Dịch COVID-19: Vốn ‘đến tay’ doanh nghiệp
Thống kê chưa đầy đủ, tính riêng các ngân hàng có quy mô lớn đã có khoảng 100.000 tỷ đồng được giảm lãi suất “đến tay” các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Giao dịch tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Đồng Hới (Quảng Bình). Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, toàn ngành ngân hàng cần chủ động triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: cơ cấu lại khoản nợ, hoãn, giãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm lãi suất khoản vay cũ và cả khoản vay mới; đồng thời thực hiện giảm mạnh, giảm sâu hơn nữa đối với những đối tượng, loại hình doanh nghiệp khó khăn, cần sự chia sẻ để duy trì hoạt động sản xuất.
Phó Thống đốc nhấn mạnh, các ngân hàng thương mại phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra với mức giảm khoảng 2% lãi suất cho vay so với thời điểm trước dịch.
Theo dự báo, nền kinh tế năm nay có nhiều khó khăn và các tổ chức tín dụng cũng gặp khó khăn nên Phó Thống đốc cho rằng các ngân hàng thương mại cần thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động, giảm lãi suất huy động đầu vào hợp lý, cùng đồng thuận để có điều kiện giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Mặt khác, các ngân hàng thương mại cần xây dựng kế hoạch kinh doanh, kế hoạch lợi nhuận, chính sách tiền lương, thu nhập cho phù hợp.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Phan Đức Tú cho biết, đến nay BIDV có khoảng 155.000 tỷ đồng dư nợ ảnh hưởng và ngân hàng đã tiến hành cơ cấu lại nợ, giãn nợ cho khoảng 3.300 khách hàng, miễn giảm lãi cho các dư nợ cũ từ 0,5 – 1,2%.
Ông Nguyễn Đình Vinh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam ( VietinBank) cũng cho biết, VietinBank nhận được đề nghị hỗ trợ từ khoảng 115 khách hàng bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, với quy mô dư nợ lên đến gần 16.000 tỷ đồng. “Giai đoạn vừa qua, chúng tôi đã giải ngân cho gần 550 khách hàng với quy mô dư nợ gần 11.000 tỷ đồng”, ông Vinh cho biết.
Video đang HOT
Theo báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) được tổ chức ngày 30/3, tổng dư nợ của các khách hàng gặp khó khăn tạm thời do bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được ngân hàng này giữ nguyên nhóm nợ từ đầu năm đến nay trên 8.200 tỷ đồng. Trong thời gian tới, nhiều trường hợp trong tổng số hơn 50.000 tỷ đồng dư nợ cho vay bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ được Vietcombank xem xét cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo quy định.
Các chuyên gia kinh tế nhận định các chính sách tiền tệ mà ngành ngân hàng đang triển khai nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp là nỗ lực lớn của các ngân hàng.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, những chính sách vừa qua của Ngân hàng Nhà nước là rất nhanh và kịp thời nhưng vẫn chưa đủ. Việc hạ lãi suất chưa đủ để đưa nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, việc giảm lãi suất điều hành chỉ tác động vào thị trường, trong khi đó, vấn đề của nền kinh tế không phải chỉ ở nền kinh tế tiền tệ mà còn nằm ở nền kinh tế hàng hóa. Tuy nhiên, thị trường hàng hóa đang bị ngưng trệ.
“Tôi cho rằng các biện pháp về chính sách tiền tệ chỉ là biện pháp hỗ trợ, cần sự trợ lực của chính sách tài khóa, thông qua các gói hỗ trợ nhanh, mạnh nhằm giúp doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 có thanh khoản để trang trải chi phí, trả tiền cho đối tác, trả lương, trả lãi vay…”, ông Nguyễn Trí Hiếu nói.
Thùy Dương
Nên có thêm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp?
Các giải pháp về tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch Covid-19 được cho là hợp lý trong thời điểm hiện nay dù có ý kiến cho là chưa đủ mạnh so với khó khăn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng các "liều thuốc" mạnh hơn lại cần phải tính toán thận trọng trong cân đối với nguồn lực của quốc gia.
Hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là cần thiết, song phải cân đối để bảo đảm vận hành hiệu quả các hoạt động của nền kinh tế. Ảnh: Nhã Chi
Giải pháp đúng và trúng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư Quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Ngay sau khi văn bản này được ban hành, NHNN nước tiếp tục có quyết định giảm một loạt các lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện giúp các ngân hàng thương mại (NHTM) có thêm nguồn lực để hỗ trợ các doanh nghiệp cầm cự qua giai đoạn khó khăn hiện tại.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, phía trước còn nhiều khó khăn, chính vì vậy, các NHTM phải hành động quyết liệt, khẩn trương hơn nữa, tích cực triển khai nhiều gói giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Về phía chính sách tài khóa, Bộ Tài chính cho biết đang hoàn tất Dự thảo Nghị định quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục khó khăn do dịch Covid-19.
Đây là hai giải pháp chủ yếu và được kỳ vọng giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh. Tác dụng đầu tiên được nhìn nhận rõ trên thị trường là hầu hết các NHTM đều giảm lãi suất huy động kỳ hạn 1 đến dưới 6 tháng từ mức trần cũ 5%/năm xuống mức trần mới 4,75%/năm. Các kỳ hạn dài hơn cũng được điều chỉnh giảm ở nhiều ngân hàng. Hiện tại, kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng nằm phổ biến trong khoảng 5,3 - 6,8%/năm và kỳ hạn 12 - 13 tháng là từ 6,4 - 7,3%/năm. Nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay với một số đối tượng thuộc diện cần hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Cân nhắc liều lượng
Phản hồi về các giải pháp hỗ trợ, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (HaSME) cho biết, doanh nghiệp trong Hiệp hội đã nhận được hướng dẫn của các NHTM về việc làm hồ sơ để thực hiện giãn nợ và giảm lãi suất cho vay, trong khi các giải pháp giãn thuế và tiền thuê đất vẫn còn "trên giấy".
"Thực tế, những hỗ trợ về tín dụng và tài khóa như vậy là chưa đủ thấm so với khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải. Về phía doanh nghiệp, khoản nợ tại ngân hàng vẫn là nợ, họ chưa quan tâm đến việc trả nợ bằng việc phải sản xuất và bán được hàng, tức là bài toán cung cầu thị trường. Trong khi đó, vẫn chưa thấy rõ việc thực thi các giải pháp thị trường nào", ông Quốc Anh nói.
Do đó, theo ông Quốc Anh, cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn như giảm thuế GTGT và kéo dài các gói hỗ trợ tín dụng đến sau khi hết dịch để doanh nghiệp đủ sức hồi phục và phát triển. "Bên cạnh đó, có thể đẩy mạnh việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực có chi tiêu công của Nhà nước", ông Quốc Anh nhấn mạnh.
Từ góc độ khác, Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh cho biết, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực cầm cự, cắt giảm chi tiêu để "sống sót" qua giai đoạn khó khăn này. Đó là cách làm tốt thay vì trông chờ quá nhiều vào sự hỗ trợ của Chính phủ.
"Thực tế, Chính phủ đang tập trung rất nhiều nguồn lực để chống dịch Covid-19. Việc hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết, song phải cân đối để bảo đảm vận hành hiệu quả các hoạt động của quốc gia và nền kinh tế. Việc tính đến các gói kích thích kinh tế như các nước khác cần hết sức cân nhắc. Bởi nếu áp dụng, Chính phủ có thể phải vay nợ dẫn đến những rủi ro đáng ngại cho ngân sách nhà nước trong trung và dài hạn", ông Minh nhấn mạnh.
Xuân Yến
'Hệ thống ngân hàng phải đồng lòng chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp' Các ngân hàng thương mại phải triển khai nhiều gói giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Các đại biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: CTV/Vietnam ) "Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng Nhà nước với 4 ngân hàng thương mại Nhà nước trong vấn đề cơ...