Dịch Covid-19 ở Ấn Độ: Ghi nhận 173 ca nhiễm, Thủ tướng ban bố lệnh giới nghiêm trong 1 ngày
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 19/3 đã ra lệnh triển khai lệnh giới nghiêm kéo dài 1 ngày trên phạm vi toàn quốc để chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Ấn Độ cũng đã gia tăng các biện pháp kiểm soát sân bay chặt chẽ nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19. (Nguồn: PTI)
Trong bài diễn văn trước toàn quốc, Thủ tướng Modi cho biết, lệnh giới nghiêm sẽ kéo dài từ 7h00 đến 21h00 ngày 22/3 (theo giờ địa phương). Mục đích của động thái này là kiểm tra năng lực của Ấn Độ trong việc triển khai những biện pháp cứng rắn nhằm đấu tranh với điều mà ông gọi là một cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng.
Theo nhà lãnh đạo Ấn Độ, lệnh giới nghiêm “giúp cả nước theo dõi và chuẩn bị đối phó với những thách thức tương lai”.
Trước đó, để đề phòng dịch Covid-19 lây nhiễm trong cộng đồng, chính phủ Ấn Độ đã yêu cầu tất cả các bộ, ngành và công ty quốc doanh cho 50% các nhân viên cấp trung và cấp thấp làm việc tại nhà, đồng thời điều chỉnh thời gian làm việc đối với các nhân viên còn lại.
Chỉ thị trên được Bộ Nhân lực và Đào tạo Ấn Độ đưa ra nhằm giảm thiểu sức ép lên hệ thống giao thông công cộng cũng như hạn chế khả năng lây nhiễm của SARS-CoV-2 trong giới công nhân viên chức nhà nước. Chỉ thị được áp dụng đối với tất cả các cơ quan chính phủ, công ty quốc doanh và những tổ chức khác do nhà nước tài trợ.
Video đang HOT
Bắt đầu từ ngày 17/3, chính quyền Ấn Độ đã huy động cả các phòng xét nghiệm tư nhân để kiểm tra các mẫu bệnh phẩm của những người nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Quyết định này cho phép nhà chức trách tăng tốc quá trình xét nghiệm từ 500 mẫu lên tới 8.000 mẫu/ngày, đủ để đối phó với khả năng dịch lan rộng trong những ngày tới. Các kỳ thi kết thúc năm học ở bậc phổ thông và đại học cũng được lệnh tạm hoãn trên cả nước tới sau ngày 31/3.
Ấn Độ đến nay đã ghi nhận 173 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 4 trường hợp tử vong.
Mai Khanh
Theo baoquocte.vn/AFP
Ấn Độ kẹt giữa căng thẳng Mỹ-Iran
Ấn Độ muốn mở rộng quan hệ kinh tế với Iran nhưng căng thẳng giữa Tehran và Washington đang cản trở những nỗ lực của New Delhi, đồng thời đặt ra nhiều thách thức khác đối với nền kinh tế lớn thứ ba châu Á.
Cảng Chabahar của Iran. Ảnh: DW
Vài ngày sau khi Mỹ thủ tiêu tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds Qassem Soleimani của Iran tại Iraq hồi đầu tháng 1, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có hai cuộc gọi khẩn cấp, một cho Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và một cho người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif. Nhà ngoại giao Ấn Độ kêu gọi cả Tehran và Washington kiềm chế căng thẳng ở mức thấp nhất có thể, bởi lợi ích chiến lược của New Delhi có thể bị đe dọa.
Cảng Chabahar của Iran là một ví dụ về những khó khăn mà Ấn Độ phải đối mặt khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng. Để mở rộng cảng này, Iran đã hợp tác với Ấn Độ và Afghanistan. Với vị trí chiến lược của Chabahar trên Vịnh Oman, tàu đi đến vịnh này không cần phải qua Eo biển Hormuz - một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất và đặc biệt quan trọng đối với các chuyến tàu chở dầu đến từ Vùng Vịnh, trong bối cảnh Eo biển Hormuz trở thành điểm nóng trong căng thẳng địa chính trị tại khu vực trong vài tháng qua. Về phần Mỹ, cảng Chabahar dường như không phải là cái gai trong mắt họ. Trái lại, giới chức xứ cờ hoa coi cảng này là cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế Afghanistan. Đó là lý do vì sao Washington không đưa Chabahar vào danh sách trừng phạt.
Tuy nhiên, giới đầu tư và các công ty Ấn Độ đã trở nên thận trọng trước các lệnh trừng phạt của Mỹ và cho rút các dự án đầu tư ra khỏi Chabahar. Sau khi Mỹ nhiều lần khẳng định Chabahar sẽ không bị đưa vào danh sách trừng phạt, các doanh nghiệp Ấn Độ mới bắt đầu xem xét đầu tư trở lại. Song, các khoản đầu tư không còn được đổ mạnh vào Iran như trước nữa.
Cần biết rằng trong vài năm qua, Ấn Độ đã nỗ lực ngăn cản ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Vịnh Oman. Cảng Gwadar tại Pakistan mà Trung Quốc xây dựng chỉ nằm cách cảng Chabahar chưa đầy 100km. Trong chính sách "láng giềng trước tiên" của Ấn Độ, cảng Chabahar được coi là cửa ngõ quan trọng đến Afghanistan, Trung Á và cả châu Âu.
Căng thẳng Mỹ-Iran cũng có thể mang lại nhiều hậu quả khác. Eo biển Hormuz đặc biệt quan trọng đối với việc cung ứng dầu thô trên thế giới. lượng dầu và 1/3 lượng khí tự nhiên toàn cầu được vận chuyển qua tuyến đường thủy này, trong khi 65% lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ đi qua Eo biển Hormuz. Nếu tuyến vận tải này bị gián đoạn hoặc thậm chí bị đóng cửa do căng thẳng quân sự, nó sẽ tác động nghiêm trọng đến giá dầu toàn cầu. Điều này đã được nhận thấy rõ sau cái chết của ông Soleimani, giá dầu khi đó vượt mức 70 USD/thùng.
Giá dầu tăng đột biến sẽ gây ra hậu quả to lớn cho Ấn Độ. Theo các chuyên gia, với mức tăng chỉ 10 USD/thùng, mức lạm phát sẽ tăng 0,4%. Các khu vực nghèo của Ấn Độ sẽ là nơi đầu tiên bị giá dầu ảnh hưởng. Ngoài ra, những nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước cũng sẽ bị giá dầu tác động.
Một cuộc xung đột kéo dài giữa Mỹ và Iran cũng có thể tác động đến khoảng 8 triệu người Ấn Độ định cư và làm việc tại Vùng Vịnh. Nếu tình thế buộc họ phải bỏ việc và trở về nước, Ấn Độ sẽ mất khoảng 40 tỉ USD kiều hối mỗi năm.
Trên lĩnh vực thương mại, Ấn Độ sẽ gặp khó khăn nếu các lệnh trừng phạt hà khắc được Mỹ áp đặt. Ấn Độ nhập khẩu methanol, quả hồ trăn, dầu thô của Iran và xuất khẩu các loại trà, gạo và sợi tổng hợp. Năm ngoái, Iran là nhà nhập khẩu trà hàng đầu của Ấn Độ, đạt 53,5 nghìn tấn, tăng 74% so với năm 2018. Giai đoạn 2014-2019, Ấn Độ đã xuất 95 triệu USD sợi tổng hợp sang Iran, chiếm 55% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của New Delhi.
TRÍ VĂN (Theo DW, The Hindu)
Theo Cantho online
Phái đoàn ngoại giao của 15 nước tới thị sát khu vực Kashmir Đây là chuyến thăm đầu tiên của các nhà ngoại giao đến khu vực tranh chấp kể từ khi Ấn Độ quyết định hủy bỏ quy chế tự trị đặc biệt đối với vùng lãnh thổ Kashmir thuộc kiểm soát của nước này. Binh sỹ bán quân sự Ấn Độ gác tại Srinagar. (Ảnh: AFP/ TTXVN) Ngày 9/1, các nhà ngoại giao thuộc...