Dịch vụ truyền hình OTT: Nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt trên sân nhà
Nhu cầu sử dụng nội dung số của người dùng Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, và sự xuất hiện ngày càng nhiều ứng dụng truyền hình trả tiền OTT nước ngoài là thách thức và cơ hội chuyển mình của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung trong nước.
Nhu cầu truyền hình OTT tăng trưởng mạnh mẽ
Theo đánh giá của Statisca vào tháng 7/2019, Việt Nam hiện tập hợp đầy đủ tất cả các yếu tố khiến dịch vụ OTT phát triển rực rỡ. Trong năm 2018, có hơn 54% dân số thường xuyên truy cập Internet, con số này được dự đoán sẽ tăng 38% vào năm 2023, người dân dành 6-7 giờ mỗi ngày để sử dụng các dịch vụ Internet. Doanh thu cho nhóm VoD ( Video on Demand) năm 2018 là 75 triệu USD, và được dự đoán tăng lên 119 triệu USD vào năm 2023, tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm. Ở nhóm SVoD (Subsription Video on Demand) – nhóm nhu cầu lớn nhất, được dự đoán tăng trưởng lên 113% vào năm 2023. Con số này cho thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Theo số liệu từ Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), ở Việt Nam hiện có 297 kênh truyền hình trong nước, 70 kênh truyền hình nước ngoài được cung cấp dưới dạng dịch vụ truyền hình trả tiền. Ban đầu, hầu hết những người sử dụng dịch vụ truyền hình OTT xem video qua các màn hình nhỏ như điện thoại, máy tính bảng, tuy nhiên ngày nay đã có nhiều người (khoảng 17%) sử dụng TV gia đình để truy cập vào các nội dung OTT. Đây là cơ hội cho những nhà cung cấp nội dung số nước ngoài như Netflix, Amazon Prime video hay HBO…bước vào thị trường Việt Nam, nhưng cũng là thách thức cho các nhà cung cấp Việt về việc cần phải làm mới mình để cạnh tranh ngay tại thị trường trong nước.
Hiện nay Bộ TT&TT đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 theo hướng hội nhập quốc tế, trong đó tạo điều kiện để cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới được kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Điều này càng khẳng định cho việc Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng và cạnh tranh cao trong việc khai thác dịch vụ giải trí trực tuyến.
Doanh nghiệp nội dung số tại Việt Nam cần làm gì?
Ngoài yếu tố nội dung làm chủ đạo – “Content is King”, những yếu tố liên quan đến trải nghiệm khách hàng như tốc độ, chất lượng xem video…ảnh hưởng lớn đến mức độ quan tâm, trung thành của người dùng với các nội dung số. Có đến 75% người xem sẽ rời dịch vụ nếu gặp phải các vấn đề lặp đi lặp lại và chất lượng nội dung tốt sẽ làm gia tăng sự trung thành của người dùng thêm 10%.
Theo nghiên cứu của Akamai – Nhà cung cấp dịch vụ mạng phân phối nội dung (CDN) hàng đầu thế giới, đối với các nhà cung cấp nội dung, các yếu tố cơ bản về kỹ thuật có thể giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng bao gồm: khả năng mở rộng hệ thống và phạm vi truyền tải để đáp ứng số lượng người xem tăng đột biến, khả năng truyền tải nội dung tới nhiều loại thiết bị (điện thoại, desktop…), trên nhiều nền tảng khác nhau (Adroid, IOS, Windows…), và yếu tố đảm bảo bản quyền nội dung để đảm bảo doanh thu và khẳng định thương hiệu cho nhà cung cấp dịch vụ.
Ông Jef Hu – Giám đốc Kỹ thuật giải pháp truyền thông khu vực Asean, AU – NZ, Akamai chia sẻ tại sự kiện do Viettel IDC và Akamai tổ chức vào cuối tháng 8 vừa qua
Video đang HOT
Để khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ OTT một cách hoàn hảo, đồng thời tối ưu lợi nhuận, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông giải trí cần phải triển khai giải pháp giúp giải quyết các vấn đề về độ trễ, băng thông, tăng tốc khả năng kết nối và an toàn dữ liệu, đảm bảo cung cấp dịch vụ không gián đoạn.
Với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp nội dung số, Viettel IDC và Akamai đã hợp tác cung cấp các giải pháp về tăng tốc kết nối dữ liệu (Media, Web Performance) và chống tấn công mạng (Cloud Security). Mục tiêu của sự hợp tác này là mang những dịch vụ hàng đầu thế giới về Việt Nam, giúp các doanh nghiệp ứng dụng những công nghệ tiên tiến, bắt nhịp kịp thời với nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của danh nghiệp Việt Nam trước dòng chảy mạnh mẽ của các ứng dụng nội dung nước ngoài.
Ông Hoàng Văn Ngọc – Giám đốc Viettel IDC cho biết: Việt Nam là một thị trường rất hấp dẫn với lĩnh vực truyền thông giải trí, với tỷ lệ sở hữu các thiết bị thông minh, mức độ tiêu thụ và thói quen sử dụng các ứng dụng trực tuyến cao. Để cạnh tranh tốt và phát triển trong viễn cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài tiến vào thị trường Việt, các doanh nghiệp Việt Nam cần hành động nhiều hơn. Người Việt sẽ chỉ dùng dịch vụ Việt khi dịch vụ đó được đảm bảo về mặt chất lượng và nội dung đa dạng. Viettel IDC lựa chọn Akamai là đối tác chiến lược, với mong muốn cùng nhau mang tới cho khách hàng tại Việt Nam những giải pháp, dịch vụ tốt nhất với cam kết SLA uptime 100%. Với uy tín của những nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu, chúng tôi sẽ đồng hành cùng khách hàng, giúp họ tối ưu chính dịch vụ của mình, mang đến cho người dùng Việt những trải nghiệm tốt nhất.”
Ông Hoàng Văn Ngọc – Giám đốc Viettel IDC
Theo GenK
Gói truyền hình nào đáng mua nhất hiện nay?
Ngày nay, truyền hình trả tiền là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người tiêu dùng Việt Nam... Việc lựa chọn một dịch vụ truyền hình trả tiền chất lượng cao giờ đây trở thành một nhu cầu cơ bản của mỗi gia đình.
Dưới đây là 5 lý do để K đã vươn lên dẫn đầu trở thành gói truyền hình đáng mua nhất hiện nay.
1. Nhiều lựa chọn, xem truyền hình mọi lúc, mọi nơi
Sự đa dạng về nền tảng phát sóng chính là ưu điểm đầu tiên của K . Hiện nay K có 4 lựa chọn cho khách hàng: (1) truyền hình số vệ tinh (DTH), (2) truyền hình trên internet (OTT) sử dụng thiết bị K TV BOX, (3) truyền hình trên internet xem trực tiếp trên thiết bị di động và (4) xem gói 4 kênh K trên các hạ tầng khác sẵn có (VTVCab, SCTV, HTVC, Viettel, MyTV, FPT, FPT Play).
Mỗi lựa chọn đều có những ưu việt riêng. Truyền hình DTH (gói Premium ) phủ sóng rộng khắp, ngay cả những khu vực vùng sâu, hải đảo xa xôi cũng xem được. Truyền hình OTT (gói K TV BOX) thích hợp với chung cư cao tầng không có hướng lắp chảo thu sóng vệ tinh, cài đặt đơn giản, có thể mang theo rất cơ động. Truyền hình OTT (gói myK NOW) tiết kiệm chi phí thiết bị, có thể xem ngay trên điện thoại, máy tính cá nhân... Riêng truyền hình OTT còn có ưu điểm nữa là kho VOD cho phép khách hàng xem trực tiếp, xem lại nội dung yêu thích. Các thuê bao Premium và K TV Box đều được miễn phí 1 tài khoản myK để xem trên thiết bị di động.
Đầu thu DTH của K có kích thước nhỏ gọn, cho hình ảnh sắc nét nhất là những kênh HD
2. Nhiều nội dung chất, độc quyền
3 giải bóng "đắt" nhất hành tinh Ngoại hạng Anh, Champions League, Europa League được K độc quyền phát sóng chính là lợi thế không thể so sánh giữa K và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Được thừa hưởng lợi thế từ tập đoàn mẹ (Canal ), K còn có những chương trình thể thao đồng hành cùng đội ngũ bình luận viên chất lượng và công nghệ phân tích trận đấu hiện đại nhất (Piero) tạo nên sự khác biệt với nội dung thể thao trên các gói dịch vụ khác hiện nay.
Ngoài bóng đá, các môn thể thao khác cũng rất phong phú và đa dạng với gói bản quyền dài hạn. Đơn cử như gói bản quyền giải ATP World Tour series trong 5 mùa giải đến hết 2023. Không chỉ có nội dung thể thao, việc phát sóng những bộ phim điện ảnh Việt mới nhất cũng là một thế mạnh riêng của K . Nhờ đó, khán giả không cần ra rạp vẫn có thể thưởng thức những bộ phim điện ảnh Việt mới nhất ngay sau vài tháng công chiếu.
Ba mùa tới (2019 - 2022), giải Ngoại hạng Anh chỉ được phát sóng duy nhất trên các kênh K
3. Gói kênh đa dạng, chất lượng
Còn nhớ thời điểm cách đây không lâu, không ít thuê bao của các nhà cung cấp khác phản ứng vì nhà cung cấp bỏ những kênh truyền hình quốc tế yêu thích như HBO, Fox Movies, Discovery... Riêng thuê bao K vẫn được thưởng thức những kênh hay này. Gói kênh không ngừng nâng cấp cả về số lượng lẫn chất lượng đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của khán giả ở từng nhóm sở thích khác nhau. Hiện nay, K cung cấp đến gần 170 kênh, tăng gần gấp đôi so với thời điểm mới gia nhập thị trường.
4. Xem theo nhu cầu với kho VOD phong phú
Nắm bắt xu hướng xem truyền hình mới của khán giả, K còn có kho VOD xem phim hoặc chương trình thể thao được cập nhật thường xuyên. Tính năng này đặc biệt phù hợp với khán giả hiện đai, thích xem chủ động theo sở thích cá nhân. Kho phim VOD khá đa dạng về thể loại và nguồn gốc từ Âu Mỹ, Hàn Quốc, Việt Nam cho đến Thái Lan, Ấn Độ.... Nếu chẳng may bỏ lỡ một bộ phim yêu thích nào, khán giả có thể xem lại không cần chờ lịch phát sóng lại, hoặc có thể xem liền mạch cả bộ phim dài tập. Những bộ phim Việt chiếu rạp lâu nay vốn phải đợi rất lâu (có thể 1 đến 2 năm) để xem trên tivi thì nay được chọn lọc kĩ càng và phát sóng độc quyền trên K rất nhanh.
Kho phim VOD của K mang đến hàng nghìn bộ phim mới và được cập nhật thường xuyên
5. Giá ngày càng hợp lý
Ngoài nội dung tốt và chất lượng cao thì giá cả hợp lý cũng là lý do để K là lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Để bắt đầu một dịch vụ, chi phí ban đầu là băn khoăn lớn của mỗi khách hàng. Tuy nhiên, từ ngày 10/4/2019, khi K giảm giá thiết bị từ 1.300.000 đồng xuống còn 650.000 đồng thì nỗi lo lắng này đã không còn nữa. Việc tiếp cận dịch vụ truyền hình chất lượng cao của K trở nên hết sức dễ dàng ngay cả với những người có mức thu nhập thấp ở thành phố hay nông thôn.
Mức giá hợp lý với mọi đối tượng khách hàng
Kết luận
Với những lợi thế cạnh tranh này, trong đó có những lợi thế không thể so sánh (như bản quyền) K xứng đáng là gói dịch vụ truyền hình đáng mua nhất hiện nay.
Theo VN Review
AVG đổi tên thương hiệu truyền hình Trên website chính thức của dịch vụ truyền hình MobiTV xuất hiện dòng thông báo đổi tên thành VivaTV. Đây là lần thứ hai AVG đổi tên dịch vụ truyền hình trả tiền. Trên các kênh truyền hình thuộc hệ thống truyền hình trả tiền của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), người dùng có thể thấy logo MobiTV đã...