Dịch bệnh bạch hầu: Các ổ dịch vẫn trong tầm kiểm soát
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn diện rộng là thấp.
Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng.
Nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn diện rộng là thấp
Đánh giá về tình hình dịch bệnh bạch hầu, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết, năm 2023, có 57 trường hợp mắc và 7 trường hợp tử vong.
Theo thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong những tháng đầu năm 2024 (đến ngày 18/7/2024), Việt Nam ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong gồm: 3 trường hợp mắc tại tỉnh Hà Giang trong các tháng 1, 2 và 4/2024 tại các ổ dịch cũ; 1 trường hợp mắc và tử vong tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (huyện Kỳ Sơn) trong tháng 6/2024, và 2 trường hợp mắc tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trong tháng 7/2024.
Theo Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, trong những ngày gần đây trên phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về trường hợp nghi mắc bạch hầu tại tỉnh Lào Cai, tuy nhiên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của trường hợp này và cho kết quả âm tính với bạch hầu.
Bệnh bạch hầu là bệnh có vaccine phòng bệnh và vaccine bạch hầu đã được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta từ năm 1985, do đó đã tạo được miễn dịch rộng rãi trong cộng đồng và đã làm giảm số mắc hàng trăm lần so với thời điểm năm 1983 với khoảng 3.500 ca.
Những năm gần đây chỉ ghi nhận các ca bệnh rải rác tại các nơi có tiêm chủng đầy đủ do tỷ lệ tiêm chủng chưa đạt được 100% đối tượng tiêm, vì vậy vẫn còn một tỷ lệ nhỏ nhất định đối tượng chưa được tiêm tại cộng đồng.
Các ổ dịch chủ yếu xảy ra ở khu vực vùng sâu, vùng xa, những nơi điều kiện cung cấp vaccine tiêm chủng mở rộng còn khó khăn nên tạo vùng lõm tiêm chủng.
Bệnh bạch hầu không phải là bệnh mới, đã có vaccine tạo miễn dịch cộng đồng, khi chẩn đoán dương tính có thuốc kháng sinh và huyết thanh kháng độc tố để điều trị, bên cạnh đó với các trường hợp tiếp xúc ca dương tính thì có biện pháp phòng bệnh bằng tiêm liều đơn penicillin hoặc uống Erythromycine từ 7-10 ngày có tác dụng phòng bệnh.
Video đang HOT
Do đó, theo Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, đánh giá tình hình bạch hầu năm 2024 đến nay chưa phải là vấn đề phức tạp, số mắc thấp, các ổ dịch nhỏ vẫn trong tầm kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm thành dịch lớn diện rộng là thấp.
Người tiếp xúc gần người bệnh bạch hầu nên tự theo dõi, cách ly tại nhà
Bệnh bạch hầu có thể lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi. Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bạch hầu, Bộ Y tế đã chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch, không để bùng phát dịch trong cộng đồng.
Đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện xử lý ổ dịch, phòng bệnh chủ động cho người dân đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Do đó, đối với những người tiếp xúc gần với các trường hợp xác định mắc bệnh bạch hầu, Bộ Y tế khuyến nghị phải tự theo dõi sức khỏe, cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày, đồng thời phải liên hệ với cán bộ y tế để được hướng dẫn phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh và uống thuốc kháng sinh dự phòng.
Tất cả các trường hợp tiếp xúc gần trong khu vực ổ dịch cần được uống kháng sinh dự phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
“Việc cách ly tại nhà chỉ áp dụng đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định và không mở rộng đối với các trường hợp tiếp xúc khác như đã từng thực hiện đối với bệnh Covid-19 trong thời gian đang có dịch. Đề nghị các địa phương không lạm dụng việc cách ly rộng rãi một cách không cần thiết, không đúng đối tượng gây hoang mang lo lắng và xáo trộn cuộc sống của người dân”, Cục trưởng Y tế dự phòng nhấn mạnh.
Để chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp.
Một là, đưa trẻ (từ 2 tháng đến 7 tuổi) thuộc đối tượng tiêm chủng mở rộng đi tiêm chủng các vaccine có chứa thành bạch hầu (DPT-VGB-Hib, DPT…) đầy đủ, đúng lịch để bảo đảm miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm, tham gia tiêm chủng sớm nhất có thể.
Hai là, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Ba là, bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Bốn là, khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Năm là, người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế.
Ngăn dịch bệnh bùng phát bằng vắc-xin
Bệnh bạch hầu đang lây lan có thể được phòng ngừa bằng vắc-xin. Do vậy, người dân không quá hoang mang hay lo lắng, mà cần biết sử dụng công cụ này để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh là biện pháp hiệu quả nhất nhằm ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát - Ảnh: D.N
Không chủ quan, song không quá hoang mang
Dịch bạch hầu đang khiến người dân lo lắng. Theo các chuyên gia, dù nguy cơ dịch bạch hầu lây lan ra cộng đồng không lớn, song cũng không được chủ quan, bởi bệnh có tỷ lệ tử vong cao và nhiều biến chứng nặng.
Lý giải về việc dịch tái bùng phát, các chuyên gia cho rằng, bệnh bạch hầu vẫn có mầm bệnh trong cộng đồng. Những năm trước đây, tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh cao, nhưng những năm gần đây, thiếu hụt vắc-xin phòng bệnh và người dân cũng không đi tiêm chủng được trong giai đoạn dịch Covid-19, khiến tỷ lệ tiêm chủng giảm xuống.
Đặc biệt, gần đây, nhiều gia đình lơ là việc tiêm chủng cho trẻ, thậm chí có xu hướng không tiêm chủng cho trẻ. Vì vậy, mầm bệnh dễ bùng phát, dẫn đến những ổ dịch như vừa qua ở một số địa phương.
Việc các ổ dịch bạch hầu gần đây thường xuất hiện ở khu vực miền núi được cho là do khu vực này có tỷ lệ tiêm vắc-xin thấp, nhất là những khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn. Thậm chí, dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin đưa đến tận nơi cũng khó khăn, trong khi người dân đi làm trên rẫy, trên núi, nên cán bộ y tế cũng khó tiếp cận.
Chỉ trong 3 ngày (9 - 11/7), số ca tiêm vắc-xin bạch hầu tại Hệ thống Tiêm chủng VNVC tăng hơn 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Trao đổi với phóng viên về bệnh bạch hầu đang khiến dư luận quan tâm, PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nguy cơ lây lan ra cộng đồng là không lớn, bởi các ca bệnh phát hiện mang tính chất lẻ tẻ, trong khi nhiều trẻ đã được tiêm phòng vắc-xin khi còn nhỏ. "Chỉ những trẻ chưa được tiêm phòng vắc-xin hoặc tiêm chưa đầy đủ theo lịch tiêm chủng, thì mới có khả năng mắc bệnh", chuyên gia này khẳng định.
Chia sẻ về bệnh bạch hầu, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho rằng, đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhất là đối với nhóm người chưa được tiêm chủng đầy đủ hoặc vắc-xin đã mất hiệu lực. Đặc biệt, nguy cơ tử vong ở người mắc bệnh là 10-20%, cao hơn Covid-19, nhất là với những người chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, nguy cơ
lây nhiễm thấp hơn so với Covid-19, nên khả năng gây đại dịch thấp. Do vậy, theo bác sĩ Cấp, người dân không nên hoang mang.
Nêu quan điểm của mình, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu đánh giá, tuy số ca mắc không cao, nhưng cũng không được chủ quan, vì đây là dịch bệnh dễ lây lan. Nguy hiểm hơn, theo ông Phu, người mắc bạch hầu có thể bị các biến chứng, như tắc nghẽn đường hô hấp do giả mạc từ hầu họng lan xuống, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, liệt do tổn thương các dây thần kinh vận động và tử vong.
Ngăn dịch bằng vắc-xin
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn corynebacterium diphtheriae gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ em và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ. Vi khuẩn khu trú ở đường hô hấp trên tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố, gây nhiễm độc toàn thân, dẫn đến nguy cơ tử vong do biến chứng tắc đường thở và viêm cơ tim.
Với bệnh bạch hầu, có thể dự phòng bằng vắc-xin, tránh lây nhiễm bằng việc cách ly cá nhân, tăng cường tiêm chủng vắc-xin. Theo thông tin được công bố, chỉ trong 3 ngày (9 - 11/7), số ca tiêm vắc-xin bạch hầu tại Hệ thống Tiêm chủng VNVC tăng hơn 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Để phòng chống dịch, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin phòng bệnh bạch hầu theo chương trình tiêm chủng. Người lớn nên tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu sau mỗi 10 năm để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, tại Việt Nam, nhờ có chiến lược tiêm chủng vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT) trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1981, nên tỷ lệ nhiễm bạch hầu giảm mạnh vào những năm 2010. Vắc-xin phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm chủng cho tất cả trẻ nhỏ, 3 liều lúc trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi và nhắc lại lần 1 khi 18 tháng tuổi. Trẻ 4-6 tuổi có thể nhắc lại vắc-xin 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt.
Đối với trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước khi mang thai hoặc đang mang thai từ tuần thứ 27 đến trước tuần 35 có thể nhắc lại vắc-xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván. Sau đó, có thể tiêm nhắc lại 10 năm/lần để duy trì kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn bạch hầu lâu dài.
Ngoài tiêm chủng, để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân tại nơi có ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc điều trị dự phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định và khuyến cáo của cơ quan y tế. Trong trường hợp tiếp xúc gần, phải tự theo dõi sức khỏe, khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo ngay cho cán bộ y tế.
Người dân không để tâm lý hoang mang, tiếp nhận thông tin sai lệch từ các phương tiện thông tin đại chúng không chính thống, không tự ý tiêm vắc-xin chứa thành phần bạch hầu khi chưa có hướng dẫn, khuyến cáo cụ thể của của cơ quan y tế trong vùng có dịch và theo hướng dẫn của từng loại vắc-xin có chứa thành phần bạch hầu.
Trong trường hợp cần thiết, liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn về các biện pháp phòng bệnh, đảm bảo thực hiện tiêm chủng đúng đối tượng, đúng liều và đúng thời điểm, cũng như an toàn, hiệu quả phòng bệnh.
Tăng cường giám sát, phòng, chống bệnh bạch hầu Ngành Y tế Ninh Bình triển khai các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn nguy cơ bệnh bạch hầu xâm nhập. Ngành Y tế tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh rà soát, thống kê các đối tượng chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vaccine phòng bệnh bạch hầu. Ảnh: Hải Yến/TTXVN Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận một...