Dịch vụ đám mây của Alibaba đang gây sức ép lên cả Microsoft và Amazon
Theo dự báo, dịch vụ điện toán đám mây của Alibaba có thể thu về tới 135 tỉ USD vào năm 2020.
Alibaba đang gây sức ép lên cả Microsoft và Amazon. ẢNH: AFP
Bên cạnh các dịch vụ đám mây phổ biến như Microsoft hay Amazon, Alibaba Cloud đang được xem là “con rồng” mới nổi tại thị trường Trung Quốc. Trong đó, điểm mạnh của dịch vụ này chính là lượng khách hàng nội địa tiềm năng, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có sẵn.
Tính riêng trong năm nay, Alibaba đã đầu tư tới 1 tỉ USD vào dịch vụ đám mây. Tại thị trường trong nước, Alibaba Cloud được biết tới cái tên Aliyun, đồng thời là một trong những công ty công nghệ cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn mạnh nhất.
Theo tiết lộ từ Fortune, Alibaba Cloud không những sẽ làm chủ thị trường Trung Quốc, mà ban lãnh đạo của công ty này còn lên kế hoạch xây dựng thêm 4 trung tâm cơ sở dữ liệu khác tại nước ngoài, như Dubai, Đức, Nhật Bản và Australia.
Cụ thể, Giám đốc phụ trách kinh doanh của Alibaba Cloud cho biết, khả năng làm chủ thị trường Trung Quốc là một lợi thế đáng kể trước khi đơn vị này bước ra trường quốc tế. Nhưng không vì thế mà Alibaba Cloud tỏ ra chủ quan.
Lợi thế của Alibaba Cloud tập trung ở thị trường nội địa. ẢNH: AFP
Vị giám đốc này khẳng định: “Alibaba Cloud sẽ còn tiến xa hơn nữa. Châu Á nói chung, Trung Quốc nói riêng chỉ đóng vai trò bàn đạp. Đích đến của chúng tôi là các thị trường Châu Mỹ, Châu Âu. Tất nhiên, đây sẽ là thử thách rất khó khăn”.
Video đang HOT
Hiện tại, ngoài 4 trung tâm cơ sở dữ liệu sẽ được xây dựng mới, Alibaba Cloud có tới 8 cơ sở dữ liệu khác đặt bên ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, dữ liệu của Alibaba Cloud chủ yến vẫn đang được khai thác từ bên trong sân chơi nội địa.
Do đó, để thực hiện tham vọng toàn cầu hóa, Alibaba Cloud sẽ buộc phải bắt tay với các ông lớn khác, như Vodafone ở Châu Âu, Softbank Group ở Nhật Bản, và YVOLV ở Dubai là công ty liên doanh giữa Alibaba Cloud và Meraas Holdings (UAE).
Liên quan tới báo cáo kinh doanh trong vài quý trở lại đây, lãnh đạo này từ chối đưa ra bình luận, mặc dù tốc độ phát triển của Alibaba Cloud là rất mạnh. “Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi ở thời điểm hiện tại là tập trung mở rộng thị trường”.
Theo dự báo, dịch vụ điện toán đám mây của Alibaba có thể thu về tới 135 tỉ USD vào năm 2020, nếu tính riêng thị trường nước ngoài. Nghĩa là chẳng mấy chốc, các ông lớn như Microsoft và Amazon sẽ phải dè chừng Alibaba Clould.
Tuấn Hưng
Theo Thanhnien
10 tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới
10 tỷ phú công nghệ giàu nhất đều có mẫu số chung: Là nam giới, mang một trong hai quốc tịch Mỹ hoặc Trung Quốc và phân nửa trong số đó đều bỏ dở đại học.
10. Pony Ma (Tencent Holdings - tài sản ròng: 18,2 tỷ USD). Với số vốn ban đầu có được từ việc chơi chứng khoán, Ma Huateng (Pony Ma) khởi nghiệp Tencent cùng bạn bè đại học. Sản phẩm lớn đầu tiên của công ty là dịch vụ nhắn tin trực tuyến miễn phí ở Trung Quốc có tên gọi QQ. Từ đó đến nay, Tencent đã phát triển không ngừng, tiến hành đầu tư vào một loạt các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, từ phân phối âm nhạc tới phát triển game.
9. Michael Dell (Dell - tài sản ròng: 18,9 tỷ USD). Năm 1984, chàng sinh viên Dell thành lập công ty TNHH PC tiền thân của Dell bây giờ. Không lâu sau, cậu sớm dừng hẳn việc học ở trường để toàn tâm toàn ý xây dựng PC trở thành một trong những công ty phát triển nhanh nhất cả nước. Đặt trụ sở tại bang Texas, Dell từng là công ty phi dầu mỏ lớn thứ hai chỉ sau AT&T với hơn 100.000 nhân viên làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới.
8. Steve Ballmer (Microsoft - tài sản ròng: 25,9 tỷ USD). Năm 1980, Steve Ballmer thôi học ngành kinh doanh tại trường Đại học danh tiếng Stanford để tham gia quản lý Microsoft - công ty của người bạn thân Bill Gates với mức lương 50.000 USD cùng một lượng cổ phần nhất định. Số cổ phần ấy đưa Ballmer trở thành người giàu thứ hai theo giá trị cổ phiếu thu được với vai trò là nhân viên của tập đoàn mà ông không phải là người sáng lập.
7. Jack Ma (Alibaba - tài sản ròng: 26,3 tỷ USD). Được mệnh là Jeff Bezos của Trung Quốc, Jack Ma thành lập và đích thân điều hành trang mua sắm trực tuyến Alibaba. Công ty chính thức trở thành công ty đại chúng, có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán với tổng giá trị lên tới 25 tỷ USD.
6. Sergey Brin (Google - tài sản ròng: 36,2 tỷ USD). Sergey Brin là đồng sáng lập Google cùng với Larry Page vào năm 1998. Mặc dù đã thay da đổi thịt trong suốt nhiều năm, nhưng phần lớn các thiết bị và sản phẩm của công ty vẫn được xây dựng dựa trên nền tảng do 2 nhà sáng lập xây dựng - công cụ tìm kiếm Google. Ngày nay, Brin là người giám sát Alphabet - công ty mẹ của Google. Ông tập trung phát triển những ý tưởng đột phá, tiêu biểu là dự án cung cấp Wi-Fi cho người dân ở vùng sâu vùng xa bằng khinh khí cầu (Project Loon).
5. Larry Page (Google - tài sản ròng: 37,8 tỷ USD). Có khối tài sản nhỉnh hơn một chút so với đồng nghiệp, CEO của Alphabet - Larry Page chịu trách nhiệm xử lý các thuật toán của công cụ tìm kiếm Google, giúp phân loại kết quả thành những danh sách cụ thể. Trở thành tỷ phú ở tuổi 30, Page đã chứng tỏ tài năng của bản thân khi thực hiện thành công thương vụ mua lại Android của Google từ những năm 2005.
4. Larry Ellison (Oracle - tài sản ròng: 46,1 tỷ USD). Ellison là đồng sáng lập của Oracle Corp - một trong những công ty phần mềm hàng đầu hiện nay. Phần lớn các sản phẩm của Oracle được phát triển nhằm phục vụ các tập đoàn, doanh nghiệp và chính phủ. Công ty này chỉ đứng sau Microsoft về mức độ phủ sóng phần mềm trên toàn cầu. Từng có thời điểm, Ellison là CEO có mức lương cao nhất thế giới. Ellison được mọi người nhận xét là người đàn ông thú vị nhất trong những người thú vị.
3. Mark Zuckerberg (Facebook - tài sản ròng: 46,2 tỷ USD). Năm 2010, The Social Network - bộ phim về cuộc đời của Mark và sự ra đời của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook đã gây sốt trong một thời gian dài. Hiện Mark đã bước sang tuổi 31, có vợ là Priscilla Chan, cùng cô con gái Max. Zuckerberg hứa sẽ dành 99% tài sản của họ để phục vụ cộng đồng thông qua các hoạt động tình nguyện.
2. Jeff Bezos (Amazon - tài sản ròng: 51,2 tỷ USD). Từ khởi đầu khiêm tốn trong garage chật chội, Jeff Bezos đã trở thành tỷ phú thông qua hoạt động mua bán trực tuyến. Ngoài trang bán lẻ Amazon, Jeff còn sở hữu tờ Washington Post, thậm chí còn đưa tên lửa vào không gian (Blue Origin).
1. Bill Gates (Microsoft - tài sản ròng: 89,4 tỷ USD). Bill Gates không chỉ là người giàu nhất trong danh sách này mà ông còn là người giàu nhất thế giới. Danh xưng tỷ phú đã gắn liền với ông từ khi 30 tuổi. Mặc dù vẫn giữ một vị trí quan trọng trong công ty, Bill Gates chủ yếu dành thời gian của mình cho các hoạt động từ thiện. Gates hy vọng, trong 15 năm tới, con người sẽ tìm ra những nguồn năng lượng xanh, rẻ thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Minh Minh
Ảnh: Business Insider
Theo Zing
Chơi điện thoại Nhật cổ tại Sài Gòn Mỗi tháng một lần, các thành viên cùng gặp mặt và giao lưu những mẫu điện thoại độc, lạ có mặt cách đây hơn chục năm, có xuất xứ từ Nhật Bản. Thứ 7 hoặc chủ nhật cuối cùng của mỗi tháng, nhóm chơi điện thoại Nhật cổ ở TP HCM lại tập trung tại một quán cà phê ở quận 10. Tại...