.
Dù vậy, M9 vẫn là smartphone cao cấp nhất trong năm nay của HTC. Ở thời điểm ra mắt hồi đầu năm, nó là đối trọng với hai đối thủ Galaxy S6 và S6 edge từ Samsung.
LG G4 và LG V10
Không ra mắt nhiều sản phẩm trong năm nay bằng Samsung, Sony hay HTC nhưng LG vẫn có tới hai "bom tấn" trong 2015. Nửa đầu là LG G4, mẫu smartphone có khả năng chụp ảnh tốt như máy ảnh thực thụ, thể hiện chất lượng cao, ống kính độ mở tới f/1.8 và chế độ chụp hình chuyên nghiệp.
Còn nửa cuối năm, LG tung ra V10 với màn hình 2K kích thước hơn, 5,7 inch, thiết kế bền hơn với nẹp viền kim loại, vỏ cao su. LG V10 còn gây chú ý khi có thiết kế 2 màn hình cùng nằm ở mặt trước. Ngoài màn hình chính 5,7 inch, một màn hình phụ 2,1 inch nằm ngay trên giúp hiển thị thông báo, chuyển đổi ứng dụng...
Sony Xperia Z5 và Xperia Z5 Premium
Cùng với Samsung, Sony là nhà sản xuất ra nhiều smartphone cao cấp nhất 2015. Nếu Xperia Z3 (hay Z4) là màn ra mắt vội vàng hồi giữa năm thì hai sản phẩm ra nửa cuối năm Xpreria Z5 và Z5 Premium được Sony đầu tư hơn.
Ở Xperia Z5, Sony làm mới lại phong cách thiết kế Omni Balanced bằng chất liệu kính mờ và cảm biến vân tay nằm ở viền. Camera được nâng lên 23 megapixel so với 20 megapixel của đời trước, tốc độ chụp nhanh hơn nhờ công nghệ lấy nét lai. Lỗi quá nóng ở chip Snapdragon 810 như Xperia Z3 hay One M9 được Sony khắc phục trên Z5.
Trong khi đó, Xperia Z5 Premium là phiên bản cao cấp hơn của Xperia Z5. Giữ cấu hình, camera y nguyên, nhưng màn hình được tăng lên 5,5 inch và đi kèm độ phân giải lên tới 4K. Đây là smartphone có màn hình độ phân giải cao nhất, sắc nét nhất trên thị trường hiện giờ. Tuy nhiên, sự khác biệt so với màn hình 2K hay Full HD khó thể nhận biết bằng mắt.
iPhone 6s và iPhone 6s Plus
iPhone 6s và 6s Plus mang kiểu dáng giống hệt với iPhone 6 và 6 Plus năm ngoái. Thậm chí, còn dày và nặng hơn. Nhưng bù lại, nhiều khác biệt về cấu hình và tính năng được Apple tạo ra.
Ngoài vi xử lý mới, 6s và 6s Plus đều được nâng lên 2GB RAM, camera chính tăng lên 12 megapixel còn camera phụ 5 megapixel. Một tính năng quan trọng hứa hẹn có thể tạo ra trào lưu cho smartphone năm 2016, nhưng đã xuất hiện trên iPhone 6s và 6s Plus là 3D Touch, cho phép màn hình cảm ứng có khả năng nhận diện lực nhấn mạnh hay nhẹ.
Samsung Galaxy Note 5 và Galaxy S6 edge
Sau Galaxy S6 và S6 edge, tới nửa cuối năm nay, hãng Hàn Quốc lại tung ra thêm hai smartphone cao cấp nữa Galaxy S6 edge và Galaxy Note 5. Cả hai có chung cấu hình, với màn hình QuadHD lên tới 5,7 inch. Đây cũng là smartphone Galaxy đầu tiên có RAM 4GB.
Trong đó, S6 edge là phiên bản phóng to từ S6 edge với màn hình lớn hơn, tăng từ 5,1 inch lên 5,7 inch. Còn Note 5 với màn hình cùng kích thước và độ phân giải nhưng phẳng, chỉ có mặt lưng kính được làm cong như kiểu mặt trước của S6 edge . Máy có thêm bút cảm ứng S-Pen với nhiều tiện ích mở rộng, bên cạnh khả năng viết và vẽ.
BlackBerry Priv
Kiểu dáng vuông vắn, nam tính hơn Galaxy S6 edge và S6 edge , nhưng BlackBerry cũng sở hữu một màn hình cảm ứng cỡ lớn với độ phân giải 2K và cong tràn về hai mép viền. Khác biệt ở Priv là có bàn phím QWERTY nằm ẩn ở bên dưới, xuất hiện khi đẩy màn hình trượt lên. Với bàn phím cứng 4 hàng tạo cảm giác dễ nhập liệu, bấm êm và hỗ trợ phím tắt, cảm ứng như Passport, Priv hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống đặc trưng của BlackBerry trong thiết kế.
Đây cũng là chiếc BlackBerry đầu tiên chạy Android.
Microsoft Lumia 950 và 950XL
Sau một năm rưỡi không ra bất kỳ một model cao cấp nào, Microsoft mới tung ra bộ đôi Lumia 950 và 950XL. Cả hai là một trong những smartphone đầu tiên được cài đặt hệ điều hành Windows Phone 10.
Nếu so với các Lumia đời trước, 950 và 950XL có cấu hình mạnh hơn nhiều. Cả hai đều dùng chip Snapdragon 810 của Qualcomm với RAM 3GB, màn hình QuadHD với kích thước lần lượt 5,2 và 5,7 inch, tích hợp cổng USB Type-C và pin dung lượng lớn, trên 3.000 mAh.
Microsoft cũng đề cao tính năng camera trên hai mẫu Windows Phone 10 với công nghệ PureView, cảm biến 20 megapixel hỗ trợ quay video 4K và ống kính chống rung. Tuy nhiên, thiết kế của Lumia 950 và Lumia 950XL lại dùng vỏ nhựa như một số mẫu Lumia tầm trung và giá rẻ.
Bkav Phone
Trong khi hầu hết thương hiệu Việt đều chỉ làm smartphone tầm trung và giá rẻ thì Bkav lại nhắm đến phân khúc smartphone cao cấp ngay khi gia nhập làng sản xuất điện thoại. Ngoài cấu hình mạnh với chip Snapdragon 801, RAM 3GB và màn hình Full HD chất lượng tốt, Bphone còn có hệ điều hành Android đã được tuỳ biến, thêm nhiều tiện ích mang tên BOS.
Dù vậy, nếu so với các siêu phẩm khác, mẫu smartphone đầu tay của Bkav gặp không ít lỗi vặt, camera cần nhiều lần cập nhật để có chất lượng ổn định. Bên cạnh đó, giá bán của sản phẩm cao hơn các smartphone cao cấp cùng cấu hình tới từ HTC, Samsung hay Sony, LG...
Tuấn Anh
Theo VNE
HTC 10 được đánh giá là smartphone chụp ảnh tốt nhất Với số điểm tổng 88 , HTC 10 chia sẻ ngôi vị smartphone chụp ảnh đẹp nhất cùng với di động của Samsung do DxoMark đánh giá. HTC 10 gây bất ngờ khi được smartphone chụp ảnh hàng đầu hiện nay. Chỉ ít giờ sau khi ra mắt chính thức, trang web uy tín chuyên đánh giá máy ảnh là DxoMark đã công...