Dịch vụ y tế cao cấp của Nhật Bản thu hút du khách Trung Quốc
Nhật Bản là quốc gia có lĩnh vực y tế và thẩm mỹ công nghệ cao phát triển hàng đầu thế giới.
Lĩnh vực này đã thu hút đông đảo du khách tại nhiều quốc gia đến khám chữa bệnh, làm đẹp trong hành trình du lịch.
Một nữ diễn viên Trung Quốc giấu tên cho biết cô đến Nhật Bản sáu lần mỗi năm không phải vì mục đích du lịch hay mua sắm mà để tận hưởng dịch vụ y tế và chăm sóc sắc đẹp tiên tiến nổi tiếng của nước này.
Nữ diễn viên 36 tuổi từ lâu đã ngưỡng mộ các thủ thuật y tế thẩm mỹ của Nhật Bản, bao gồm các phương pháp điều trị như Botox để làm mờ nếp nhăn và các quy trình cải tiến sử dụng tiêm tế bào gốc để có được vẻ ngoài trẻ trung.
Cô chia sẻ rằng công nghệ và chất lượng dịch vụ tại các phòng khám Nhật Bản rất đặc biệt và thấy rất ấn tượng với trình độ cũng như cam kết của các bác sĩ.
Cô đã chi khoảng 13.800 USD cho các liệu pháp làm đẹp trong mỗi lần đến Nhật Bản. Trong thời gian đó, cô cũng thăm các danh lam thắng cảnh và thưởng thức ẩm thực Nhật Bản.
Nữ diễn viên này nằm trong số ngày càng nhiều du khách Trung Quốc giàu có đến Nhật Bản chủ yếu để khám bệnh thay vì mua sắm.
Các chuyên gia ngành du lịch cho biết xu hướng hiện nay phản ánh ý thức về chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng ở Trung Quốc sau đại dịch.
Các phòng khám và các công ty y tế ở Nhật Bản đang cố gắng nắm bắt nhu cầu ngày càng mở rộng.
Video đang HOT
Phòng khám Kenkoin, tọa lạc tại khu mua sắm Ginza cao cấp của Tokyo, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân hóa và có một số hệ thống chẩn đoán hình ảnh tốt nhất ở Nhật Bản.
Trước đại dịch, phòng khám này đã tiếp đón nhiều bệnh nhân Trung Quốc hàng tháng, bao gồm cả những người đến khám sức khỏe, truyền dịch và thực phẩm bổ sung. Con số này đã giảm trong thời kỳ đại dịch nhưng đang tăng dần trở lại.
Ông Hidetaka Mori, Giám đốc điều hành của Kenkoin Clinic cho biết: “Phần lớn bệnh nhân nước ngoài của chúng tôi là người Trung Quốc”, đồng thời cho biết thêm rằng hơn một nửa doanh thu của phòng khám đến từ khách hàng Trung Quốc.
Ông Mori nói thêm: “Với các nhân viên được chỉ định cho từng người, chúng tôi đảm bảo dịch vụ nhanh chóng và riêng tư tối đa từ khi nhận phòng cho đến khi khởi hành, vì bệnh nhân muốn tránh gặp phải những người khác”.
Động thái này được sự ủng hộ của chính phủ Nhật Bản, vốn đang tìm cách khôi phục nền kinh tế địa phương bằng việc mở rộng du lịch nội địa trong bối cảnh dân số lớn tuổi chiếm phần lớn.
Trong nỗ lực thúc đẩy du lịch y tế, nước này đã đưa ra thị thực y tế vào năm 2011, cho phép du khách nước ngoài ở lại để chăm sóc sức khỏe lên đến một năm.
Các chuyên gia trong ngành cho biết số lượng thị thực kiểu này đã tăng từ 70 lên 1.804 hàng năm trong 11 năm cho đến năm 2022, nhưng con số thực tế về số người đến để chăm sóc y tế có thể cao hơn nhiều vì nhiều người đến bằng thị thực du lịch hoặc công tác.
Chính phủ Nhật Bản ước tính năm 2020 có hơn 10.000 du khách từ Trung Quốc đến khám sức khỏe toàn diện, chi trung bình khoảng 1,5 triệu yen. Một nhóm nhỏ hơn khoảng 1.000 người đã trả khoảng 4 đến 5 triệu yen để được điều trị ung thư. Cả hai số liệu chi tiêu đều bao gồm chi phí đi lại.
Ông Tsuyoshi Kondo, Chủ tịch của Friendly Japan (một công ty tư vấn chuyên xúc tiến du lịch Trung Quốc tới Nhật Bản) cho biết: “Nhật Bản nổi tiếng về sàng lọc ung thư, trong khi sự gần gũi, sạch sẽ, an toàn cũng như niềm tin rằng có nhiều bác sĩ lành nghề đang thu hút người Trung Quốc”.
Ngoài các bệnh viện và phòng khám truyền thống, một loạt công ty ngoài lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã thâm nhập vào thị trường này nhằm thu hút nhiều khách du lịch Trung Quốc hơn.
Chi nhánh tại Nhật Bản của tập đoàn công nghệ Trung Quốc Alibaba đã ra mắt dịch vụ mới trên nền tảng Tmall Global, một trang thương mại điện tử xuyên biên giới, vào tháng 9/2023.
Dịch vụ này cho phép các công ty y tế và phòng khám Nhật Bản thiết lập các cửa hàng ảo để khách du lịch Trung Quốc có thể thuận tiện đặt dịch vụ y tế trực tuyến trước khi đến Nhật Bản.
Hirotsu Bio Science Inc. có trụ sở tại Tokyo là một trong những công ty nhìn thấy cơ hội kinh doanh khi sử dụng nền tảng này.
Công ty khởi nghiệp này đã mở một cửa hàng trên trang web thương mại điện tử, quảng cáo hệ thống kiểm tra khối u N-Nose, một công nghệ xét nghiệm mới để phát hiện các dấu hiệu của nhiều loại bệnh ung thư từ mẫu nước tiểu.
Trong dịch vụ có chi phí 153 USD này, người tiêu dùng có thể mua bộ dụng cụ xét nghiệm qua Tmall Global và nhận trước khi đến Nhật Bản. Sau khi lấy mẫu nước tiểu khi đến nước này và gửi đến một trong khoảng chục hiệu thuốc được chỉ định ở Tokyo, họ có thể nhận được kết quả sau khi trở về nhà.
Toshiki Mano, Giáo sư tại Đại học Tama, cho biết ngoài Trung Quốc, còn có nhiều bệnh nhân tiềm năng ở các nước châu Á mới nổi như Việt Nam có khả năng quan tâm đến các dịch vụ y tế ở Nhật Bản.
Ông Mano nói: “Thị trường du lịch y tế có thể sẽ mở rộng đáng kể vì phạm vi dịch vụ đã mở rộng từ điều trị đến phẫu thuật thẩm mỹ, khám sức khỏe và y học tái tạo”.
Tuy nhiên, Nhật Bản phải đối mặt với những thách thức trong việc mở rộng hơn nữa lĩnh vực này, bao gồm xác thực thông tin khách hàng tại nước ngoài và năng lực hạn chế của các bệnh viện trong việc tiếp nhận du khách nước ngoài. Ngoài ra, nhiều bệnh viện tại Nhật Bản cũng chưa phát triển dịch vụ dịch thuật tại chỗ cho du khách.
Ông Mano cho biết, hình thức thanh toán cũng cần phải được xem xét lại, vì du khách nước ngoài do không nằm trong hệ thống bảo hiểm y tế công cộng của Nhật Bản nên phải trả mức phí cao hơn nhiều so với người dân Nhật Bản, không chỉ về phí y tế mà còn về thuốc men.
Ông nói: “Mặc dù có thể hiểu được khi phí y tế đối với du khách nước ngoài cao gấp đôi so với người Nhật Bản vì các dịch vụ bổ sung như phiên dịch, nhưng vấn đề là giá thuốc cao gấp hai đến ba lần”.
Tuy nhiên, dịch vụ du lịch y tế ở Nhật Bản vẫn có cơ hội phát triển hơn nữa khi tăng trưởng của ngành này rất mạnh mẽ và đa dạng, phạm vi có thể mở rộng sang các lĩnh vực mới như chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Nhật Bản phản pháo 'đòn' thị thực của Trung Quốc
Ngày 10/1, Tokyo đã có phản ứng đầu tiên sau khi Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực mới cho du khách Nhật Bản.
Du khách Trung Quốc làm thủ tục kiểm tra giấy xét nghiệm Covid-19 tại sân bay Narita, Nhật Bản hôm 8/1. (Nguồn: Kyodo)
Phát biểu với báo giới tại Argentina trong khuôn khổ chuyến công du châu Mỹ, thông qua các kênh ngoại giao, Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa bày tỏ quan điểm phản đối quyết định của Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho du khách Nhật Bản, cho rằng quyết định này là "vô cùng đáng tiếc".
Liên quan các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt hơn từ phía Nhật Bản, Ngoại trưởng Hayashi nhấn mạnh, "các biện pháp này được áp dụng để ít gây cản trở nhất tới hoạt động đi lại của người dân trên toàn cầu".
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nhật Bản đồng thời tuyên bố "sẽ theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc cũng như cách nước này công khai thông tin, từ đó có hành động phù hợp".
Trong khi đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Matsuno Hirokazu cho biết, nước này đã gửi công hàm phản đối tới Trung Quốc liên quan quyết định ngừng cấp thị thực cho công dân Nhật Bản, đồng thời đề nghị Bắc Kinh hủy bỏ quyết định này.
Trước đó, cùng ngày, hãng Kyodo dẫn nhiều nguồn tin về du lịch cho biết, Bắc Kinh đã chỉ thị ngừng cấp thị thực mới ở Nhật Bản để đi tới Trung Quốc.
Động thái này diễn ra ngay sau khi Tokyo siết chặt các quy định liên quan du khách đến từ Trung Quốc, theo đó yêu cầu tất cả những người nhập cảnh trực tiếp từ nước láng giềng này phải có xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ sau khi khởi hành, cũng như xét nghiệm âm tính khi đến Nhật Bản.
Trung Quốc cũng đã ra thông báo ngừng cấp thị thực ngắn hạn cho du khách đến từ Hàn Quốc.
Thế giới tuần qua: Cuộc họp ba bên giữa LHQ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine; nguy cơ COVID-19 tái bùng phát Cuộc họp ba bên giữa LHQ, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ về giải pháp chấm dứt xung đột và nguy cơ COVID-19 tái bùng phát khi số ca tăng kỷ lục tại nhiều nước là những vấn đề nổi cộm trong tuần qua. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và Tổng thư ký Liên hợp...