Dịch COVID-19 tiếp tục lây lan tại Indonesia và Malaysia
Bộ Y tế Indonesia ngày 28/2 cho biết, trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 5.560 ca mắc mới COVID-19 và 185 ca tử vong. Theo đó, tổng số ca mắc tại nước này tăng lên 1.334.634 ca, bao gồm 36.166 ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Medan, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, trong 24 giờ qua, thủ đô Jakarta vẫn là địa phương ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất Indonesia, với 2.098 ca, tiếp sau là Tây Java (770 ca), East Kalimantan (374 ca), Trung Java (327) và Đông Java (324).
Tại Malaysia, Bộ Y tế nước này cùng ngày cho biết tổng số ca nhiễm đã tăng lên 300.752 ca sau khi ghi nhận thêm 2.437 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Đáng lo ngại, trong số các ca nhiễm mới có tới 2.435 ca lây nhiễm trong cộng đồng và chỉ có 2 ca nhập cảnh.
Video đang HOT
Tính đến nay, Malaysia đã ghi nhận 1.130 ca tử vong do COVID-19. Hơn 90% số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này đã khỏi bệnh. Hiện chỉ còn 26.205 ca dương tính, trong đó có 202 trường hợp đang được điều trị tích cực.
Malaysia tăng mức phạt đối với người vi phạm lệnh kiểm soát đi lại
Ngày 25/2, trang điện tử Công báo liên bang (e-Federal Gazette) của Malaysia đã đăng tải bản cập nhật mới nhất Sắc lệnh khẩn cấp về phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm 2021, trong đó quy định từ ngày 11/3, những người vi phạm Lệnh kiểm soát đi lại (MCO) có thể bị phạt tới 10.000 ringgit (gần 2.500 USD), cao gấp 10 lần so với mức phạt tối đa trước đây.
Cảnh sát kiểm tra giấy tờ tại một trạm kiểm soát ở Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 13/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trước làn sóng thứ ba dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát mạnh mẽ từ cuối tháng 9/2020, Chính phủ Malaysia đã quyết định áp dụng MCO 2.0 từ ngày 13/1. Tuy nhiên, số người vi phạm quy định này hàng ngày vẫn ở mức 3 con số và là một trong những nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh tại Malaysia chưa được cải thiện rõ rệt.
Với mức phạt tối đa tăng gấp 10 lần, cơ quan chức năng Malaysia kỳ vọng quy định mới này sẽ có tác dụng răn đe, khiến người dân thực hiện nghiêm chỉnh quy trình hoạt động tiêu chuẩn (SOP), góp phần hạn chế và ngăn chặn việc lây lan dịch COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này.
Cùng ngày, trong cuộc họp báo thường nhật, Bộ trưởng Cấp cao kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Ismail Sabri Yaakob cho biết Chính phủ Malaysia cho phép tổ chức các cuộc hội họp, hội nghị, hội thảo và triển lãm tại các bang áp dụng MCO kể từ ngày 5/3 trong điều kiện tuân thủ SOP một cách chặt chẽ, trong đó số người tham dự tối đa bằng 25% công suất phòng họp hoặc không quá 250 người. Cùng với đó, các nghệ sỹ biểu diễn đường phố cũng được phép hoạt động trở lại.
Ngày 25/2, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 1.924 ca mắc mới, mức thấp nhất kể từ ngày 4/1 tới nay, cùng 12 trường hợp tử vong. Hiện Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 293.698 người mắc COVID-19, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á về số ca mắc sau Indonesia và Philippines, trong đó có 1.110 ca tử vong và 263.761 người đã bình phục.
Trước đó một ngày, Malaysia đã chính thức khởi động giai đoạn đầu của Kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Với nguồn cung vaccine từ 6 nhà sản xuất khác nhau, quốc gia Đông Nam Á dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch này vào đầu năm 2022 với 100% dân số được chủng ngừa.
* Hãng Kyodo ngày 25/2 đưa tin Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp tại 5 tỉnh ở phía Tây thủ đô Tokyo vào cuối tháng này, sớm hơn 1 tuần so với kế hoạch trước đó. Nước này cũng sẽ xem xét nối lại chương trình trợ cấp nhằm thúc đẩy du lịch nội địa ở một số khu vực sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ hoàn toàn.
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Du lịch Kazuyoshi Akaba cho biết ý tưởng về khả năng tái khởi động chiến dịch "Go To Travel" được đưa ra sau khi Nhật Bản quyết định dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp đối với 5 ở phía Tây thủ đô Tokyo gồm Osaka, Kyoto, Hyogo, Aichi và Gifu vào cuối tháng này vì tình hình dịch bệnh được cải thiện và không còn nghiêm trọng. Lực lượng đặc trách các biện pháp chống dịch của chính phủ sẽ thông qua lần cuối cùng kế hoạch này vào ngày 26/2 sau khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia y tế.
Fukuoka cũng đã yêu cầu chính phủ đưa tỉnh Tây Nam này ra khỏi danh sách tình trạng khẩn cấp, song chưa có quyết định nào được đưa ra. Một số chuyên gia y tế cho rằng cần phải đánh giá thêm tình hình vì tỷ lệ lấp đầy giường bệnh vẫn ở mức cao. Theo kế hoạch, tình trạng khẩn cấp lần thứ hai ở Nhật Bản được gia hạn đến ngày 7/3 tới.
Không giống như tình trạng khẩn cấp đầu tiên được ban hành vào mùa Xuân năm ngoái, biện pháp này hiện chỉ áp dụng đối với thủ đô Tokyo và một số khu vực khác của đất nước vốn chứng kiến sự gia tăng trở lại các ca mắc COVID-19. Chính phủ cũng chưa quyết định về việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo và các tỉnh lân cận gồm Kanagawa, Chiba và Saitama vào ngày 7/3 tới.
COVID-19 tại ASEAN hết 19/2: Toàn khối trên 50.360 ca tử vong, Philippines tăng mạnh Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 19/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 15.965 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 50.360 người. Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Jakarta, Indonesia,...