Dịch Covid-19 có thể không giảm vào mùa hè dù trời nóng lên
Tại cuộc giao ban trực tuyến chiều qua của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của TP, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận định dịch có thể không giảm vào mùa hè, dù thời tiết nóng lên.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, từ nay đến ngày 3/4 sẽ là thời gian cao điểm bởi đây là khoảng thời gian để xác định được các ca bệnh từ các chuyến bay quốc tế về Hà Nội.
Hiện nay, các nhà khoa học các nước công bố nghiên cứu rộng rãi. Trong đó đáng lưu ý là virus Sars-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao, ảnh hưởng không đồng đều, tác động khác nhau ở các độ tuổi khác nhau, trong đó tỷ lệ tử vong người hơn 60 tuổi cao hơn những độ tuổi khác.
Thời gian ủ bệnh chưa thể kết luận được vì từng trường hợp khác nhau lại có thời gian ủ bệnh khác nhau, lâu nhất là 39 ngày.
Chiến đấu với dịch Covid-19 khoảng 10 tuần
Chủ tịch UBND TP đề nghị các quận, huyện thường xuyên cập nhật để so sánh các biện pháp đang thực hiện với tình hình thực tiễn, nếu có biện pháp không còn phù hợp thì mạnh dạn loại bỏ, điển hình như không phải rà soát đến trường hợp tiếp xúc F4.
Về khả năng dịch sẽ kéo dài đến bao giờ, theo ông Chung, hiện thế giới chưa định nghĩa được, nếu tính như Trung Quốc thì Hà Nội mới bước vào tuần thứ 2. “Có nghĩa là phải chiến đấu trong khoảng 10 tuần nữa (2,5 tháng) để xem sức chúng ta đi đến đâu” – ông Chung trầm ngâm.
Về tính mùa vụ, Chủ tịch Hà Nội cho biết thế giới đưa ra nhiều nhận định, trong đó có quan điểm cho rằng dịch có thể giảm vào mùa hè khi thời tiết nóng. Tuy nhiên, dẫn chứng ở Malaysia thời tiết nóng vẫn đang bùng phát dịch, tại Bình Thuận cũng có thời tiết nóng nhưng dịch vẫn lây lan, Chủ tịch Hà Nội dự báo dịch có thể không giảm vào mùa hè, dù thời tiết có nóng lên.
Nguồn lây nhiễm chính đối với TP hiện nay là từ nước ngoài, theo đường bay quốc tế, còn bay nội địa, đường bộ, transit thì chưa kiểm soát 100% bởi chưa có biện pháp phong tỏa, cách ly như ở châu Âu.
Thứ hai là từ những trường hợp du học sinh trở về, các du khách nước ngoài đã đến Hà Nội từ ngày 3-6/3.
Nguồn thứ ba là các cán bộ đang làm nhiệm vụ, tiếp xúc gần với công dân đang tổ chức cách ly. Trường hợp này đã có phương án liên quan đến phòng hộ, bảo hộ, nhưng tỷ lệ những người tiếp xúc gần, thực thi công vụ sẽ có nguy cơ là cao nhất.
Xác định các nhiệm vụ sẽ vất vả và tăng lên, ông Chung đề nghị các quận, huyện cần nhanh chóng xác định lại nguồn lực, cơ sở vật chất. Trên cơ sở kế hoạch, kịch bản mà TP đã đưa ra, các quận huyện cần phân công nhiệm vụ hợp lý.
Nếu có biểu hiện không bình thường, ho, sốt thì phải có đội phản ứng nhanh để đưa vào trung tâm cách ly, không để tự đi hay gọi taxi mà vận chuyển bằng phương tiện y tế. Phải rà soát, đi từ vùng dịch về phải cách ly tại nhà và có dấu hiệu báo cáo ngay.
“Đặc biệt cán bộ tiếp xúc với bệnh nhân phải có hiểu biết, nếu không sẽ thành đối tượng F1″ – Chủ tịch Hà Nội lưu ý.
“Tiếp tục xét nghiệm, xét nghiệm và xét nghiệm” – ông Chung nói. Các cơ sở y tế phải đào tạo nguồn lực có khả năng lấy mẫu, để lấy được 1.500 – 3.000 mẫu/ngày. Nếu vậy phải được ít nhất 800 cán bộ.
Nếu người nước ngoài có nhu cầu, cho cách ly ở khách sạn, tự trả phí
Video đang HOT
Bên cạnh đó, có các biện pháp mạnh mẽ trong giám sát cộng đồng về việc tổ chức cách ly. Tổ dân phố tăng cường tuyên tuyền công dân tự giác khai báo. Các đội cơ động phải trực 24/24h, khi có thông tin của người dân là phải triển khai nhiệm vụ ngay.
Đáng chú ý, Chủ tịch UBND TP cho biết háng ngày, TP đang tiếp nhận 600-800, có ngày cao điểm lên 1.000 người dân về nước. Với tình hình trên, có thể hơn 10.000 người về nước trong những ngày tới. Vì vậy, Hà Nội quyết định tổ chức cách ly tập trung để phòng ngừa.
Những trường hợp cần cách ly là những người từ nước ngoài tại các khu tập trung; cách ly F1 tại bệnh viện; cách ly F2 tại nhà. TP sẽ kích hoạt giám sát cộng đồng bằng GPS để giám sát tại nơi ở.
Ngoài ra, đối với người nước ngoài đã nhập cảnh mà là trường hợp F1, cán bộ ngoại giao, các khách sạn đã cam kết bố trí khoảng 1.500 – 2.000 chỗ. Còn các trường hợp cách ly để chữa bệnh đều tập trung tại BV Nhiệt đới TƯ cơ sở 2 (Kim Chung, Đông Anh). TP đã chuẩn bị 6 bệnh viện cấp TP để hỗ trợ BV này.
Chủ tịch UBND TP đề nghị các cán bộ công chức, viên chức đi làm việc phải thường xuyên kiểm tra thân nhiệt, nếu có biểu hiện bệnh thì phải nghỉ. Các công ty nếu có điều kiện thì làm việc trực tuyến.
Ông cũng khuyến cáo từ nay đến 31/3, người dân nên ở nhà, tránh đi ra ngoài và sinh hoạt đông người. Đồng thời, đề nghị người dân bình tĩnh, thực hiện tất cả các biện pháp mà Bộ Y tế đã hướng dẫn, hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Chủ tịch UBND TP khẳng định TP đang chủ động và kiểm soát tốt tình hình, xác minh nhanh trường hợp có khả năng lây nhiễm chéo, bóc tách ngay lập tức các trường hợp có khả năng lây nhiễm chéo. Nếu người nước ngoài có nhu cầu, có thể cho cách ly ở khách sạn, tự họ trả phí.
Trần Thường (vietnamnet.vn)
Cuộc chạy trốn khỏi nhóm buôn người của chàng trai Bắc Kạn ở châu Âu
Ma Văn Hành trải qua "khoảng 20 ngày" bơ vơ tại Pháp, trên người không giấy tờ, không tiền bạc, độc một bộ quần áo. Có những lúc cậu phải tìm bánh mì trong thùng rác để cầm hơi.
Sang Romania làm việc, nhưng vì không thể tiếp tục "một ngày phải giết 2.000 con lợn" mà lương chỉ có 8 triệu đồng nên Ma Văn Hành đã quyết định từ bỏ. Một ngày tháng 5 năm nay, cậu bắt đầu hành trình đến Đức với lời hứa hẹn về một công việc tốt hơn.
Đó là lời hứa hẹn của một đường dây môi giới, những người nói sẽ giúp Hành nhập cảnh Đức và tìm việc làm mới cho cậu với chi phí 160 triệu đồng. Hành trình của cậu dự kiến đi qua hành lang Tây Balkans, một trong những tuyến đường phổ biến của người nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu, để đến Italy, Pháp rồi Đức.
Thế nhưng, Hành đã phải bỏ trốn giữa đường, bới rác để tìm thức ăn, và đến nay vẫn sống phiêu bạt trong sự lo lắng của những người thân ở quê nhà.
"Cho con đi thì không yên tâm, mà không cho đi thì áy náy"
Ma Văn Hành, sinh năm 1992, quê ở xã Yên Hân, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Cậu là con thứ hai trong gia đình, đã lấy vợ và có một đứa con năm nay vào lớp 1.
"Nó bảo là mẹ ơi, gia đình mình khó khăn thế này, giờ chẳng biết làm thế nào, con quyết định ra nước ngoài, may ra sau này 'lên' được tí nào, chứ thế này không sống nổi", bà Trình Thị Chi, mẹ của Hành, nhớ lại lời con trai nói.
Quốc lộ 3C qua thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn. Ảnh: VOV.
Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với Zing.vn gần đây, bà Chi đã kể về đứa con trai "vì lo lắng cho nhà nên mới đi". Hành được xem là trụ cột gia đình vì anh trai Hành, theo lời người mẹ, là người "chậm chạp". Song bà cũng không biết gì nhiều về hành trình của con ở trời Tây, ngoài những cuộc trò chuyện qua điện thoại.
Bắc Kạn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước nhiều năm nay, nhưng về xuất khẩu lao động, tỉnh này không phải là cái tên thường được nhắc đến. Bà Chi kể một ngày Hành đột nhiên nói bà đưa xuống Hà Nội để phỏng vấn "đi nước ngoài".
"Không biết ai rủ rê", bà nói. "Thi xong nó về bảo con được đi. Cô bảo cô cho đi thì không yên tâm, mà không cho đi thì cũng áy náy".
Bà Chi nói tiền đi thi (để được đưa đi xuất khẩu lao động) là 15 triệu đồng, nhưng tổng chi phí thì bà không rõ, "chắc là nó vay 70 triệu". Hành nói cha mẹ đừng lo.
Theo tài liệu mà Zing.vn có được, Hành đã lên đường sang Romania vào ngày 25/11/2018 theo diện xuất khẩu lao động, thông qua một công ty có trụ sở tại Hà Nội. Cậu làm công việc giết mổ tại công ty Agricover ở Romania và được chính quyền thẻ cư trú dài hạn.
Mỗi ngày mổ 2.000 con lợn
Nhưng đó dường như không phải là công việc mà cậu mong muốn khi sức ép lao động cao mà mức lương lại thấp.
"Lúc đấy nó cũng thường xuyên gọi về, có lúc đang đi làm nó cũng gọi. Cô hỏi có mệt không, nó bảo mệt cũng phải làm, đã đến đây là phải làm, khó bằng mấy cũng phải làm. Nó bảo không ngại gì đâu, nhưng mà thấy sợ quá", bà Chi kể.
"Như ở quê, 'thịt' mấy năm mới được 2.000 con lợn, mà ở đây mỗi ngày phải mổ 2.000 con. Nó bảo bây giờ chả biết làm thế nào, không làm không được nhưng người ta bỏ đi hết rồi".
Một cơ sở giết mổ ở Romania. Ảnh: Getty.
Công việc bình thường chỉ 8 tiếng một ngày nhưng Hành thường xuyên tăng ca. Mỗi tháng cậu nhận lương 8 triệu đồng, nếu tăng ca nhiều có thể kiếm được 15-16 triệu, theo lời bà Chi.
"Nó cũng gửi về một ít", bà nói. "Nó bảo cứ biết ăn biết làm thôi, không dùng tiền mấy đâu".
Bẵng đi một thời gian không liên lạc, một ngày Hành gọi về cho gia đình bảo rằng cậu đang "không biết ở chỗ nào, không biết đường đi đường về".
Đó là Serbia, khoảng hai ngày sau khi cậu rời công ty ở Romania vào ngày 7/5. Serbia là điểm đầu tiên trong hành trình đi qua các nước Tây Balkans để tới Nam Âu rồi Tây Âu.
Hành đã quyết định bỏ công việc giết mổ để đến Đức, bất hợp pháp, thông qua một đường dây buôn người "do người Việt và người Trung Quốc điều hành", theo tài liệu. Theo lời Hành, "họ hứa với tôi sẽ tìm việc làm cho tôi với mức giá 160 triệu đồng".
Bà Chi kể rằng Hành gọi điện về cho bà bảo là có một người phụ nữ Việt Nam "tên Thảo hay gì đó" hứa hẹn đưa Hành "đến nơi đến chốn".
"Cô này, chả biết ai, nghe bảo là người bên đấy sinh sống lâu lắm rồi, luôn bảo nó sang đấy (Đức) sống không sợ gì đâu. Không thì thằng này nhát nó không đi đâu", bà nói.
"Chỉ có nước nhảy xuống tầng"
Thế nhưng, khi đến Italy, Hành bị một người tên Việt trong đường dây ép đưa 260 triệu đồng, thay vì số tiền như thỏa thuận ban đầu, đồng thời đe dọa nếu không nộp đủ, Hành "sẽ bị giao cho đường dây người Trung Quốc xử lý". Đến lúc này, Hành cũng không liên lạc được với người phụ nữ nọ.
"Cuối cùng nó bảo là mình đợt này mình bị lừa rồi", bà Chi nói. Bà "ăn không ngon, ngủ không yên" trong những ngày đó, sau khi đã cố chạy vạy vay đúng được 100 triệu đồng.
"Nó bảo với họ là nhà không có đủ tiền nộp. Họ nhốt nó vào một cái nhà hai tầng, có người gác. Nếu không nộp tiền thì hôm sau bị tống vào kho", người mẹ kể. "Nó bảo bây giờ chỉ có nước nhảy xuống tầng, chết thì chết, chứ họ tính từng tí một mà lấy tiền".
Người nhập cư hướng về biên giới Italy - Pháp. Ảnh: AFP/Getty.
Sau đó, Hành "không biết nói thế nào" mà vẫn được tiếp tục hành trình, bà kể. Điểm dừng tiếp theo sau hai ngày là Pháp. Hành quyết định bỏ trốn.
"Nó nhảy xuống xe, xe hay tàu gì đó. Nó bảo họ lột hết giấy tờ rồi, may mà còn cái điện thoại", bà Chi kể.
Hành tìm đến trú tạm ở một cây xăng ven đường. Theo lời ông Ma Văn Hằng, cha của Hành, trên người cậu khi đó không tiền bạc, không giấy tờ, chỉ độc một bộ quần áo, vì nghe lời nhóm buôn người để lại mọi thứ ở Romania. Trong cơn mưa lạnh, bụng đói, cậu phải tìm bánh mì sót lại trong thùng rác để ăn.
Đêm đầu tiên, Hành không ngủ được vì lạnh. Sang đêm thứ hai, có một người đàn ông làm việc ở cây xăng thấy cậu đáng thương nên đưa về nhà, cho bánh mì ăn.
"Ở trong nhà có kính che chắn cũng đỡ hơn tí. Sau đấy cứ nhịn đói đến bốn, sáu hôm ở chỗ bàn ghế cây xăng, có khách thì mình ngồi xuống đất, không khách mình ngồi ghế, chú cây xăng cũng tốt", Hành kể với mẹ, cho biết rất nhiều ngày cậu phải đợi người ta đổ rác để tìm thức ăn.
Có một lần, cậu bị hai thanh niên địa phương lừa dẫn đến một vườn cam và đánh. Hành đánh trả được, may mắn không bị thương tích.
"Đi làm không được tiền họ cười cho"
Cứ thế, cậu đã trải qua "khoảng hai chục ngày" ở đó cho đến khi được đưa đến đồn cảnh sát ở Paris và kết nối với Đại sứ quán Việt Nam. Một người làm việc tại sứ quán đã đưa cậu về nhà. Sứ quán đã lo giấy tờ để sắp xếp đưa Hành về nhưng cậu một lần nữa đã bỏ ra ngoài và kiếm việc làm.
"Nó bảo bây giờ nhà không phải lo cho con nữa, yên tâm, quần áo không phải mua, làm ở đấy thôi, ở trong nhà thôi, cũng quét nhà hay lau sơn, chắc là bác ấy vừa mới làm nhà thôi", bà Chi nhớ lại cảm giác thở phào khi nghe con trai kể chuyện.
Người nhập cư cắm trại trên đường phố Paris. Ảnh: AFP.
Hành bảo cậu muốn ở lại làm thêm một thời gian nữa vì "ở quê cũng không có gì, mà người ta bảo đi làm không được tiền họ cười cho".
Cha của Hành cho biết sau một thời gian, giờ cậu đã ra ngoài làm việc cho một nhà hàng ở Paris, mỗi tháng kiếm được khoảng 20 triệu đồng.
"Nợ vay ban đầu để đi Romania thì nó trả hết rồi. Nó bảo muốn làm thêm ít năm để kiếm tiền rồi về", ông Hằng nói.
Cả ông Hằng và bà Chi, kiếm sống bằng công việc lấy củi về bán, đều nói họ chưa bao giờ ngừng lo lắng cho con trai.
"Nó còn ngây thơ có biết gì đâu, bảo đi sang nước ngoài làm công ty, chắc kiếm tiền dễ hơn ở mình. Trong nước làm được vài triệu thì về nhà cũng chả còn đồng nào, không bõ gì thì lại đi xa", bà Chi nói.
Theo Zing.vn
Phóng sự trên báo Anh: Người nhập cư lậu từ Việt Nam vẫn liều mạng đến Anh Phóng viên tờ Mirror gặp gỡ những người nhập cư Việt mạo hiểm tính mạng để đến Anh tại một trại tạm cư lậu ở Pháp. Phóng viên tờ Mirror trao đổi với một thiếu niên Việt tại một khu trại tạm cư trong rừng ở Pháp . Ảnh chụp màn hình Mirror Theo điều tra độc quyền do tờ Mirror đăng ngày...