Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số: Mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng
Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (MNP) là dịch vụ cho phép các thuê bao di động chuyển đổi sang nhà mạng cung cấp dịch vụ mới mà vẫn giữ được số thuê bao của mình.
Chuyển mạng giữ nguyên số, người dùng hưởng nhiều lợi ích.
Ngoài ra, các doanh nghiệp thống nhất quy định thời gian giữa 2 lần chuyển mạng tối thiểu là 90 ngày. Chủ thuê bao phải chuẩn bị các loại giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu của tổ chức, doanh nghiệp và đến các điểm giao dịch của doanh nghiệp viễn thông. Khách hàng có nhu cầu MNP nhắn tin theo cú pháp YCCM gửi 1441, khi có tin nhắn xác nhận thành công, khách hàng đến điểm giao dịch của nhà mạng chuyển đến để làm thủ tục đăng ký. Thuê bao không bị hạn chế số lần chuyển lại mạng cũ… Hiện tại, cả 3 nhà mạng MobiFone, Viettel và VinaPhone đều có mức phí chuyển mạng là 60.000 đồng/lần chuyển.
Video đang HOT
Thực tế, trước thông tin các nhà mạng triển khai dịch vụ MNP, bên cạnh nhiều khách hàng hào hứng có không ít khách hàng còn tỏ ra phân vân, liệu việc thay đổi này họ được lợi ích gì, hoặc có ảnh hưởng như thế nào? Chị Lan Quế (trú P. Hòa Khê, Q. Thanh Khê, TP Đà Nẵng) phân vân: “Vừa mới có thay đổi từ 11 số sang 10 số, nay lại thêm dịch vụ MNP, không biết có phải đi làm lại thủ tục ở các ngân hàng nữa hay không:. Tuy nhiên, tôi thấy đây là cơ hội để khách hàng có sự lựa chọn cho mình một nhà mạng có điều kiện hạ tầng tốt, giá cước phù hợp, chăm sóc khách hàng chu đáo để sử dụng…”. Ý kiến của chị Quế cũng là thắc mắc chung của đông đảo khách hàng. Để giải đáp cho những thắc mắc của người dân, chúng tôi đã tìm hiểu thông tin từ nhà mạng MobiFone (Tổng Cty Viễn thông MobiFone, Lô VP1 – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội) và được biết, việc sử dụng dịch vụ MNP khách hàng có nhiều lợi ích. Cụ thể, đối với thuê bao di động, MNP đem lại khả năng lựa chọn doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình trong khi vẫn giữ được số điện thoại, xóa bỏ rào cản phải thay đổi số điện thoại mới, gây rắc rối cho người sử dụng. Đối với doanh nghiệp viễn thông, việc chuyển đổi này là động lực để doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng, nhất là các khách hàng lâu năm đã gắn bó với mình. Mặt khác, đây cũng là kênh để phát triển thuê bao trong bối cảnh thị trường viễn thông di động đang dần bão hòa. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, việc triển khai dịch vụ MNP là một trong những biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy cạnh tranh…
Cũng theo thông tin từ nhà mạng MobiFone, hiện nay MobiFone đã sẵn sàng các điều kiện cho việc triển khai cung cấp dịch vụ MNP. Trong đó, MobiFone đã hoàn thiện các hệ thống hạ tầng kỹ thuật như phần mềm tính cước, kênh bán hàng, hoàn thành các khai báo định tuyến với các nhà mạng trong nước, quốc tế để sẵn sàng phục vụ các thuê bao trả sau có nhu cầu chuyển mạng. MobiFone đã lên kế hoạch đào tạo, trang bị các kiến thức, kỹ năng chăm sóc khách hàng cho đội ngũ nhân viên, giao dịch viên. Quy trình hướng dẫn MNP đã được MobiFone ban hành và tổ chức đào tạo đến từng giao dịch viên, điện thoại viên, nhân viên chăm sóc khách hàng, từng điểm cung cấp dịch vụ… vận hành thống nhất và thông suốt trên toàn quốc, tối ưu và tiết kiệm thời gian chuyển đổi mạng cho các khách hàng…
Khác với việc chuyển đổi thuê bao từ 11 số sang 10 số, hoạt động MNP ít gây ảnh hưởng đến khách hàng. Cụ thể, nếu như việc chuyển đổi thuê bao từ 11 số sang 10 số khách hàng phải trực tiếp đến ngân hàng để thay đổi thông tin thì dịch vụ MNP mà số này liên quan đến dịch vụ ngân hàng sẽ không ảnh hưởng gì. Bởi, số điện thoại vẫn giữ nguyên nên vẫn nhận các tin nhắn từ dịch vụ ngân hàng hay thực hiện các liên lạc khác giữa ngân hàng và khách hàng bình thường. Trong trường hợp này, dịch vụ ngân hàng (NH) sẽ chia ra làm hai loại đối tượng để cung cấp dịch vụ cho người dân. Đối với những NH mà có các công ty nội dung số riêng (CP) thì các CP này tự định tuyến được khi các NH nhắn tin cho khách hàng, CP có thể truy vấn trực tiếp tới Cục Viễn thông để lấy cơ sở dữ liệu người dùng di động, NH sẽ định tuyến đúng mã mạng đến thuê bao mình cung cấp dịch vụ. Còn với NH nào không có CP cung cấp dịch vụ riêng thì có thể liên hệ trực tiếp với Cục Viễn thông để phối hợp lấy dữ liệu để chuyển tiếp tin nhắn với khách hàng.
Được biết, trên thế giới đã có hơn 100 nước áp dụng dịch vụ MNP, hiện tại trong khu vực ASEAN đã có 3 nước triển khai thành công và Việt Nam là nước thứ 4 trong khu vực thực hiện chính sách MNP.
Theo Báo Mới
Dịch vụ GrabFood có mặt tại Đà Nẵng
Grab vừa chính thức triển khai dịch vụ giao nhận thức ăn GrabFood tại Đà Nẵng, sau khi chính thức hoạt động tại Hà Nội cách đây một tháng.
Khách hàng tại Đà Nẵng hiện có thể trải nghiệm liền mạch loạt dịch vụ đa dạng trên nền tảng Grab, bao gồm kết nối di chuyển, giao nhận hàng hóa và giao nhận thức ăn trên cùng một ứng dụng Grab. Không bao lâu nữa, người dùng còn có thể tận hưởng những ưu đãi GrabRewards hấp dẫn cho các đơn hàng giao thức ăn GrabFood. Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt cho dịch vụ giao nhận thức ăn thông qua GrabPay by Moca cũng đang được thử nghiệm cho một số tập khách hàng tại Hà Nội, và sẽ sớm được áp dụng cho cả ba thành phố nơi GrabFood được triển khai.
Như vậy, chỉ trong vòng 6 tháng, Grab đã triển khai dịch vụ GrabFood tại ba thành phố lớn nhất Việt Nam. Kể từ khi ra mắt tại TP.HCM vào tháng 6/2018, GrabFood đã tăng trưởng gấp 20 lần và đang hướng đến mục tiêu trở thành dịch vụ giao nhận thức ăn hàng đầu tại Việt Nam. Nhờ mạng lưới đối tác tài xế GrabBike đông đảo, GrabFood đạt được tốc độ giao hàng nhanh chóng chỉ trong vòng 20 phút. Hiện Việt Nam là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của GrabFood ngoài Indonesia.
Bên cạnh đó, thế mạnh của một công ty công nghệ giúp Grab am hiểu nhu cầu, sở thích ẩm thực đa dạng và tinh tế của người Việt Nam. Tương tự tại TP.HCM và Hà Nội, dịch vụ GrabFood tại Đà Nẵng không yêu cầu giá trị đơn hàng tối thiểu. Tất cả những món ăn được yêu thích đều sẵn sàng phục vụ, từ các nhà hàng lớn đến những cửa hàng nhỏ lẻ. Khi thực hiện đặt món ăn trên GrabFood, ứng dụng sẽ tự động xác định vị trí khách hàng để đề xuất danh sách nhà hàng ở gần với khách hàng. Khách hàng có thể theo dõi vị trí của đối tác tài xế ngay trên ứng dụng theo thời gian thực.
Theo Báo Mới
Vợ chồng ông chủ Thế Giới Di Động mất gần trăm tỷ sau nghi vấn lộ dữ liệu khách hàng Sau nghi vấn bị lộ thông tin 5 triệu khách hàng, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động giảm 2.000 đồng/cổ phiếu khiến tài sản của vợ chồng Chủ tịch Nguyễn Đức Tài 'bốc hơi' hơn gần trăm tỷ. Cổ phiếu của công ty Cổ phần Thế Giới Di Động (Thế Giới Di Động - MWG) đang chịu tác động tiêu cực...