Dịch vụ chép phim 3D năm nay đắt khách
Bám sát các rạp chiếu khi ra phim đều có hai bản 3D và 2D HD, các cửa hàng cung cấp dịch vụ chép phim HD trong nước đã nhanh chóng bổ sung nguồn phim 3D vào “kho” của mình.
Dịch vụ chép phim mấy năm gần đây đang phát triển do chất lượng phim tốt và sự phổ biến của các loại đầu HD.
Năm nay số lượng người yêu cầu chép phim 3D tăng so với các năm trước, nhưng không nhiều. Hiện tại, nhờ nội dung phong phú nên người xem cũng có nhiều lựa chọn phim 3D hơn, trung bình mỗi khách thường dành 30% dung lượng ổ cho dạng phim này.
Một cửa hàng trên phố Nguyễn Du cho biết trung bình mỗi ngày họ cập nhật thêm khoảng 10 phim mới. Với phim chiếu rạp, cứ sau 2 đến 3 tháng phát hành thì sẽ có bản HD cho khách chép. Thời điểm này, hầu hết các phim ra mắt trong năm 2012 như Mission Impossible – Ghost Protocol (Nhiệm vụ bất khả thi – Nghị định thư ma), Avenges, Battleship (Chiến hạm), The Dark Knight Rise (Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy)…; các phim 3D như Truy tìm Nemo, Kỷ băng hà 4, Madagascar 3… đều đã có mặt trong kho phim của nhiều cửa hàng.
Video đang HOT
Chất lượng phim cũng ngày càng tăng. Anh Vinh, chủ một dịch vụ chép phim trên phố Bạch Mai (Hà Nội) cho biết trước đây, mỗi phim thường có dung lượng 6 GB, một ổ 200 GB có thể chép được 30 phim. Nay có những phim dung lượng tới 50 GB, nên khách hàng giờ cũng mang tới các loại ổ HDD dung lượng lớn 3 – 4 TB.
Theo anh Vinh, năm 2012, dịch vụ chép phim cũng chịu tác động mạnh từ các dịch vụ xem phim trực tuyến, truyền hình cáp…, nhưng do các thiết bị HD ngày càng rẻ và chất lượng phim tốt hơn các năm trước nên người xem đi chép phim vẫn đông, giá dịch vụ vì thế vẫn duy trì ở mức như các năm trước chứ không giảm. Nhìn chung, giá phổ biến ở mức 1.000 – 3.000 đồng một phim (không phân biệt 3D hay 2D HD); chép đầy ổ dung lượng 200GB (được khoảng 30 phim) hết tầm 100 nghìn đồng, ổ 500 GB (khoảng 80 phim) khoảng 150 nghìn đồng, 2 TB (khoảng 380 phim) là 300 nghìn đồng. Nếu copy phim tại nhà, ngoài phí nói trên, bạn trả thêm phí đi lại từ 50 đến 100 nghìn đồng, tùy cửa hàng.
Theo phản ánh của nhiều nơi kinh doanh dịch vụ này, một tháng trở lại đây, lượng người chép phim HD để dành xem Tết bắt đầu tăng mạnh. Theo một nhân viên cửa hàng trên phố Bạch Mai, bình thường trong năm, khách chỉ phải để ổ cứng lại từ một đến 2 ngày, nhưng nay thời gian chờ đã tăng lên 3 đến 4 ngày.
Anh Nguyễn Tuyên (Nhân Chính, Hà Nội) cho biết, trước đây anh hay mượn ổ cứng của bạn bè về chép phim hoặc tải trên mạng về, nhưng rất mất thời gian. Giờ anh đã chuyển sang chép phim ở cửa hàng cho tiện. Các nơi đều có website giới thiệu phim, tóm tắt nội dung, sắp xếp theo tuyển tập, thời gian phát hành nên lựa chọn rất nhanh. Mỗi tháng anh lại đi chép phim một lần nên cập nhật phim mới liên tục.
Theo VNE
Sony đang phát triển dịch vụ TV trực tuyến riêng
Hãng giải trí khổng lồ này được cho là sắp trình làng dịch vụ TV web nhằm cạnh tranh với các dịch vụ truyền hình cáp, vệ tinh và băng thông rộng.
Theo trang Variety, Sony đang nghiên cứu phát triển một dịch vụ truyền hình đa kênh trực tuyến và sẽ ra mắt trong năm nay. Theo đó, hãng công nghệ Nhật Bản này cũng đang trong quá trình thương thuyết về bản quyền kênh truyền hình với ít nhất hai công ty lớn chuyên cung cấp nội dung.
Mẫu TV Sony XBR-84X900 có thể sẽ sở hữu tính năng dịch vụ truyền hình mới của hãng.
Khi nhảy vào lĩnh vực này, Sony sẽ cạnh tranh trực tiếp với cả các hãng chuyên về truyền hình cáp lẫn truyền hình vệ tinh, cũng như các hãng công nghệ lớn khác có tham gia vào lĩnh vực này như Intel, Google và Dish Network.
Đây không phải là lần đầu tiên rộ lên thông tin Sony phát triển dịch vụ TV. Hồi tháng 11/2011, Wall Street Journal cũng cho biết Sony đang phát triển phân phối các kênh truyền hình thông qua các thiết bị TV kết nối mạng, thay vì sử dụng hệ thống cáp thông thường.
Sony hiện cũng có một số kênh truyền hình như Game Show Network, Video and Music Unlimited, nhưng thông tin về dịch vụ mới vẫn có vẻ hấp dẫn hơn nhờ có đến hàng chục kênh khác nhau.
Bên cạnh đó, thương vụ này về lý thuyết cũng sẽ giúp Sony bán được nhiều thiết bị giải trí của họ hơn, chẳng hạn như máy chơi game PlayStation 3, TV Bravia và đầu Blu-ray.
Theo VNE
Intel có thể làm thay đổi ngành truyền hình cáp? Intel được cho rằng đã gần hoàn thành xong một thứ mà tất cả người tiêu dùng trên thế đã và đang chờ đợi từ rất lâu. Tờ Forbes cho biết Intel đang dự định thổi tung nền công nghiệp truyền hình cáp bằng bộ giải mã tín hiệu (set-top box) và gói dịch vụ riêng biệt của họ. Intel dự định sẽ...