Dịch Ebola tái bùng phát tại Congo
Ngày 26/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết Cộng hòa Dân chủ Congo ghi nhận ca tử vong thứ 2 do virus Ebola gây ra tại khu vực phía Tây Bắc nước này.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm Ebola tại trung tâm y tế ở Beni, CHDC Congo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đại diện WHO cho biết ca tử vong thứ 2 là một người phụ nữ, họ hàng của ca tử vong đầu tiên. Bệnh nhân đầu tiên qua đời trong đợt dịch Ebola này là một nam thanh niên, có biểu biểu hiện bệnh vào ngày 5/4, song không đến bệnh viện thăm khám. Sau hơn 1 tuần, bệnh nhân phải nhập viện và được các bác sĩ của trung tâm Ebola tại Mbandaka xác định là mắc Ebola. Nam thanh niên này đã tử vong vào ngày 21/4.
Phân tích gene của virus cho thấy đợt dịch mới bắt đầu tuần trước, xuất phát từ một ca nhiễm được xác nhận là lây nhiễm từ động vật và không liên quan đến đợt dịch đã kết thúc cuối năm 2021.
Đến nay Congo đã ghi nhận 13 đợt bùng phát Ebola, trong đó đợt dịch giai đoạn 2018-2020 tại phía Đông đã cướp đi sinh mạng của 2.300 người. Đây là số ca tử vong cao thứ hai từng được ghi nhận kể từ khi dịch bệnh này bùng phát.
Ebola là một bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra, rất dễ lây lan với các triệu chứng như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức toàn thân hoặc khó chịu. Nhiều trường hợp nặng bệnh nhân có thể xuất huyết bên trong và bên ngoài. Tháng 11/2020, WHO tuyên bố đại dịch Ebola chấm dứt hoàn toàn tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
Video đang HOT
51 người bị tử hình vì sát hại 2 chuyên gia Liên Hợp Quốc
Hàng chục người đã phải hầu tòa trong hơn 4 năm sau vụ sát hại 2 chuyên gia Liên Hợp Quốc Michael Sharp và Zaida Catalán ở Congo.
Cuối cùng, 51 người lĩnh án tử hình, trong đó có một số bị cáo bị tuyên án vắng mặt.
Một nhân viên giao thông đứng giữa con đường dẫn đến Tshikapa và Mbuji-Mayi, Kananga, vùng Kasai của Cộng hòa Dân chủ Congo. Ảnh Getty.
Theo The Guardian, một tòa án quân sự ở Cộng hòa Dân chủ Congo đã tuyên án tử hình 51 người, trong đó có một số người vắng mặt trong một phiên tòa xét xử vụ sát hại 2 chuyên gia Liên Hợp Quốc Michael Sharp và Zaida Catalán vào năm 2017 tại một khu vực miền Trung vốn đang gặp khó khăn của đất nước.
Hình phạt tử hình thường được đưa ra trong các vụ án giết người ở Congo nhưng thường được giảm xuống tù chung thân kể từ khi quốc gia này tuyên bố hoãn hành quyết vào năm 2003.
Hàng chục người đã bị xét xử trong hơn 4 năm vì liên quan đến vụ sát hại gây rúng động trong giới ngoại giao và cộng đồng viện trợ mặc dù những câu hỏi chính về tình tiết vẫn chưa được giải đáp.
Michael Sharp, người Mỹ và Zaida Catalán, người Thụy Điển-Chile đã biến mất khi họ điều tra bạo lực ở vùng Kasai sau khi được Liên Hợp Quốc thuê làm việc này.
Chân dung Michael Sharp, người Mỹ (phải)và Zaida Catalán, người Thụy Điển-Chile (trái) bị giết ở Congo.
Họ đang điều tra những ngôi mộ tập thể có liên quan đến một cuộc xung đột đẫm máu bùng phát giữa chính phủ và một nhóm người địa phương. Sau đó, thi thể của cả 2 được tìm thấy tại một ngôi làng vào ngày 28/3/2017 - 16 ngày sau khi họ mất tích. Catalán đã bị chặt đầu.
Tình trạng bất ổn ở vùng Kasai bùng phát vào năm 2016, do lực lượng an ninh giết chết một thủ lĩnh truyền thống của địa phương tên là Kamuina Nsapu. Khoảng 3.400 người đã thiệt mạng và hàng chục nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa, trước khi xung đột bùng phát vào giữa năm 2017.
Các công tố viên tại tòa án quân sự ở Kananga đã yêu cầu mức án tử hình đối với 51 người trong số 54 bị can. 22 người trong số đó là những kẻ đào tẩu và đang bị xét xử vắng mặt.
Theo cáo buộc chính thức của vụ án, dân quân ủng hộ Kamuina Nsapu đã hành quyết 2 chuyên gia Liên Hợp Quốc vào ngày 12/3/2017, ngày họ mất tích. Nhưng vào tháng 6/2017, một báo cáo được giao cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mô tả, các vụ giết người là một "tội ác được tính toán trước" trong đó các nhân viên an ninh quốc gia có thể nhúng tay vào.
Trong quá trình xét xử, các công tố viên cho rằng, lực lượng dân quân đã thực hiện các vụ giết người để trả thù Liên Hợp Quốc, vốn bị đổ lỗi vì không thể ngăn chặn được các cuộc tấn công chống lại họ của quân đội.
Trong số những người bị buộc tội chính có một đại tá, Jean de Dieu Mambweni, người mà các công tố viên cho rằng đã thông đồng với dân quân, cung cấp đạn dược cho họ. Tuy nhiên, Mambweni phủ nhận các cáo buộc và các luật sư của ông ta nói rằng phiên tòa xét xử đã bị dàn xếp.
Mambweni nằm trong số những người ban đầu phải đối mặt với án tử hình, nhưng cuối cùng chỉ bị kết án 10 năm tù vì "không tuân theo mệnh lệnh và không hỗ trợ một người đang gặp nguy hiểm". Nhóm bào chữa của ông ta cho biết ông ta sẽ kháng cáo. Hai người khác được tuyên bố trắng án, trong đó có một nhà báo.
Xác nhận 3 ca nhiễm Ebola mới tạiCHDC Congo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 18/10 cho biết đã xác nhận 3 ca nhiễm Ebola mới tại miền Đông CHDC Congo, đưa tổng số ca nhiễm lên 5 trường hợp trong 10 ngày qua. Y tá tiêm phòng vaccine ngăn ngừa virus Ebola cho người dân tại Goma, CHDC Congo, ngày 7/8/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Các ca nhiễm mới...