Dịch COVID-19 tăng trở lại: Chủ động phòng ngừa
Sau khi Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tình trạng dịch COVID-19 lây lan trở lại, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn theo dõi chặt chẽ biến thể của virus SARS-CoV-2
Phóng viên: Sự gia tăng trở lại của dịch COVID-19 ở nhiều quốc gia trong thời gian gần đây có đáng lo ngại không, thưa ông?
- TS-BS HOÀNG MINH ĐỨC - Phó Cục trưởng phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế: Liên quan dịch COVID-19, theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm 2023 đến đầu năm 2024 tiếp tục ghi nhận các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, trong đó có những biến thể cần theo dõi như XBB.1.5, XBB.1.16, EG.5, BA.2.86, JN.1.
Ngoài ra, các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi khác cũng được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới, ví dụ: bệnh Nipah tại Ấn Độ, cúm A/H5N1 tại Campuchia, cúm H1N2 tại Anh, MERS-CoV tại khu vực Trung Đông.
TS-BS Hoàng Minh Đức – Phó Cục trưởng phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế
WHO cũng cho biết số ca nhập viện do COVID-19 trong tháng 12-2023 ở gần 50 quốc gia đã tăng 42% so với tháng 11-2023, tập trung tại châu Âu và châu Mỹ. Tỉ lệ nhập viện vào khu chăm sóc đặc biệt cũng tăng 62%. Đáng chú ý, có 10.000 ca tử vong do COVID-19 trong tháng trước – thấp hơn nhiều so với giai đoạn đỉnh dịch nhưng theo WHO, đây là mức “không thể chấp nhận được”.
Do đó, WHO kêu gọi các chính phủ tiếp tục giám sát, đáp ứng tốt nhất có thể việc cung cấp vắc-xin và điều trị y tế cho người dân. Một số quốc gia ở châu Âu cũng tiếp tục khuyến nghị thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 như tiêm chủng, xét nghiệm và đeo khẩu trang.
Biến thể JN.1 của SARS-CoV-2 được cảnh báo vẫn gia tăng nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam đã ghi nhận biến thể này chưa và vắc-xin có tác dụng với các biến thể mới không?
- Virus SARS-CoV-2 liên tục tạo ra các biến thể mới và mới nhất là JN.1. Theo phân loại của WHO, JN.1 là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của chủng Omicron, thuộc nhóm biến thể cần quan tâm.
Trên cơ sở thay đổi về đặc tính của virus – bao gồm mức độ lây lan, mức độ nghiêm trọng, hiệu quả của vắc-xin đối với virus – cùng việc chẩn đoán, điều trị và các biện pháp xã hội, WHO phân loại các biến thể của SARS-CoV-2 thành 4 nhóm: biến thể cần quan tâm, biến thể đáng lo ngại, biến thể được theo dõi, biến thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Video đang HOT
Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế cập nhật thường xuyên thông tin, chủ động áp dụng biện pháp giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp ngay tại cửa khẩu. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
JN.1 đang là biến thể được báo cáo nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, chưa có bằng chứng nào cho thấy JN.1 gây ra nguy cơ ảnh hưởng nặng nề đối với sức khỏe cộng đồng so với các biến thể khác của SARS-CoV-2.
Dẫu vậy, số ca mắc COVID-19 nói riêng và các bệnh đường hô hấp khác nói chung vẫn được dự báo gia tăng trong thời gian tới. Ở những quốc gia đang vào mùa đông, trường hợp phải nhập viện có thể tăng.
Việt Nam hiện chưa ghi nhận các biến thể mới của SARS-CoV-2. Với các biến thể hiện nay, theo WHO, vắc-xin hiện thời vẫn có tác dụng phần nào.
Ông có thể nhận định về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam?
- Tại Việt Nam, trong 2 tuần đầu năm 2024 đã ghi nhận 419 ca mắc COVID-19, nhập viện rải rác ở 39 tỉnh, thành phố. Số ca mắc tăng gấp 2,4 lần so với 2 tuần trước đó; số ca nhập viện tăng nhẹ nhưng không có trường hợp nặng; hệ thống điều trị hiện vẫn đáp ứng hiệu quả.
Tình hình dịch COVID-19 tại nước ta vẫn được kiểm soát. Việc các quốc gia ghi nhận ca mắc tăng là bình thường vì dịch chưa hết hẳn. Những ca mắc COVID-19 tại các nước chủ yếu ở mức độ nhẹ, nhiễm chủng Omicron, chưa ghi nhận sự bất thường.
Ở nước ta, COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang nhóm B – theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, được giám sát như các bệnh cúm mùa thông thường khác. Tuy nhiên, nước ta đang trong giai đoạn vào mùa đông – xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường nên dễ dẫn đến xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Để phòng chống bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có COVID-19, chúng tôi vẫn khuyến cáo người dân cần tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như: rửa tay thường xuyên; đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại địa điểm tập trung đông người…
Đồng thời, tránh tiếp xúc với người có triệu chứng mắc bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở… Khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Bộ Y tế đã kích hoạt hệ thống giám sát tại các cửa khẩu. Nguyên nhân vì sao, thưa ông?
- Để chủ động phát hiện, kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập nước ta, vừa qua, Cục Y tế dự phòng có văn bản gửi Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế về việc tăng cường kiểm dịch y tế biên giới. Việc này không chỉ nhằm giám sát dịch COVID-19 mà còn để theo dõi nhiều dịch bệnh khác.
Cuối năm là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số ca mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
Bởi vậy, chúng tôi đề nghị các trung tâm, cơ sở y tế cập nhật thường xuyên thông tin về các bệnh truyền nhiễm trên thế giới có nguy cơ xâm nhập Việt Nam để chủ động áp dụng biện pháp giám sát, phòng chống ngay tại cửa khẩu. Đồng thời, phát hiện sớm, cách ly, xử lý kịp thời trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch giám sát trọng điểm, lồng ghép COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm hội chứng cúm, viêm phổi nặng do virus, đặc điểm di truyền của virus SARS-CoV-2, để theo dõi các biến thể của virus.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch COVID-19 giai đoạn 2023 – 2025. Kế hoạch nêu rõ phương án sẵn sàng bảo đảm công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn.
Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường của COVID-19
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tình hình dịch COVID-19 ở trong nước vẫn đang được kiểm soát.
Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh cho thấy Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.
Kết quả xét nghiệm COVID-19. (Nguồn: Vietnam )
ZaloFacebookTwitterBản inCopy link
Ngày 13/12, theo thông tin từ Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tại Việt Nam, tình hình COVID-19 vẫn đang được kiểm soát; số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng; số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp.
Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh cho thấy hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.
Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với COVID-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025 theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.
Bộ Y tế tiếp tục theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trong nước và trên Thế giới; phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC) và cơ quan Đầu mối thực hiện IHR các nước thường xuyên cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh và chủ động cập nhật, cung cấp thông tin báo chí về tình hình dịch và các khuyến cáo phòng bệnh.
Theo Cục Y tế Dự phòng, Việt Nam đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.
Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
Để phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chiều 4/12 Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân không được chủ quan, lơ là và cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:
- Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.
- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở...và khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Thủ tướng yêu cầu lập tổ cộng đồng chống sốt xuất huyết Thủ tướng Chính phủ có công điện về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Ngày 25.7, Thủ tướng Chính phủ có công điện về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Cụ thể, trước tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Thiếu niên tử vong sau va chạm giữa xe máy và xe tải ở Quảng Trị

Liên tiếp xảy ra bạo lực học đường, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo khẩn

Bến Tre: Người đàn ông chửi bới tại bệnh viện, đăng clip lên mạng xã hội

Thêm một vụ thả diều đe dọa an toàn bay tại Nội Bài

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Hoàn cảnh của nam thanh niên đập vỡ kính ô tô của người khác

Choáng: Hôm nay nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thể đến 53 độ C

Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4

Bộ Công an: Sẽ điều tra, xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Đến Vườn quốc gia Bạch Mã, du khách không được mang thức ăn vào các điểm tham quan
Du lịch
09:33:27 24/04/2025
Cụ bà 79 tuổi qua đời để lại tủ tiền mặt, cả nhà đếm xong thì sốc nặng
Lạ vui
09:32:34 24/04/2025
Cặp sinh đôi nhà Phương Oanh - shark Bình hóa thân thành chiến sĩ nhí, hành động ngộ nghĩnh khiến ai cũng bật cười
Sao việt
09:31:57 24/04/2025
'Xe tay ga quốc dân'động cơ 125cc, đẹp như Honda SH Mode, giá rẻ hơn Vision
Xe máy
09:31:45 24/04/2025
Quá trình hàng trăm chiến sĩ công an truy bắt kẻ cướp ngân hàng VietinBank
Pháp luật
09:29:17 24/04/2025
Vợ Hồ Tấn Tài từng lên mạng tố HLV ĐT Việt Nam để bảo vệ chồng, sau ồn ào cuộc sống gia đình gây chú ý
Sao thể thao
09:27:56 24/04/2025
'Kẻ hạ sát' Toyota Fortuner, Hyundai Santa Fe: Công suất 197 mã lực, nội thất tiện nghi, giá ngang Hyundai Grand i10
Ôtô
09:27:37 24/04/2025
Clip 30 giây quay một cảnh tượng giữa đêm khuya khiến hàng triệu bố mẹ phải xem lại cách dạy con
Netizen
09:25:29 24/04/2025
7 sản phẩm trang điểm không thể thiếu trong túi xách mùa hè
Làm đẹp
09:23:45 24/04/2025
Cựu vương MSI lâm cảnh khốn cùng, nguy cơ bay màu ngay trong mùa giải 2025
Mọt game
08:50:04 24/04/2025