Dịch vụ Wi-Fi Offload công cộng hoạt động như thế nào?
Khi đăng ký sử dụng dịch vụ Wi-Fi Offload (hay Wi-Fi công cộng), điện thoại của người dùng sẽ tự động kết nối đến hệ thống Wi-Fi của nhà mạng tại những khu vực được phủ sóng.
Bắt đầu từ hôm nay (1/1/2021), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ( VNPT) chính thức ra mắt dịch vụ VNPT Wi-Fi Offload. Đây được xem là bước tiến mới nhất trong việc xây dựng hệ thống Wi-Fi công cộng trên khắp cả nước.
Tại các quốc gia đang phát triển, hệ thống Wi-Fi công cộng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng các đô thị thông minh (SmartCity). Tại Việt Nam, dịch vụ VNPT Wifi Offload chính thức hoạt động hứa hẹn không chỉ mang đến nhiều tiện ích truy cập Internet cho người dân, mà còn trở thành nhân tố thiết yếu cho quá trình chuyển đổi số của đất nước.
Wi-Fi Offload là gì?
Wi-Fi Offload được định nghĩa là dịch vụ Wi-Fi công cộng tốc độ cao. Hệ thống này giúp thuê bao di động truy cập Wi-Fi của nhà mạng tại các địa điểm công cộng, nhằm giảm tải cho dữ liệu di động 3G/4G.
Theo đó, khi đăng ký dịch vụ này, điện thoại của người dùng sẽ tự động kết nối đến hệ thống Wi-Fi của VNPT tại những khu vực được phủ sóng.
Việc kết nối Wi-Fi Offload giúp người dùng được truy cập mạng tốc độ cao, dù trong điều kiện không gian công cộng, đông người hoạt động. Đồng thời, người dùng sẽ tiết kiệm được dung lượng data 3G/4G cũng như pin của điện thoại.
Như vậy về cơ bản, Wi-Fi Offload sẽ có phương thức hoạt động và kết nối giống như bất kỳ một mạng Wi-Fi nội bộ nào. Tuy nhiên, thay vì phải “đi tới đâu cũng hỏi pass Wi-Fi”, người dùng giờ đây sẽ luôn tự động được kết nối Internet mỗi khi di chuyển tới điểm được phủ sóng.
Video đang HOT
Cách truy cập Wi-Fi Offload thế nào?
Để sử dụng VNPT Wi-Fi Offload, bạn trước hết phải là thuê bao di động trả trước hoặc trả sau của VinaPhone. Trong lần đầu tiên sử dụng dịch vụ, người dùng cần thiết lập cài đặt trên điện thoại của mình.
Với hệ điều hành Android: Bạn truy cập vào mục “Cài đặt Wifi” trên điện thoại và kết nối Wifi có tên “@VNPT Wifi”. Sau đó, chọn xác thực “SIM” nếu đang sử dụng SIM 3G hoặc “AKA” nếu đang sử dụng SIM 4G.
Đối với hệ điều hành IOS: B ạn truy cập trang web: http://captive.vnpt.com.vn để tải Profile cài đặt và chọn “Download 3G” hoặc “Download 4G” tùy thuộc vào loại SIM đang sử dụng. Khi màn hình hiển thị thông báo, bạn chọn “Allow” (“Đồng ý”) để xác nhận việc cài đặt. Tiếp theo, khách hàng vào mục “General” (“Cài đặt chung”), chọn “Profile” (“Cấu hình”), ấn “Install” (“Cài đặt”) và thực hiện các bước còn lại theo hướng dẫn trên màn hình.
Từ những lần truy cập tiếp theo, khách hàng sẽ được kết nối tự động đến hệ thống VNPT Wifi Offload mà không cần thao tác gì thêm.
Dịch vụ VNPT Wifi Offload sẽ miễn phí trong 6 tháng đối với thuê bao VinaPhone, từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 30/06/2021.
Xử lý nghiêm hành vi ngăn cấm thuê bao chuyển mạng giữ số
Tuy đã vượt mục tiêu đặt ra về tỷ lệ chuyển mạng giữ số, vẫn còn gần 4,5% thuê bao bị từ chối sai khi thực hiện dịch vụ này.
Các thuê bao mạng di động tại Việt Nam chính thức được chuyển mạng, giữ nguyên số (gọi tắt là dịch vụ MNP) từ tháng 11/2018. Sau hơn 2 năm, theo số liệu của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin & Truyền thông, đã có gần 2 triệu thuê bao thực hiện thành công.
Chỉ khoảng 2% thuê bao yêu cầu chuyển mạng giữ số
Cụ thể, theo số liệu được công bố tới ngày 7/12, đã có tổng cộng 1.957.040 thuê bao chuyển mạng giữ số thành công. Số lượng thuê bao đăng ký MNP là 2.777.582.
Chính sách chuyển mạng giữ số gần như không gây ảnh hưởng tới số lượng thuê bao của các nhà mạng lớn.
Nếu bỏ qua các thuê bao không đủ điều kiện (không hoạt động 2 chiều, đăng ký sai thông tin, nợ cước...), tỷ lệ thành công đạt 92,9%, cao hơn mục tiêu đặt ra là 90%, theo Báo cáo tổng kết năm 2020 của Cục Viễn thông.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thuê bao bị từ chối MNP sai. Từ tháng 6/2019 - 12/2020, có 4,49% lượng thuê bao bị từ chối sai.
Cũng theo số liệu từ Cục Viễn thông, hết tháng 11 cả nước có 130,77 triệu thuê bao. Như vậy, có thể thấy chỉ khoảng 2% số thuê bao có nhu cầu chuyển mạng giữ số, và tỷ lệ MNP thành công là 1,4%.
Viettel là nhà mạng nhận được nhiều yêu cầu chuyển mạng nhất, cả ở chiều đi lẫn đến. Đáng chú ý là cả 3 nhà mạng lớn (Viettel, Vinaphone và MobiFone) đều "lãi" về số lượng thuê bao chuyển đến.
Trong khi đó, nhà mạng Vietnamobile có tỷ lệ thuê bao đăng ký chuyển đi (409.734) cao hơn hẳn so với chuyển đến (25.047), tính đến ngày 20/12.
Cần tạo điều kiện thuận lợi để người dùng chuyển mạng
Tại Hội nghị sơ kết 2 năm triển khai dịch vụ MNP, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho rằng các nhà mạng cần xử lý tạo điều kiện cho khách hàng chuyển mạng, giữ số.
"Nhà mạng cũng cần xem xét giảm điều kiện chuyển mạng để tạo thuận lợi hơn nữa cho người dùng, và xử lý nghiêm hành vi ngăn cấm thuê bao chuyển mạng", Thứ trưởng Phan Tâm cho biết.
Ngoài ra, Thứ trưởng Phan Tâm giao Cục Viễn thông tiếp tục đảm bảo trung tâm chuyển mạng vận hành trơn tru, không bị gián đoạn, củng cố phương án dự phòng cho các tình huống bất khả kháng và làm việc để các nhà mạng khác tham gia thêm vào dịch vụ MNP.
Đối với các doanh nghiệp, nhà mạng cần chuyển đổi số để tự động hóa 100% quy trình chuyển mạng, cho phép thuê bao chuyển mạng giữ số online và giảm thời gian chuyển mạng xuống chỉ còn 1 ngày.
Đại diện của Bộ TT&TT cho biết sẽ xử lý nghiêm hành vi ngăn người dùng chuyển mạng giữ số.
Dịch vụ chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ số thuê bao (MNP) cho phép một thuê bao di động của một nhà mạng cung cấp dịch vụ thông di động mặt đất này trở thành thuê bao di động của một nhà mạng cung cấp dịch vụ thông di động mặt đất của nhà mạng khác và giữ nguyên số thuê bao.
Năm 2018, trong họp báo về chính sách chuyển mạng giữ nguyên số, đại diện Bộ TT&TT cho rằng Bộ đã tính đến yếu tố tác động thị trường khi cho phép thực hiện chính sách này.
Theo kinh nghiệm quốc tế, khi chính sách này được áp dụng tại mỗi quốc gia cũng có đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, thông thường trong những ngày đầu chuyển mạng sẽ có dao động rất lớn, sau sẽ bình ổn lại. Tỷ lệ thuê bao chuyển mạng trên thế giới khoảng dưới 5%.
100% người dùng di động Việt Nam sẽ sử dụng smartphone từ năm 2025 Theo ước tính, Việt Nam hiện đã có trên 90% thuê bao di động sử dụng sóng 3G và 4G. Theo lộ trình mà Bộ Thông tin và Truyền thông đề ra, kể từ năm 2025, 100% khách hàng của các nhà mạng tại Việt Nam sẽ được phổ cập điện thoại di động thông minh và sử dụng thiết bị đầu cuối...