Dịch vụ ’say gọi xế’, mua mũ áo xe ôm ‘né’ đo nồng độ cồn
Thị trường hiện nay xuất hiện nhiều dịch vụ đưa đón người có nhu cầu sau khi sử dụng rượu bia để tránh vi phạm quy định mới về việc có cồn không được phép lái xe.
Theo Nghị định số 100/2019 áp dụng từ ngày 1/1/2020, khi lái xe có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt nặng. Đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, nghị định quy định mức xử phạt cao nhất đối với người lái ôtô vi phạm từ 30-40 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 22-24 tháng. Đối với người lái mô tô, xe máy, mức phạt cao nhất từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 22-24 tháng. Với người chạy xe đạp, xe thô sơ mức phạt 400.000 – 600.000 đồng.
Vài ngày sau khi nghị định trên bắt đắt đầu có hiệu lực, xuất hiện một số tranh luận về cách thức di chuyển sao cho không vi phạm luật sau khi sử dụng rượu bia. Mọi người đa phần đều đồng tình với quan điểm, khi đã uống rượu bia thì nên gọi xe taxi hoặc xe ôm để về, tuân thủ đúng luật pháp quy định để tránh bị phạt. Cũng từ nhu cầu này, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều nhóm cung cấp dịch vụ này như “Say gọi xế – Xế nhận say”. Theo đó, các tài xế có muốn chở khách sẽ đăng thông tin về bản thân, cấp độ bằng lái và địa điểm để người có nhu cầu liên hệ. Hiện các nhóm cung cấp dịch vụ này đã mở công khai trên mạng xã hội, tuy nhiên vẫn chưa có những quy định rõ ràng về cách thức hoạt động.
Một nhóm công khai trên Facebook nhận đón những người có nhu cầu đưa đón về nhà khi say xỉn.
Ngoài ra, một số công ty có cung cấp dịch vụ đưa khách về nhà khi uống rượu bia. Theo Zing, ứng dụng Rada có mục “Cứu hộ giao thông”, trong đó có dịch vụ đón khách về nhà và đảm bảo đưa phương tiện về bãi đỗ. Dịch vụ đưa người và xe về nhà đối với xe máy là 300.000 đồng/lượt, còn với xe hơi là 500.000 đồng/lượt.
Trong khi đó, mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều trang rao bán quần áo xe ôm công nghệ. Nhiều người réo nhau: “Mua đồ chạy Grab đi nhậu anh em ơi”, hoặc “Mặc áo Grab đi nhậu có khi lại hay”… sau thông tin về quy định xử phạt với tài xế có nồng độ cồn chạy xe.
Các dịch vụ bán trang phục Grab hay Be, Go-Viet cũng nở rộ. Combo 1 áo khoác Grab, 2 nón Grab đang được bán với giá 265.000 đồng/combo. Combo 1 áo khoác Go-Viet, 2 mũ Go-Viet có giá 320.000 đồng giảm còn 295.000 đồng/combo. Đối với combo 1 áo khoác Go-Viet và 1 mũ Go-Viet được bán giá là 215.000 đồng. Nếu riêng 1 mũ Go-Viet có giá 65.000 đồng…
Tuy nhiên, việc mua bán áo, mũ xe ôm công nghệ đang diễn ra không đúng theo quy định, chính sách của các hãng gọi xe. Dân Trí dẫn tin từ đại diện một số hãng gọi xe công nghệ cho biết, đối tác tài xế xe ôm mua đồng phục và chỉ được sử dụng đồng phục này trong các chuyến xe được thực hiện trên nền tảng ứng dụng của hãng. Các hãng cũng đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lí triệt để tình trạng buôn bán đồng phục và giả mạo đồng phục của hãng.
Thiên Ân
Video đang HOT
Theo saostar.vn
Lo ngại ăn hoa quả có thể bị phạt vì có nồng độ cồn, đại diện cơ quan soạn thảo Luật nói gì?
Từ ngày 1/1/2020 khi lái xe mà có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt rất nặng. Tuy nhiên, một số ý kiến đang lo ngại khi uống nước ngọt có ga hay ăn một số loại trái cây lên men cũng khiến hơi thở có nồng độ cồn và bị xử phạt.
Chưa kể, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, sau khi uống rượu, phải ít nhất 1-2 ngày sau mới được lái xe. Vậy thực hư thông tin này đến đâu?
Xử lý linh hoạt
Trước lo ngại của nhiều người về việc ăn hoa quả lên men cũng có thể bị xử phạt vi phạm giao thông liên quan đến nồng độ cồn, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, cho biết thời gian gầy đây có nhiều thông tin lo ngại rằng việc sử dụng một số loại trái cây cũng dẫn tới kết quả có nồng độ cồn trong hơi thở. Điều này có thể gây nhầm lẫn trong việc xử phạt người tham gia giao thông.
Theo đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, không có ngưỡng an toàn trong việc sử dụng rượu bia.
Đại diện cơ quan soạn thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia cho rằng, trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có đường như nho, sầu riêng, chuối... dễ để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể, không phải là đối tượng để xử phạt.
"Chúng tôi sẽ tuyên truyền cho cả người dân và lực lượng chức năng để có thể xử lý các tình huống cho phù hợp", bà Trang nói.
Về việc sau khi uống rượu bao lâu có thể lái xe, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho rằng, không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe, hay sau bao lâu uống rượu bia thì hết nồng độ cồn trong cơ thể, mà nó phụ thuộc vào lượng bia rượu uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của từng cá nhân. Từ đó mới có chỉ số nhất định sau bao lâu mới hết nồng độ cồn trong máu.
Thông thường đối với người có cơ chế chuyển hóa bình thường thì sau 1 giờ gan sẽ dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn (1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330ml nồng độ 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%). Tuy nhiên, để hết hoàn toàn 1 đơn vị cồn, cơ thể còn phải mất từ 1-2 giờ nữa.
Do đó, nếu uống 1 đơn vị cồn tương đương với 2/3 lon bia 330ml, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13,5%, 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40%, đối với người khỏe mạnh, bình thường, không có bất cứ loại bệnh gì thì phải mất từ 2- 3 giờ mới hết nồng độ cồn trong cơ thể, lúc đó mới có thể lái xe.
Ngược lại, đối với những người có chức năng gan suy yếu hoặc những người có cơ thể chuyển hóa chậm hơn thì nồng độ cồn chuyển hóa sẽ lâu hơn nhiều.
Về phía Bộ Công an, theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, trong quá trình phát hiện xử phạt cảnh sát giao thông có hai hình thức đo nồng độ cồn đó là đo nồng độ trong hơi thở và thứ 2 là xét nghiệm máu để đo nồng độ cồn.
Trong quá trình lập biên bản, người vi phạm có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn. Nếu chưa rõ ràng, người vi phạm giao thông sẽ được xét nghiệm máu để có kết quả chính xác.
Mức xử phạt có cao?
Trước thông tin nhiều người bị phạt do uống rượu bia khi tham gia giao thông song vẫn biện minh rằng, bản thân hoàn toàn tỉnh táo nên vẫn có thể lái xe, bà Trang khẳng định, nhiều người uống nói vẫn tỉnh đó chỉ là bề ngoài, còn thực chất, thần kinh đã bị ảnh hưởng.
"Chẳng hạn, khi bình thường xảy ra va chạm người lái xe có thể bình tĩnh để xử lý tình huống, nhưng khi có men rượu có những trường hợp họ lại dễ hưng phấn, bốc đồng, phóng nhanh, vượt ẩu hoặc không đủ tỉnh táo để xử lý các tình huống bất ngờ nên dễ gây tai nạn giao thông", bà Trần Thị Trang nói.
Còn theo các chuyên gia y tế, để định lượng chính xác nồng độ cồn trong máu, phải thực hiện ở các cơ sở xét nghiệm như trong bệnh viện, bằng cách lấy máu tĩnh mạch, rồi định lượng Ethanol theo phương pháp sắc kí, hoặc phương pháp đo quang phổ Enzyme phân hủy rượu Alcohol Dehydrogenase.
Về một số ý kiến cho rằng mức xử phạt người tham gia giao thông uống rượu bia hiện khá cao, lãnh đạo Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, mưc phat ơ Viêt Nam vân tương đôi nhẹ nêu so vơi môt sô nươc trên thê giơi.
Theo bà Trang, tai My, sô tiên phat uông rươu bia khi lai xe trung binh mât 300-500 USD cho vi pham lân đâu.
Nêu tai pham mưc phat se tăng lên ở mức 1.000 USD. Bên cạnh đó, ngươi vi pham se phai tư tra phi cho viêc xet nghiêm nông đô côn tư 500-1.000 USD. Tiêp theo, người bị xử phạt còn phải chịu cac chi phi kem theo như tiên keo xe vê sơ canh sat, tiên trông xe, tiên hâu toa, tiên hoc lai luât giao thông, băt buôc mua thiêt bi giam sat nông đô côn găn theo xe...
Ở môt sô bang như Ohio, Mỹ, ngươi vi pham sẽ phai ngôi tu, tai pham nhiêu lân có thể bi coi la tôi pham, bi tươc quyên công dân...
Được biết, theo số liệu thống kê của cảnh sát giao thông trên toàn quốc, số các vụ tai nạn giao thông do uống rượu bia lái xe, tỷ lệ người đi xe máy chiếm từ 70-90%, trong đó, tỷ lệ tai nạn do nam giới gây ra là 80-90%.
Thời điểm xảy ra tai nạn liên quan đến uống rượu, bia thường vào buổi tối (18-24 giờ) và cao hơn vào các ngày cuối tuần. Tỷ lệ thực khách tự điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia chiếm 68%, trong đó xe máy chiếm 62% và ô-tô 6%. Khoảng 40% người đi nhậu ra về trong tình trạng bị say.
Nghị định về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về nồng độ cồn quy định: Đôi vơi ngươi điêu khiên xe ô tô vi pham nông đô côn ơ mưc cao nhât, phat tiên tư 30 - 40 triêu đông, tươc quyên sư dung GPLX 22 - 24 thang đôi vơi ngươi điêu khiên phương tiên co nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đối với người điều khiển xe mô tô từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22-24 tháng. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400-600 ngàn đồng.
D.Ngân
Theo baohaiquan
Cánh lái xe mách nhau cách nhanh nhất để làm hết nồng độ cồn trong hơi thở Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2020, quy định cấm "điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc làm này nhằn giảm thiểu tình trạng tai nạn, xảy ra thường niên ở Việt Nam. Tuy nhiên, với cánh tài xế, trong trường hợp...