Dịch vụ truyền hình: Nên để khán giả quyết định tỷ lệ chương trình
Đại diện nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền cho rằng, số lượng kênh, tỷ lệ chương trình trong nước cần theo nhu cầu của thị trường, không nên áp đặt theo tỷ lệ cố định.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Để việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình phù hợp với điều kiện thực tế, đại diện nhiều doanh nghiệp, hiệp hội cho rằng cần có sự điều chỉnh về quy định về tỷ lệ nội dung trong nước, cách quản lý danh mục nội dung và bản quyền nội dung… trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
Những ý kiến trên được đưa ra tại Hội thảo lấy ý kiến doanh nghiệp về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2016/NĐ-CP (ngày 18/1/2016) của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình, diễn ra sáng 12/12 tại Hà Nội. Chương trình do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức.
Để thị trường quyết định
Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) bổ sung quy định về tỷ lệ kênh, nội dung trong nước trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Cụ thể, số lượng kênh chương trình nước ngoài khai thác trên hệ thống dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không vượt quá 30% tổng số kênh khai thác.
Ngoài ra, Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) yêu cầu tỷ lệ số lượng chương trình trong nước (trong tổng số chương trình cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền) không thấp hơn 30%.
Ông Lê Văn Khương (đại diện Viettel TV) cho rằng, quy định này là không hợp lý. “Quy định nhằm mục đích khuyến khích việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất nội dung chương trình phát thanh, truyền hình trong nước. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế thị trường nội dung số hiện nay ở Việt Nam, việc quy định như vậy sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho những đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền. Muốn thu hút người xem thì chúng tôi phải lắng nghe ý kiến của khán giả, ‘chiều’ theo thị hiếu khách hàng,” ông Lê Văn Khương bày tỏ.
Từ đó, đại diện Viettel TV cho rằng, tỷ lệ kênh, tỷ lệ số lượng chương trình cần để thị trường quyết định, không nên áp đặt theo tỷ lệ, con số cứng nhắc.
Video đang HOT
Ở góc độ, ông Nguyễn Văn Nhiêm – Chủ tịch Hiệp hội Phát hành và Phổ biến Phim Việt Nam cho hay, quy định về tỷ lệ nội dung trong nước cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền sẽ làm khó doanh nghiệp trong việc thực hiện tổng thể các quy định của pháp luật.
Theo ông Nhiêm, chiếu theo quy định nói trên, thời lượng phát sóng phim Việt Nam phải chiếm tối thiểu 30% tổng thời lượng phát sóng phim trên các dịch vụ truyền hình trả tiền. Trong khi đó, vấn đề cấp phép, thẩm định nội dung phim vốn không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
“Vậy nếu áp dụng quy định về tỷ lệ nội dung trong nước như Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) đặt ra thì đơn vị nào (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hay Bộ Thông tin và Truyền Thông) sẽ quản lý việc cấp phép, thẩm định nội dung những bộ phim này khi phát sóng? Doanh nghiệp có cần xin thêm các giấy phép ‘con’ khi thực hiện phát sóng những bộ phim này không?” đại diện Hiệp hội Phát hành và Phổ biến Phim Việt Nam đặt câu hỏi.
Trải nghiệm truyền hình tương tác của Viettel tại khu vực phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội). (Ảnh: T.H/Vietnam )
“Bài toán” đăng ký danh mục nội dung
Ngoài ra, những quy định về đăng ký danh mục nội dung chương trình, bản quyền các chương trình phát sóng trong Dự thảo Nghị định 06 (sửa đổi) cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp…
Ông Vũ Tú Thành, đại diện Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN tại Việt Nam và Hiệp hội Truyền hình đa kênh châu Á đặt vấn đề về tính khả thi của những quy định này.
“Thực tế, đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, danh mục nội dung có thể lên đến hàng nghìn bộ phim, chương trình với hàng triệu giờ phát sóng. Danh mục này cũng liên tục được cập nhật. Bởi vậy, yêu cầu cung cấp trước hồ sơ, danh mục nội dung chương trình dự kiến và toàn bộ văn bản thỏa thuận bản quyền của các nội dung này là yêu cầu không phù hợp với mô hình kinh doanh, dễ tạo ra sự chậm trễ,” ông Vũ Tú Thành nói.
Thay vào đó, ông Thành cho rằng, quy định trên nên được điều chỉnh bằng cách yêu cầu cập nhật theo thời gian cụ thể.
Có cùng quan điểm trên, đại diện Viettel TV nhận định, việc lập danh mục, hồ sơ chương trình cũng như cung cấp văn bản chứng minh bản quyền phát sóng cần được thực hiện linh hoạt theo đặc thù của dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
“Tôi cho rằng, cơ quan quản lý nên đồng ý cho doanh nghiệp lập biểu báo cáo theo tháng; tránh mất thời gian, nhân lực vào việc kiểm đếm, dò lại từng con số trong mỗi lần tổng kết, báo cáo hay các đợt thanh kiểm tra,” ông Lê Văn Khương cho hay.
Theo Báo Mới
Tiếp cận dịch vụ tài chính dễ dàng hơn với GoBear
Công ty công nghệ GoBear Việt Nam (GoBear Việt Nam) đã đạt 10 triệu lượt truy cập trên trang web sau hai năm hoạt động tại Việt Nam (7/12/2016 - 7/12/2018), từ mốc 1 triệu lượt truy cập cách đây một năm.
GoBear - nền tảng so sánh tài chính đến từ Singapore không ngừng phát triển để giúp những người dùng tiếp cận các sản phẩm tài chính cơ bản dễ dàng hơn. Công ty công nghệ GoBear đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2016 và đang phục vụ cho 1 triệu người dùng Việt Nam mỗi tháng.
Ông Bảo Nguyễn, Giám đốc Điều hành GoBear Việt Nam chia sẻ về kế hoạch nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho người dùng và những mục tiêu của công ty trong năm 2019.
- Theo ông, việc tiếp cận tài chính trọn vẹn mang ý nghĩa như thế nào đối với người dùng?
Tiếp cận tài chính trọn vẹn là mang đến cơ hội cho mọi người được sử dụng các dịch vụ tài chính hợp pháp, an toàn và phù hợp với nhu cầu, để họ có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình và gia đình dựa trên chính khả năng của bản thân. Việc tiếp cận tài chính trọn vẹn sẽ giúp người dân tích lũy tài sản hiệu quả hơn, đăng ký được các khoản vay cá nhân phù hợp, và được tham gia những dịch vụ bảo hiểm để bảo vệ bản thân và gia đình.
Ứng dụng Easy Apply sẽ được tích hợp trực tiếp vào trải nghiệm của người dùng GoBear Việt Nam
- Gần đây, GoBear đã công bố kế hoạch giới thiệu ứng dụng di động GoBear Easy Apply để hỗ trợ những người chưa có tài khoản ngân hàng tại Việt Nam. Ông có thể chia sẻ thêm về dự án này?
Có thể xem ứng dụng di động GoBear Easy Apply như một tính năng chấm điểm tín dụng dành riêng cho những người chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa từng giao dịch với ngân hàng. Ứng dụng sẽ phân tích dựa trên thói quen sử dụng điện thoại di động của người dùng để đưa ra điểm tín dụng mang tính dự báo có độ chính xác cao, giúp họ đăng ký sử dụng dịch vụ tài chính hợp pháp dễ dàng hơn. Đối với các tổ chức tài chính là đối tác của GoBear, họ có thể dựa trên tính năng này để mở rộng tập khách hàng mà vẫn kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả.
GoBear Easy Apply là một sáng kiến hướng đến việc tiếp cận tài chính trọn vẹn được GoBear thực hiện tại nhiều thị trường trong khu vực, phát triển dựa trên các thuật toán trí tuệ nhân tạo độc quyền cung cấp bởi đối tác CredoLab của chúng tôi. GoBear Easy Apply sẽ được tích hợp trực tiếp vào trải nghiệm người dùng của GoBear từ đầu năm 2019, khởi đầu với sản phẩm vay cá nhân và sau đó sẽ mở rộng sang thẻ tín dụng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác.
Ông Bảo Nguyễn, Giám đốc Điều hành GoBear Việt Nam
- GoBear vừa kỷ niệm tròn 2 năm hoạt động tại Việt Nam. Công ty đang phát triển như thế nào, và đã có kế hoạch gì cho năm 2019?
GoBear Việt Nam đã đạt 10 triệu lượt truy cập trên trang web www.gobear.com/vn sau 2 năm hoạt động. Về mặt phát triển kinh doanh, chúng tôi đang hợp tác với hơn 20 đối tác và đạt mức tăng trưởng doanh thu hơn 200% so với năm ngoái. Hiện tại, GoBear Việt Nam đang cung cấp 8 sản phẩm so sánh miễn phí cho người dùng, bao gồm Thẻ tín dụng, Vay tín chấp, Bảo hiểm du lịch, Tài khoản tiết kiệm, Tài khoản ngân hàng, Vay mua nhà, Vay mua xe, và Vay thế chấp tiêu dùng.
Việt Nam đang là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, và cũng là thị trường rất quan trọng của GoBear. Một tín hiệu rất tích cực là người dùng Việt Nam đã cảm thấy thân thuộc khi sử dụng GoBear. Trước mắt, chúng tôi sẽ tập trung vào việc tích hợp ứng dụng di động GoBear Easy Apply vào trải nghiệm của người dùng. Và chúng tôi cũng đang chuẩn bị bổ sung thêm một số sản phẩm so sánh mới trong năm 2019.
GoBear là trang web tìm kiếm tích hợp khách quan và chuyên biệt (metasearch engine) đầu tiên và cũng là duy nhất của châu Á về các sản phẩm bảo hiểm và tài chính. Hệ thống được xây dựng trên nền tảng đơn giản nhằm giúp người dùng tự do, dễ dàng đưa ra các quyết định tài chính liên quan đến bảo hiểm, thẻ tín dụng, các khoản vay. GoBear hoạt động với định hướng vì người dùng, cung cấp cho người dùng một công cụ so sánh tự do, minh bạch dựa trên nhu cầu tài chính của cá nhân.
Theo Báo Mới
Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số: Mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (MNP) là dịch vụ cho phép các thuê bao di động chuyển đổi sang nhà mạng cung cấp dịch vụ mới mà vẫn giữ được số thuê bao của mình. Chuyển mạng giữ nguyên số, người dùng hưởng nhiều lợi ích. Ngoài ra, các doanh nghiệp thống nhất quy định thời gian giữa 2 lần chuyển...