Dịch COVID-19 diễn biến tích cực tại Indonesia
Công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Indonesia đang ghi nhận những diễn biến tích cực rõ rệt. Trong tuần này, tỷ lệ mắc mới COVID-19 ở Indonesia đã lần đầu tiên ở dưới mức 5% – ngưỡng giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho thấy dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Yogyakarta, Indonesia, ngày 14/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuần này, tỷ lệ mắc mới COVID-19 ở Indonesia đã lần đầu tiên ở dưới mức 5% – ngưỡng giới hạn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho thấy dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát.
Trong ngày 6/9, tỷ lệ mắc mới tại Indonesia ghi nhận ở mức 4,57% – mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020, khi nước này phát hiện các trường hợp đầu tiên mắc COVID-19. Tháng 7 vừa qua, Indonesia trở thành tâm dịch của châu Á với tỷ lệ lây nhiễm chạm mốc cao kỷ lục là 33,4%, trong đó biến thể Delta gây ra đa số ca mắc bệnh.
Video đang HOT
Các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19 đã tiếp tục được nới lỏng hơn nữa trong ngày 6/9, trong đó hầu hết các khu vực trên đảo Java đã được hạ mức cảnh báo về dịch bệnh. Theo đó, các trung tâm mua sắm, nhà máy và nhà hàng được mở cửa trở lại với một số điều kiện. Mặc dù vậy, Tổng thống Joko Widodo khuyến cáo người dân Indonesia không nên tự mãn do những nguy cơ tái bùng phát dịch COVID-19 vẫn còn hiện hữu. Dữ liệu hằng tuần của Bộ Y tế Indonesia cho thấy một số tỉnh vẫn ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm cao, trong đó tỉnh Aceh là 17,4% và Bắc Kalimantan là 16,7%.
Tại Philippines, ngày 7/9, giới chức y tế nước này đã xác nhận thêm 18.012 trường hợp mắc mới COVID-19, qua đó nâng tổng số ca bệnh ở quốc gia Đông Nam Á lên 2.121.308 trường hợp. Ngoài ra, nước này cũng có thêm 161 trường hợp tử vong do COVID-19, đưa tổng số người không qua khỏi đại dịch lên 34.498 trường hợp.
Đại diện WHO tại Philippines – ông Rabindra Abeyasinghe – đã kêu gọi chính phủ tăng cường công tác xét nghiệm COVID-19 để phát hiện các cụm lây nhiễm và các nguồn lây lan dịch bệnh. Ông nêu rõ việc chỉ kiểm tra những người tiếp xúc gần gũi với những người bị nhiễm bệnh sẽ “không phát huy được tối đa lợi ích của công tác xét nghiệm”.
Theo số liệu thống kê, quốc gia có khoảng 110 triệu dân này đã tiến hành xét nghiệm cho hơn 18 triệu người kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020. Với sự gia tăng đột biến gần đây của các ca mắc COVID-19 do biến thể siêu lây nhiễm Delta, Chính phủ Philippines đã điều chỉnh chiến lược quản lý rủi ro và tăng cường phản ứng y tế để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới. Giới chức tin rằng chiến lược phong tỏa bắt đầu thực hiện từ ngày 1/9, cùng với việc tăng cường xét nghiệm và nhanh chóng cách ly các trường hợp dương tính sẽ giúp hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.
Tính đến ngày 6/9, Philippines đã tiêm hơn 36 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và tiêm chủng đầy đủ cho hơn 15 triệu người. Nước này đặt mục tiêu sẽ tiêm chủng đầy đủ cho 70 triệu người trong năm nay.
Indonesia xác nhận tìm cách trục vớt tàu ngầm gặp nạn
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tư lệnh Quân đội Indonesia, Đại tướng Hadi Tjahjanto ngày 24/4 tuyên bố rằng tàu ngầm KRI Nanggala-402 đã bị chìm và không có người sống sót nào được tìm thấy.
Chiến dịch cứu hộ đã được chuyển sang hoạt động trực vớt sau khi các mảnh vỡ của chiếc tàu ngầm mất tích được tìm thấy.
Tàu của Hải quân Indonesia tham gia tìm kiếm tàu ngầm KRI Nanggala-402 bị mất tích, tại Banyuwangi, ngày 24/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, Hải quân Indonesia cho biết các mảnh vỡ của tàu ngầm KRI Nanggala 402 đã được tìm thấy và con tàu gặp nạn có thể đã bị vỡ nát sau khi chìm xuống độ sâu 800m dưới mực nước biển. Diễn biến này đã làm tiêu tan hy vọng cứu sống các thủy thủ sau khi lượng oxy dự trữ của họ đã cạn kiệt.
Tư lệnh Hải quân Indonesia, Đô đốc Yudo Margono cho biết lực lượng cứu hộ đã tìm thấy các mảnh vỡ từ tàu ngầm, bao gồm các vật dụng bên trong con tàu. Điều này cho thấy một vụ tai nạn thảm khốc. Đô đốc Yudo khẳng định rằng các vật phẩm này sẽ không thể ra ngoài tàu ngầm nếu không có áp lực từ bên ngoài hoặc không xảy ra hư hỏng đối với bệ phóng ngư lôi. Tuy nhiên, ông Yudo loại trừ khả năng xảy ra một vụ nổ và cho rằng nhiều khả năng chiếc tàu ngầm đã bị bung ra dưới áp lực nước ở độ sâu lên tới 850 mét, trong khi con tàu chỉ có thể hoạt động tối đa ở độ sâu 500 mét.
Theo ông Yudo, độ sâu này khiến công tác cứu hộ và trục vớt rất khó thực hiện, cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Cảnh sát Quốc gia, Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia (Basarnas) và các nước khác, Quân đội Indonesia sẽ tiếp tục tìm cách trục vớt con tàu.
Myanmar đồng ý chấm dứt bạo lực với dân thường Thống tướng Myanmar chấp nhận đề xuất ngừng bạo lực với dân thường được đưa ra trong Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN. "Myanmar đã đồng ý với đề xuất chấm dứt bạo lực nhằm vào dân thường. Chúng ta đã thành công. Kết quả cuộc họp vượt ngoài mọi dự đoán", Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin nói với hãng thông tấn...