Dịch vụ đám mây khó giúp đại gia công nghệ vượt suy thoái
Các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ như Amazon, Microsoft và Intel cùng chung nhận định rằng khách hàng đang cắt giảm chi tiêu dành cho dịch vụ đám mây và trung tâm dữ liệu.
Dịch vụ đám mây trong nhiều năm qua đã là một trong những nguồn tăng trưởng lớn nhất và tin cậy nhất của các công ty công nghệ, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch khi nhu cầu làm việc và học tập tại nhà tăng cao.
Dịch vụ đám mây của Amazon sụt giảm trong 4 quý liên tiếp. (Ảnh: Reuters)
Dịch vụ đám mây Amazon Web Services (AWS), bộ phận đem lại doanh thu lớn cho công ty, cũng ghi nhận sự sụt giảm trong 4 quý liên tiếp. Doanh thu thuần của mảng kinh doanh này tăng 28% trong giai đoạn tháng 7 đến tháng 9, thấp hơn mức 39% của năm trước đó, cũng là mức chậm nhất kể từ quý IV/2020.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/10, cổ phiếu Amazon giảm 12%, thổi bay 140 tỷ USD vốn hóa thị trường và đánh dấu tuần công bố doanh thu ảm đạm của các công ty công nghệ toàn cầu.
Video đang HOT
“Sự chậm lại của AWS là dấu hiệu rõ ràng cho thấy doanh nghiệp đang bắt đầu cắt giảm chi phí, do đó việc này có thể gây ra nhiều tác động đối với Amazon trong những quý tới”, Andrew Lipsman, chuyên gia phân tích tại Insider Intelligence cho biết.
Trong khi đó, mảng kinh doanh đám mây Azure của Microsoft, công ty từng có mức tăng trưởng doanh thu hàng đầu trong nhiều năm, đã giảm xuống mức 35% trong quý III so với 50% cùng kỳ năm trước và không đạt dự đoán 36,5% của các chuyên gia.
Một đại gia công nghệ khác là Google công bố mức tăng trưởng đám mây 38% trong quý, vượt qua cả dự báo. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn mức tăng 45% của năm 2021.
Các dịch vụ đám mây thường được sử dụng để tiết kiệm chi phí, bởi vậy việc cắt giảm ngân sách cho hoạt động này là dấu hiệu đặc biệt lo ngại.
Một đại gia trong nhóm "tứ đại quyền lực" công nghệ thế giới muốn xây trung tâm dữ liệu tỷ USD ở Việt Nam
Các trung tâm dữ liệu này sẽ phục vụ cho các dịch vụ như: chơi game trong thời gian thực, phát video trực tiếp, xe tự hành và thực tế ảo...
Amazon - một trong "tứ đại quyền lực" về công nghệ thế giới (cùng với Facebook, Apple, Google) - có kế hoạch bổ sung mạng lưới các trung tâm dữ liệu khổng lồ của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng cách xây dựng các trung tâm dữ liệu khu vực, công ty con trong lĩnh vực điện toán đám mây của Amazon nói với Nikkei Asia.
Amazon Web Services (AWS) cung cấp cho khách hàng hàng loạt các giải pháp kỹ thuật số, chẳng hạn như lưu trữ và xử lý dữ liệu. Giống như các đối thủ cạnh tranh lớn - Microsoft và Google hay Alibaba Group Holding và Tencent - AWS đang chạy đua để xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn, trị giá hàng tỷ USD ở châu Á.
Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, Phil Davis, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của AWS, cho biết công ty của ông đã nhận ra một cơ hội mới: "Chúng tôi đang thấy nhiều quốc gia nhỏ hơn có thể không cần đến các trung tâm siêu dữ liệu. Họ cần các trung tâm dữ liệu khu vực hơn".
Amazon đã thông báo họ sẽ xây dựng 10 trung tâm dữ liệu khu vực địa phương ở 6 quốc gia: Úc, Ấn Độ, New Zealand, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Phil Davis, Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Amazon Web Services: "Chúng tôi đang có lợi thế đáng kể so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào khác." (Ảnh: AWS)
Các trung tâm dữ liệu địa phương của Amazon nhỏ hơn các trung tâm siêu dữ liệu của, mà công ty gọi là Trung tâm dữ liệu khu vực AWS (AWS Regions).
Các trung tâm khu vực này bao gồm một cụm các cơ sở trung tâm dữ liệu, cung cấp cho khách hàng khả năng dự phòng và khả năng phục hồi. Amazon đã tiêu tốn hàng tỷ USD để xây các trung tâm này.
Ông Davis cho biết AWS sẽ tiếp tục xây dựng thêm các trung tâm khu vực và công ty đã thông báo sẽ bổ sung các trung tâm siêu dữ liệu ở Auckland và thành phố Hyderabad của Ấn Độ.
Bằng cách xây dựng nhiều trung tâm dữ liệu khu vực, Davis cho biết, AWS sẽ có thể củng cố vị thế của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các trung tâm khu vực sẽ cho phép khách hàng AWS chạy các dịch vụ như: chơi game trong thời gian thực và phát video trực tiếp, cũng như các ứng dụng mới - bao gồm lái xe tự hành và thực tế ảo - trong toàn khu vực.
Davis nói, khách hàng sẽ có thể "xây dựng và triển khai các ứng dụng yêu cầu độ trễ chỉ vài ms". Các trung tâm dữ liệu địa phương có thể giúp người dùng tuân thủ chặt hơn các quy định và yêu cầu về chủ quyền dữ liệu. Hiện nay, Việt Nam cũng đang có kế hoạch đưa ra các quy tắc các quy tắc mở, quản lý việc sử dụng và truyền tải dữ liệu.
Kể từ khi Amazon đi tiên phong trong dịch vụ điện toán đám mây cách đây 16 năm, AWS đã phát triển và mang về nguồn lợi nhuận lớn cho Amazon.
Đồng CEO Kakao từ chức sau khi ứng dụng chat lớn nhất Hàn Quốc ngừng hoạt động Namkoong Whon, đồng Giám đốc điều hành Kakao Corp, đã từ chức sau sự cố ứng dụng trò chuyện di động lớn nhất Hàn Quốc và các dịch vụ khác ngừng hoạt động, gây ra phản ứng dữ dội từ chính quyền và công chúng. Việc từ chức có hiệu lực vào ngày 19.10, khiến Hong Euntaek trở thành Giám đốc điều hành...