Dịch tại TP Vinh lan tới 10 phường xã, các ổ dịch không có sự liên quan
Kể từ thời điểm phát hiện 2 ca F0 trong cộng đồng ngày 15/10, đến nay thành phố Vinh- Nghệ An đã xuất hiện 72 F0, trong đó có 37 ca cộng đồng.
Điều đáng quan tâm, ổ dịch tại đường Bùi Huy Bích, phát hiện tổng 43 ca bệnh, trong đó 12 ca cộng đồng.
Về công tác tiêm phòng Covid-19, thành phố đã tổ chức 23 đợt, đạt tỷ lệ người tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên tiêm một mũi gần 62%, tiêm đủ 2 mũi là 7%.
Ngay sau khi phát hiện các ca nhiễm, thành phố đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly và thiết lập các khu vực phong tỏa để khống chế dịch trên địa bàn…
Ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An họp khẩn với thành phố Vinh (Ảnh: Trung Thành).
Theo ông Dương Đình Chỉnh – Giám đốc Sở Y tế, thành phố Vinh và ngành y tế đã có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong chống dịch. Tuy nhiên, có những vấn đề cần phải quan tâm để tiếp tục triển khai tốt hơn công tác chống dịch.
Nhận định tình hình dịch trong thời gian tới, ông Dương Đình Chỉnh nhấn mạnh: Dịch bệnh trên địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp, đến nay 10 xã, phường có dịch. Qua phân tích, đợt dịch này lây lan rất nhanh, các ổ dịch không liên quan đến nhau… Trong khi, một số người dân đã hiểu chưa đầy đủ về Nghị quyết 128 của Chính phủ “Thích ứng, an toàn, linh hoạt, hiệu quả”, vì vậy, đã xuất hiện chủ quan trong một bộ phận người dân, các đơn vị…
Video đang HOT
Ông Chỉnh đề nghị thành phố Vinh tiếp tục thực hiện tốt các biện pháp quản lý khu vực phong tỏa, cách ly; tổ chức xét nghiệm sàng lọc định kỳ theo quy định. Ngoài ra, cần tuyên truyền để những trường hợp có biểu hiện bất thường như: Ho, sốt, khó thở đến ngay cơ sở y tế lấy mẫu xét nghiệm. Tăng cường việc xét nghiệm tầm soát tại các khu vực nguy cơ cao như: Chợ đầu mối, Trung tâm thương mại, ga tàu, bến xe để bóc tách F0.
Kiểm soát tốt di biến động dân cư trên địa bàn, đặc biệt là người trở về từ vùng dịch. Thường xuyên đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn thành phố và xây dựng phương án chống dịch phù hợp. Xem xét khi cho hoạt động trở lại các dịch vụ không thiết yếu…
Thành phố nửa triệu dân xem xét dừng một số hoạt động không thiết yếu để phòng, chống dịch Covid-19 khi xuất hiện nhiều F0 trong cộng đồng (Ảnh: Nguyễn Duy).
Ông Phan Đức Đồng – Bí thư Thành ủy Vinh nêu ra một số khó khăn trong công tác phòng, chống dịch và tiêm vaccine trên địa bàn. Hiện tình hình dịch diễn biến tiếp tục phức tạp với nhiều ổ dịch, giữa các ổ dịch không có sự liên quan. Thành phố là nơi tập trung đông người tham gia giao dịch, trung chuyển, chủng dịch mới có sự lây lan nhanh,… Bên cạnh đó, tâm lý một bộ phận người dân có phần chủ quan trước dịch bệnh.
Thời gian tới, thành phố sẽ tiến hành công tác phòng, chống dịch khẩn trương, quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ; chuẩn bị các phương án, đánh giá sát các cấp độ dịch; tiếp tục thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên, định kỳ theo từng loại hình nhằm sàng lọc F0 sớm; tổ chức tiêm vaccine nhanh, hiệu quả; rà soát thống kê lại các đối tượng chưa được tiêm chủng, đảm bảo sớm bao phủ vaccine trên địa bàn.
Ông Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thành phố Vinh cần tập trung xem xét, đánh giá khách quan những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, để từ đó tập trung, lãnh đạo, chỉ đạo công tác chống dịch hiệu quả. Tiếp tục phát huy vai trò Tổ Covid-19 cộng đồng và quan tâm đến chế độ đãi ngộ, khuyến khích động viên lực lượng này tham gia tốt các hoạt động.
Quản lý chặt các hoạt động không thiết yếu (các nhà hàng, quán nhậu…), xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Thực hiện kê khai y tế, thực hiện quét mã QR…, trong đó cần chỉ đạo điểm một số đơn vị, lĩnh vực để rút kinh nghiệm.
Thường xuyên đánh giá cấp độ dịch, theo dõi sát, báo cáo đúng quy định. Đồng thời xem xét ban hành một số quy định đặc thù, phù hợp với tình hình dịch trên địa bàn thành phố. Tập trung rà soát đối tượng, lập kế hoạch tiêm phòng vaccine đảm bảo tiến độ, an toàn, sớm “bao phủ” vaccine cho toàn bộ người dân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Y tế hỗ trợ nhân lực và cử một lãnh đạo CDC tăng cường hỗ trợ thành phố Vinh chống dịch và tiêm vaccine. Trung tâm Y tế thành phố Vinh kích hoạt lại mô hình bác sĩ gia đình để vừa tham gia phòng, chống dịch, vừa chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn.
Hà Giang: Lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu phát triển thương hiệu cam
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Hà Giang chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu, mở rộng các kênh tiêu thụ bao gồm các thị trường truyền thống và các sàn giao dịch điện tử; đẩy mạnh truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam Hà Giang trên nền tảng truyền thông số, trong đó lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu để bảo vệ, đánh giá và phát triển thương hiệu của cam Hà Giang.
Hà Giang xác định lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu để bảo vệ, đánh giá và phát triển thương hiệu của cam (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Trên 77.800 tấn cam cho thu hoạch niên vụ 2021 -2022
UBND tỉnh Hà Giang cho biết, niên vụ 2021-2022, toàn tỉnh có trên 7.760 ha cam cho thu hoạch với sản lượng khoảng 77.800 tấn, chủ yếu tập trung tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên.
Trong đó, diện tích cam Sành là 6.103,8 ha, cho thu hoạch khoảng trên 5.700 ha, năng suất bình quân đạt 102,6 tạ/ha. Sản lượng cam Sành theo tiêu chuẩn VietGAP ước đạt 45.700 tấn, chiếm 58,73% tổng sản lượng cam của tỉnh. Tổng diện tích cam Vàng là 2.055,5 ha, diện tích cho thu hoạch 1.726,8 ha, năng suất bình quân ước đạt 111,68 tạ/ha, sản lượng ước đạt 19.280 tấn.
Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, từ trung tuần tháng 9 đến tháng 11 năm nay, khoảng 5 - 7 ha cam CS1, CT36 chín sớm sẽ cho thu hoạch với sản lượng trên 30 tấn. Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là thời điểm thu hoạch cam Vàng với sản lượng gần 20,8 nghìn tấn. Đối với cam Sành, dự kiến đạt sản lượng hơn 58,5 nghìn tấn, thời gian thu hoạch bắt đầu từ cuối tháng 12 năm nay đến trung tuần tháng 3 năm sau. Sau Tết Nguyên đán đến đầu tháng 5 năm sau, cam V2 cho thu hoạch khoảng 800 tấn. Những năm trước, phần lớn cam được tiêu thụ thông qua các thương lái thu mua tại vườn và phân phối tại các chợ đầu mối, các cơ sở bán lẻ trong và ngoài tỉnh (khoảng 70%); còn lại, cam được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị và thông qua các chương trình xúc tiến thương mại (khoảng 30%).
Lấy chất lượng làm tiêu chí phát triển hàng đầu
Dự báo tình hình tiêu thụ cam niên vụ 2021-2022, theo UBND tỉnh Hà Giang, sản lượng cam cho thu hoạch tương đối lớn, tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng đến các hoạt động xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cam. Bên cạnh đó, thời điểm thu hoạch cam trùng với nhiều địa phương khác trong khu vực, dẫn đến sản phẩm cam Hà Giang phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại về giá bán và thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, sản phẩm cam chủ yếu tiêu thụ ở dạng quả tươi sử dụng trực tiếp, tỷ lệ thu mua phục vụ chế biến nhỏ; thời gian thu hoạch và bảo quản ngắn... nên dự báo năm nay sản phẩm cam sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ, giá bán có chiều hướng thấp hơn so với niên vụ 2020 - 2021 do sức mua giảm, thị trường bị thu hẹp.
Hội nghị tập huấn cho các doanh nghiệp, HTX của tỉnh Hà Giang đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (Ảnh: Văn Quân)
Đồng chí Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, để ứng phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, các ngành chức năng trên địa bàn chú trọng đẩy mạnh nghiên cứu, mở rộng các kênh tiêu thụ bao gồm các thị trường truyền thống và các sàn giao dịch điện tử; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam Hà Giang trên nền tảng truyền thông số, trong đó lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu để bảo vệ, đánh giá và phát triển thương hiệu của cam Hà Giang.
Để chủ động trong công tác tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2021 - 2022, UBND tỉnh Hà Giang cũng đã phê duyệt các phương án tiêu thụ cam trong bối cảnh dịch COVID-19. Theo đó, trong trường hợp dịch bệnh bùng phát, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, tỉnh sẽ tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc tổng thể của cả hệ thống chính trị, các tổ chức hội, đoàn thể chung tay hỗ trợ, giúp người dân từ công tác thu hoạch, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm cam với tổng sản lượng là 64.980 tấn, trong đó, tiêu thụ trong tỉnh khoảng 13.340 tấn, ngoài tỉnh khoảng 51.640 tấn cam. Cùng với đó, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của các hộ trồng cam khi tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, bán hàng online, hệ thống siêu thị... ; chủ động kết nối với các đầu mối tiêu thụ các niên vụ trước và các sàn thương mại điện tử để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; ưu tiên phân bổ vắc xin tiêm phòng COVID-19 cho người dân thuộc các Hợp tác xã, hộ trồng cam; hỗ trợ kiểm tra xét nghiệm PCR cho thương nhân các tỉnh, thành phố đến thu mua cam...
Trước đó, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức các Hội nghị đánh giá và bàn giải pháp xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm cam niên vụ 2021-2022; tiêu thụ cam trên sàn giao dịch thương mại điện tử Voso và Postmart; tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp, HTX vận hành gian hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử...
Chuyến bay đầu tiên đi Châu Âu thử nghiệm thành công hộ chiếu sức khỏe điện tử Ngày 2/9, Vietnam Airlines công bố vừa thử nghiệm thành công ứng dụng hộ chiếu sức khỏe điện tử (IATA Travel Pass) trên chuyến bay số hiệu VN55 từ Hà Nội đi London (Anh). Dự kiến, trong tháng 9/2021, hãng hàng không quốc gia tiếp tục mở các đường bay khác tới Seoul (Hàn Quốc), Anh, Nhật Bản, qua đó đặt lộ trình...