Dịch tả lợn tiến sát biên giới Việt-Trung, Phó Thủ tướng nói gì?
Sáng nay (14/9), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các bộ ngành địa phương liên quan đặt ra mục tiêu kiên quyết không để bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam, tránh ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành nông nghiệp, cũng như thu nhập, đời sống của người dân, nông dân.
Sáng 14/9, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông và ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì buổi họp.
Ngoài ra, còn có 63 tỉnh thành, phố tham gia họp trực tuyến.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các bộ ngành địa phương liên quan đặt ra mục tiêu kiên quyết không để bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam. Ảnh: IT
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang tập trung xây dựng nhiều trung tâm chế biến lớn, thị trường thịt lợn đã phục hồi. Tuy nhiên, dịch bệnh và dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến phức tạp, xuất hiện ở Trung Quốc, dịch tả lợn còn xuất hiện ở Nhật Bản.
Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngày 30/8 Bộ NN&PTNT đã ban hành công điện chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phòng chống dịch bệnh. Mới đây, Thủ tướng cũng có công điện chỉ đạo các tỉnh quyết liệt ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam, bảo vệ thành quả của ngành chăn nuôi.
Bộ NN&PTNT sẽ thành lập các đoàn công tác thật hiệu quả đi kiểm tra đôn đốc các địa phương thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: IT
Đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, trong thời gian qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng: “Nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch chu đông phòng, chống dịch bệnh và bố trí ngân sách địa phương triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật nên nhìn chung tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã được kiểm soát tốt hơn, hạn chế được dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, gop phân bao vê sưc khoe công đông, bao vê san xuât và phat triên chăn nuôi bền vững”.
Tuy nhiên, theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến nay, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con. Đây là loại dịch bệnh trên động vật chưa từng được ghi nhận tại Việt Nam.
Cũng theo OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ đầu tháng 8/2018 đến nay, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh, bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang, với tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy. Trong thời gian gần đây, bệnh có chiều hướng lây lan dần về phía Nam, tiến đến các tỉnh gần biên giới với Việt Nam.
Video đang HOT
Vì vậy, nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xâm nhiêm vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có chăn nuôi lợn với số lượng lớn là rất cao.
Bên canh đo, các hoat đông thương mai, du lich cua nhân dân các nươc đã và đang có dịch bệnh, đăc biêt cư dân biên giơi vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín (như đa được phát hiện tại sân bay đến của Hàn Quốc trong tháng 8/2018), cung co thê đưa vi rut bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiêm vao Việt Nam.
Trước tình hình nêu trên, ngày 12/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 1194/CĐ-TTg gửi các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
Đê tiêp tuc phat huy các kết quả đã đạt được và tao thê chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh động vật vụ Thu Đông năm 2018/2019 và chủ động ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào nước ta, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam, theo Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh công tác chủ động phòng chống dịch bệnh động vật, nhất là các dịch bệnh động vật nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh lợn, bệnh dại đông vât; thưc hiên có hiệu quả cac Chương trinh, Đê an, Kê hoach quôc gia cua Chinh phu, cua Bô NN&PTNT về chu đông phòng chống dịch bệnh động vật.
Tăng cường công tác giám sát chặt địa bàn, nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch trên gia súc, gia cầm, không để lây lan ra diện rộng; đăc biêt la thực hiện tiêm phong văc xin sơm đê chủ động phòng bệnh; tăng cương kiêm tra, hương dân phong, chông dich bênh tai cơ sơ, tô chưc giam sat chu đông, đanh gia biên đôi vi rut va lưu hanh mâm bênh, lâp ban đô dich tê, đanh gia hiêu lưc cua văc xin.
Riêng về bệnh dịch tả lợn châu Phi, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ NN&PTNT và các bộ ngành liên quan, trước hết cần có thông tin chính xác kịp thời trong đó cần phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực, khi có thông tin cần thông báo kịp thời tới người dân.
Tổ chức giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu khu vực biên giới đối với người và phương tiện vận chuyển từ các nước có dịch. Triển khai kiểm tra giám sát tại các chợ, giám sát chặt chẽ việc buôn bán giết mổ tiêu thụ thịt lợn, các sản phẩm của lợn.
Thành lập các đoàn công tác thật hiệu quả đi kiểm tra đôn đốc các địa phương thực hiện các biện pháp ngăn chặn.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu các bộ ngành địa phương liên quan đặt ra mục tiêu kiên quyết không để bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam tránh ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi, ngành nông nghiệp, cũng như thu nhập, đời sống của người dân, nông dân.
Theo Danviet
Dịch tả châu Phi lây lan chóng mặt, đe dọa đàn lợn trong nước
Bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) đang hoành hành, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi Trung Quốc. Bệnh vẫn tiếp tục lây lan xuống các tỉnh phía nam và có nguy cơ cao sẽ xâm nhiễm vào Việt Nam.
Trong nước, lúc này người chăn nuôi lợn đang phải đối mặt với một nỗi lo mới là dịch bệnh sau khi giá lợn mới tạm ổn định. Việc chưa có vaccine đặc hiệu điều trị và tỷ lệ chết đối với lợn mắc bệnh lên đến 100% càng khiến người chăn nuôi lo lắng.
Bệnh lây lan chóng mặt
Bệnh ASF được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên ở Kenya vào năm 1921 và sau đó lây lan ra nhiều nước. Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến nay đã có 12 quốc gia ở châu Âu, châu Phi và châu Á xuất hiện ổ dịch. Tại Trung Quốc, bệnh xuất hiện đầu tiên tại tỉnh Hắc Long Giang và đến nay đã có đến 14 ổ dịch được phát hiện.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thú y, tính đến ngày 10.9 đã có 17 quốc gia, vùng lãnh thổ báo cáo đã lây nhiễm bệnh. Tại Trung Quốc, hiện đã có 14 ổ dịch ở 6 tỉnh: Anh Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô, Chiết Giang. Bệnh vẫn đang lây lan xuống các tỉnh phía nam nước này.
Dịch tả lợn châu Phi hoành hành ở Trung Quốc gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. ảnh: Agroday
Theo TS Michael Guillaume - cố vấn kỹ thuật chăn nuôi lợn và thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn Olmix tại Việt Nam, ASF là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Bệnh lây lan nhanh trên mọi loại lợn và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Loại virus này lại sống rất dai, tồn tại rất lâu, cộng với cơ chế lây nhiễm cả trực tiếp và gián tiếp nên nguy cơ lây lan rất nhanh.
Virus gây bệnh ASF có thể sống trong các mô thịt, xương của heo từ 6 tháng đến 5 năm và rất khó bị tiêu diệt. Quá trình giết mổ, chế biến thịt hiện nay không diệt được loại virus này, do đó nó tồn tại trong thịt lợn được bày bán.
Ngoài lây nhiễm trực tiếp giữa lợn với lợn, bệnh còn truyền qua ký chủ trung gian khác là con ve mềm. "Bệnh gây thiệt hại rất nghiêm trọng với tỷ lệ chết đối với heo nhiễm bệnh lên đến 100%"- TS Michael cho biết.
Trong khi đó, theo bác sĩ thú y Đinh Xuân Phát, Bộ môn Công nghệ sinh học (Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM), sự nguy hiểm của dịch bệnh ASF là hiện chưa có vaccine đặc hiệu để điều trị. "Các giải pháp trị bệnh hiện nay là con số không. Virus này có đến 22 biến thể nên việc tìm ra vaccine đặc trị là rất khó"-TS Đinh Xuân Phát cho hay.
Theo ông Trần Văn Quang - Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai, tuy chưa ghi nhận dịch bệnh ASF xuất hiện tại Việt Nam nhưng nguy cơ xâm nhiễm của dịch bệnh này rất cao, do Trung Quốc và Việt Nam có đường biên giới rất dài. Hầu như ở Trung Quốc có dịch bệnh gì thì ở Việt Nam xuất hiện dịch bệnh đó. Đây là điều rất đáng lo ngại khi ngành chăn nuôi mới chỉ phục hồi sau cơn bão giá.
Cũng theo Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai, Trung Quốc phát hiện ổ dịch đầu tiên từ đầu tháng 8 thì đến nay đã có 6 tỉnh được ghi nhận xuất hiện bệnh. Cự ly xuất hiện từ ổ dịch đầu tiên đến ổ dịch mới được phát hiện lên đến hàng nghìn km. Điều này chứng tỏ tốc độ lây lan rất mạnh.
"Nếu xảy ra dịch bệnh, Đồng Nai sẽ là địa phương chịu thiệt hại rất nặng nề. Bởi với đàn lợn hơn 2,3 triệu con, Đồng Nai hiện được xem là thủ phủ chăn nuôi heo của cả nước" - ông Quang nhận định.
Siết kiểm soát - ưu tiên số 1
Ông Trần Hữu Trung, người chăn nuôi lợn tại huyện Thống Nhất (Đồng Nai) cho biết, một số thương lái hiện nay
vẫn nhập lợn sống từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Nhiều người chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không mấy để ý đến việc Trung Quốc đang bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Nếu không sớm có các chương trình hành động cụ thể để ứng phó với dịch bệnh, nhất là tình trạng giết mổ lậu, việc kiểm soát kinh doanh lợn chưa được kiểm soát thì hoàn toàn có thể xảy ra việc lợn bệnh được tự do mua bán khắp nơi, đàn lợn Việt Nam sẽ dễ bị lây nhiễm.
"Nguy hiểm hơn nữa là nếu đã lây nhiễm, chúng ta không có đủ kinh phí để phòng chống như các nước trên thế giới. Việc phòng chống bệnh ASF cần sự vào cuộc của cấp Chính phủ mới xong"- ông Trung lo lắng.
Theo ông Anan Lertwilai, Trung tâm Chẩn đoán và cố vấn thú y Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam, do chưa có vaccine đặc trị nên biện pháp duy nhất để đối phó là phát hiện sớm ổ dịch và tiêu hủy đàn heo nhiễm bệnh. Đối với Việt Nam, do chưa xuất hiện ổ dịch nên ưu tiên số một hiện nay là ngăn chặn sự xâm nhiễm của dịch bệnh.
Nghiên cứu về dịch bệnh ASF cho thấy việc lây lan bệnh chủ yếu qua đường hàng không. Bệnh lây nhiễm từ châu Phi qua châu Âu, châu Mỹ được ghi nhận là từ thực phẩm dư thừa của các chuyến bay. Cuối tháng 8, ở Hàn Quốc đã phát hiện thịt heo trong túi 2 du khách mang có chứa ASF ngay tại sân bay.
Do virus này sống rất lâu và dai dẳng nên trong thực phẩm làm từ thịt lợn vẫn có chứa mầm bệnh. Thực phẩm dư thừa trên các chuyến bay được tận dụng cho lợn ăn khiến mầm bệnh lây lan nhanh và rộng. "Phải kiểm soát được việc nhập khẩu thịt lợn và các sản phẩm từ lợn mới tránh được mầm bệnh xâm nhập"- ông Anan khuyến cáo.
Trước đó, tại Hội nghị chia sẻ thông tin về bệnh ASF được tổ chức ở Đồng Nai, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hội Chăn nuôi cho biết Hội sẽ có công văn gửi Chính phủ kiến nghị các biện pháp ứng phó.
Trong tình huống dịch xảy ra, cơ quan thú y địa phương cần nhanh chóng xác định bệnh, nếu đúng là tả châu Phi sẽ tiến hành khoanh vùng và tổ chức tiêu hủy heo ngay lập tức. "Chúng ta phải chấp nhận hy sinh một nhóm chăn nuôi nhỏ để cứu đàn lợn và có hỗ trợ tài chính cho họ để phòng trường hợp bán chạy khiến dịch bệnh lây lan"- ông Công kiến nghị.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Kiên quyết không để EC rút thẻ đỏ Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị trực tuyến về một số nhiệm vụ cấp bách khắc phục cảnh báo của Uỷ ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp - IUU. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết: "Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách...