Dịch vụ tảo mộ online bùng nổ vào Tiết Thanh Minh ở Trung Quốc
Trong bối cảnh lo ngại về sự lây lan của coronavirus, các dịch vụ hỗ trợ tảo mộ và thờ cúng trực tuyến đã tăng trưởng rất mạnh.
Tại nghĩa trang công cộng Jiugongshan tại Bắc Kinh, các nhân viên tại đây âm thầm thực hiện các nghi thức tảo mộ ông bà thay cho gia đình của anh Liu, 25 tuổi. Họ dọn dẹp bia mộ, đặt hoa và trái cây.
Còn tại ngôi nhà của gia đình này, mẹ của Liu, cũng cúi chào ba lần trước một chiếc iPhone, thứ được bao quanh bởi trái cây và nhang, đang truyền trực tiếp các thủ tục tảo mộ.
“Mẹ và bố, xin lỗi, chúng con không thể đến thăm hai người trong năm nay do coronavirus”, bà nói. “Xin bảo trọng.”
Một nhân viên nghĩa trang trong bộ đồ bảo hộ làm lễ dâng hoa tại một ngôi mộ trong nghĩa trang Babaoshan ở Bắc Kinh.
Trong nền văn hóa Nho giáo của quốc gia này, nơi lòng hiếu thảo là trung tâm, hàng triệu người dân Trung Quốc theo truyền thống sẽ đổ về các nghĩa trang trong Tiết Thanh Minh để tỏ lòng thành kính với tổ tiên của họ, bằng cách dọn dẹp lăng mộ, đốt tiền giấy…
Năm ngoái tại Thượng Hải và Nam Kinh, hai thành phố lớn nhất ở phía đông nam Trung Quốc, lần lượt có hơn 2 triệu và 5,7 triệu người đã thực hiện các hoạt động tảo mộ trong dịp lễ Thanh Minh.
Tuy nhiên, năm nay, các chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang hạn chế nghiêm ngặt việc tiếp cận các nghĩa trang trong bối cảnh lo ngại về sự lây lan của coronavirus, kêu gọi công chúng thực hiện các nghi thức trực tuyến hoặc thử dịch vụ tảo mộ ảo thay thế. Tiết Thanh Minh ở Trung Quốc sẽ diễn ra trong hai tuần, trước và sau ngày lễ chính hôm nay 4/4.
Điều này đã làm cho việc tảo mộ – một trong những tập tục có truyền thống cổ xưa nhất của Trung Quốc – đã nhận được sự thúc đẩy của kỹ thuật số, trong bối cảnh phong tỏa và hạn chế di chuyển tụ tập đông người do sự bùng phát của coronavirus.
Nhân viên mặc trang phục bảo hộ và đeo mặt nạ đang dọn dẹp mộ thay cho các gia đình tại Nghĩa trang Babaoshan ở Bắc Kinh.
Dịch vụ tảo mộ online, trên thực tế đã tồn tại trước đại dịch, đặc biệt với khách hàng là những người sống ở nước ngoài. Nhưng những hạn chế và lo ngại mới về sự lây lan của coronavirus đã khiến ngay cả những người sống ở cùng thành phố với ngôi mộ tổ tiên cũng có lý do để quan sát lễ hội truyền thống này trực tuyến.
Video đang HOT
Khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ hạn chế các chuyến viếng thăm nghĩa trang để ngăn chặn người dân tụ tập vào tuần trước, Liu đã quyết định đăng ký dịch vụ này, vì lo lắng cha mẹ đã 50 tuổi của mình có thể bị nhiễm bệnh. Anh đặt dịch vụ tảo mộ online với giá 480 nhân dân tệ (68 USD).
“Tôi không muốn bố mẹ đến thăm tại chỗ. Điều đó quá rủi ro”, anh nói.
Nghĩa trang công cộng ở các thành phố khác bao gồm Thượng Hải và Thành Đô đang cung cấp các dịch vụ hoặc ứng dụng tương tự. Nghĩa trang công cộng chùa Changsong ở Thành Đô ước tính đã nhận được 8.000 đơn đặt hàng cho các dịch vụ tảo mộ ảo, gần gấp đôi số lượng so với năm ngoái.
Công cụ tìm kiếm Baidu cũng cho thấy các tìm kiếm về “tảo mộ trực tuyến” và “thờ cúng online” đã bắt đầu tăng mạnh từ cuối tháng Ba.
Tuy nhiên, với một số gia đình, chi phí ủy thác cho nhân viên nghĩa trang quét mộ dọn dẹp thay cho mình vẫn còn quá cao. Đó là lý do thúc đẩy một số giải pháp khác, thân thiện với ngân sách hơn.
Một số nghĩa trang cung cấp dịch vụ trực tuyến, nơi người dùng có thể nhấp vào các lựa chọn như trang trí hình ảnh của một ngôi mộ với hoa quả, hoa và hương. Họ cũng có thể viết tên của người quá cố lên ngôi mộ và để lại tin nhắn.
Công ty dịch vụ tang lễ Trung Quốc tại website waheaven.com cũng cho phép người dùng tạo ra những ngôi đền thờ hoàn chỉnh với nến, nhang và hoa miễn phí. Với lựa chọn tính phí, người dùng có thể tải lên hình ảnh bổ sung, cung cấp thêm quà tặng ảo cho người đã mất hoặc thậm chí chọn các bài hát để phát trên trang dành riêng cho điện thờ – giống như MySpace, nhưng đối với những người đã qua đời.
Ảnh chụp màn hình của một ngôi đền ảo trên waheaven.com (tên và khuôn mặt của người quá cố đã được làm mờ).
Ran Guangjun, phó chủ tịch của nền tảng, cho biết hơn 300.000 đền thờ trực tuyến – gần 1/10 trong tổng số 3,6 triệu đền thờ được tạo ra kể từ khi trang web được thành lập năm 2009 – đã được thiết lập kể từ khi dịch bệnh bắt đầu vào tháng 1.
Theo Ran, đại dịch coronavirus đã dẫn đến sự gia tăng số người tạo ra các đền thờ trực tuyến cho nhân viên y tế hoặc bệnh nhân đã chết trong đại dịch, bao gồm cả bác sĩ nổi tiếng Li Wenliang – một trong những người đầu tiên cảnh báo về sự bùng phát của coronavirus, người đã bị nhiễm virus và qua đời vào tháng Hai.
Đối với nửa cuối của Tiết Thanh Minh, Ran cũng dự kiến lưu lượng truy cập sẽ tăng.
Keping Wu, một nhà nhân chủng học tại Đại học Xi’an Jiaotong-Liverpool ở Tô Châu, nói rằng mặc dù đại dịch đã thúc đẩy xu hướng dịch vụ tang lễ và tảo mộ trực tuyến, nhưng các yếu tố khác cũng góp phần.
“Bên cạnh đại dịch, việc di cư khiến người dân khó về thăm nhà hơn để thực hiện tảo mộ thường xuyên”, theo bà Wu. “Chiến dịch cải cách tang lễ của quốc gia cũng đã tạo ra không gian cho sự đổi mới đó. Mua một ngôi mộ cũng ngày càng đắt đỏ.”
Một hình nhân đeo khẩu trang bằng giấy được bán trong dịp Tiết Thanh Minh.
Chính phủ Trung Quốc trong những năm gần đây đã chuyển sang việc loại bỏ hình thức chôn cất truyền thống và thay thế chúng bằng hỏa táng như một cách để tiết kiệm không gian, cũng như khuyến khích mọi người tìm ra các lựa chọn thân thiện với môi trường hơn để đốt vàng mã hoặc pháo.
Một số thành phố như Giang Tô đã cố gắng tiết kiệm không gian và đưa ra các lựa chọn xanh như chôn cất trên biển – đòi hỏi phải phân tán tro cốt của người chết trên biển – hoặc chôn cất cây – nơi cây cối được trồng trên mảnh đất chôn cất thay cho bia mộ.
“Khi những hình thức chôn cất mới này trở nên phổ biến hơn, mọi người vẫn sẽ cần một cách để tưởng nhớ những người thân yêu đã qua của họ, và việc tảo mộ trực tuyến có thể giúp ích cho điều đó”, bà Wu nói.
“ Những đổi mới như đền thờ ảo và tặng quà không chỉ giúp giảm bớt vấn đề môi trường và không gian, mà còn cho phép mọi người bày tỏ sự tôn trọng với ít ràng buộc hơn với thời gian hoặc khoảng cách”, bà Wu cho biết thêm. “Một số người cũng có thể cảm thấy thoải mái hơn khi bày tỏ cảm xúc của họ trên bảng tin trực tuyến thay vì ở các nghĩa địa đông đúc.”
Nhưng trong khi các đền thờ kỹ thuật số và phòng tưởng niệm cho phép nhiều không gian hơn để tùy biến và linh hoạt, những nền tảng này cũng dễ gặp rủi ro bị hack và phá hủy một cách nguy hiểm. Bà Wu cho biết mộ số vấn đề cũng có thể xảy ra khi đưa ảnh, video và bản ghi âm thanh của người quá cố lên mạng, do vấn đề riêng tư và bảo mật.
“Một thách thức lớn khác sẽ là sự chấp nhận của xã hội, đặc biệt là những người thuộc thế hệ cũ. Văn hóa Trung Quốc coi trọng sự tham gia thể chất để thể hiện sự tôn trọng của một người và các dịch vụ trực tuyến như vậy có thể không thỏa mãn nhu cầu về cảm xúc và tâm lý đối với một số người”, bà Wu nói.
“Chắc chắn có một khoảng cách thế hệ về việc áp dụng các dịch vụ trực tuyến như vậy, và nhiều câu hỏi cần được giải quyết hơn. Để làm cho nó trở thành xu hướng, vẫn sẽ mất một thế hệ nữa”, bà nói thêm.
Liu, một trường hợp điển hình. Anh cho biết mình đã phải mất hàng giờ để thuyết phục cha mẹ ở nhà trong dịp Tiết Thanh Minh năm nay.
“Đối với cha mẹ tôi việc có mặt để tỏ lòng tôn kính đối không chỉ để chứng minh bạn không phải là một người lười biếng”, Liu nói. “Dịp lễ này liên quan nhiều hơn đến việc kết nối mọi người lại với nhau, gặp gỡ gia đình hoặc bạn bè đến từ các thành phố hoặc quốc gia khác nhau. Đó là ý nghĩa của Tiết Thanh Minh đối với họ và ở một mức độ nào đó, tôi cũng đồng ý như vậy.”
Bảo Nam
Một người dùng Twitter đã dự đoán về dịch Covid-19 từ cách đây 7 năm trước
Dòng tweet được một người dùng Twitter có tên @Marco_Acortes đăng tải cho thấy, người này đã sớm biết về khả năng xảy ra một đại dịch từ năm 2013.
Trong bối cảnh cả thế giới đang phải gồng mình chống lại đại dịch Covid-19, một đoạn tweet được cư dân mạng "đào mộ" lại từ năm 2013 đã tiết lộ một thông tin gây sốc. Chủ nhân của đoạn tweet này không biết bằng cách nào đó đã biết trước về đại dịch Covid-19 sẽ xảy ra.
Cụ thể đoạn tweet do tài khoản Twitter @Marco_Acortes viết: "Coronavirus....its coming".
Ngoài ra thời gian đăng bài được ghi nhận là ngày 3/6/2013. Như vậy không biết bằng cách nào, người này đó đã biết trước dịch Covid-19 sẽ bùng phát từ cách đây 7 năm trước.
Tất nhiên cư dân mạng đều tỏ ra bị sốc khi biết có một bài đăng như vậy xuất hiện trên Twitter. Bài đăng hiện nhận được hơn 60 ngàn lượt retweet và hơn 110 ngàn lượt thích.
Một số người dùng Twiter bình luận: "Có phải anh đã hack Twitter và thay đổi lịch sử bài đăng?" Hay như một người khác viết "Ý tôi là WHO có thể sẽ lắng nghe bạn nếu như họ biết trước, dịch bệnh này phải mất 7 năm mới xảy ra".
Một số người dùng Twitter thậm chí còn phân tích và chỉ ra rằng, bài đăng cuối cùng của người dùng này là vào năm 2016 nên không có khả năng anh này hack Twitter. Ngoài ra rất nhiều người dùng Twitter khác tỏ ra ngạc nhiên với về bài đăng này.
Đây không phải lần đầu tiên có những lời tiên tri về Covid-19. Trước đó, cuốn tiểu thuyết kinh dị có tên The Eyes of Darkness của tác giả Dean Koontz ra mắt năm 1981 có đề cập đến một virus tên là Vũ Hán-400. Trong tiểu thuyết, virus này là một loại vũ khí sinh học và được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Tiểu thuyết nói về một phòng thí nghiệm quân sự tại Trung Quốc, nơi tạo ra virus để làm vũ khí sinh học. Phòng thí nghiệm được đặt tại Vũ Hán nên nó có tên là Vũ Hán-400.
Tính đến hôm 15/3, thế giới đã ghi nhận tổng số ca nhiễm Covid-19 lên tới hơn 150 ngàn người, trong đó số ca tử vong đã lên tới 5.800 người.
Theo VN Review
Dây chuyền sản xuất iPhone của Foxconn đã trở lại bình thường Mới đây, CEO của Foxconn vừa thông báo rằng việc nối lại sản xuất tại các nhà máy của họ ở Trung Quốc đã "vượt quá mong đợi", sau sự gián đoạn của chuỗi cung ứng liên quan đến coronavirus. Trước đó, khi đại dịch virus Corona bùng nổ thì các nhà máy sản xuất của Foxconn đã phải đóng cửa. Và điều...