Địa ốc Chợ Lớn (RCL) nộp hồ sơ niêm yết gần 12,6 triệu cổ phiếu trên HOSE
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM ( HOSE) thông báo nhận hồ sơ niêm yết của Công ty cổ phần Địa ốc Chợ Lớn ( Mã chứng khoán: RCL – hiện đang niêm yết trên HNX).
Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến sẽ niêm yết gần 12,6 triệu cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ là gần 126 tỷ đồng. Được biết, đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/8/2020 trên sàn HNX, cổ phiếu đóng cửa giá tham chiếu 16.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa thị trường ước đạt 201,58 tỷ đồng.
Địa ốc Chợ Lớn (RCL) thành lập năm 1989, là một trong những công ty xây dựng và kinh doanh địa trên địa bàn TP.HCM và khu vực lân cận. Công ty được thành lập từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xây dựng và Dịch vụ nhà Quận 8 theo Quyết định số 5828/QĐ-UB ngày 31/12/2003 của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là quản lý và kinh doanh nhà; xây dựng công trình công cộng, nhà ở; lập dự án đầu tư, hồ sơ mời thầu, tư vấn tổ chức đấu thầu; hợp đồng kinh tế các công trình xây dựng nhà, khu dân cư nhóm B, C…
Video đang HOT
Đến ngày 20/03/2020, RCL có 5 cổ đông lớn, trong đó Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn nắm giữ 20% vốn. RCL có 1 công ty con là CTCP Địa ốc Chợ Lớn – Đà Nẵng với sở hữu 51% vốn.
Trong 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 46,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 6,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 8,9% và 38,3% so với 6 tháng đầu năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 26,1% lên 28,7%. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 59,1% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.
Tính tới 30/06/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 2,8% lên 721,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tồn kho trị giá 286,4 tỷ đồng, chiếm 39,7% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn là 168,7 tỷ đồng, chiếm 23,4% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 114,4 tỷ đồng, chiếm 15,8% tổng tài sản và những tài sản khác.
Danh sách tồn kho của doanh nghiệp
Địa ốc Sài Gòn họp cổ đông bất thường, tăng vốn từ 455 tỷ lên 600 tỷ
Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn (mã SGR, sàn HoSE) cho biết sắp họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020.
Địa ốc Sài Gòn đang theo đuổi nhiều dự án quá lớn so với quy mô vốn hiện tại của Công ty
Công ty cho biết, mức vốn điều lệ hiện nay là 455 tỷ đồng của Công ty sẽ gặp trở ngại trong việc thực hiện các thủ tục chập thuận đầu tư cũng như triển khai thực hiện dự án.
Vì vậy, Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông điều chỉnh phương án phân phối lợi nhuận năm tài chính 2019 để tăng vốn điều lệ của Công ty lên 600 tỷ đồng.
Nguồn tăng vốn được Công ty sử dụng 145 tỷ đồng lợi nhuận còn lại chưa phân phối chia cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu.
Theo kế hoạch cụ thể sẽ trình Đại hội đồng cổ đông, Công ty dự kiến sẽ phát hành thêm 14,46 triệu cổ phiếu, tương đương 31,75% số lượng cổ phiếu đang lưu hành để tăng vốn.
Tuy vốn điều lệ chưa tăng vốn chỉ là 455 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 794,4 tỷ đồng, nhưng quy mô nợ phải trả của Địa ốc Sài Gòn lớn hơn khá nhiều so với vốn của doanh nghiệp.
Tổng nợ tại thời điểm 30/6/2020 lên đến 1.157 tỷ đồng. Mặc dù vậy, trong số đó cũng có một phần lớn do người mua trả tiền trước ngắn hạn, giá trị là 440 tỷ đồng và doanh thu chưa thực hiện dài hạn là 148,2 tỷ đồng.
Địa ốc Sài Gòn hiện đang là chủ đầu tư một số dự án lớn. Trong đó, Khu đô thị Nghĩa Hà, Quảng Ngãi có tổng vốn đầu tư 715 tỷ đồng.
Một số dự án khác còn có Khu đô thị Lê Gia Plaza (Bình Dương) có tổng vốn 460 tỷ đồng, Khu đô thị An Phú Residences (TP.Hồ Chí Minh) có vốn đầu tư 400 tỷ đồng, Khu dân cư Nhơn Trạch (Đồng Nai) có tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, Khu đô thị sinh thái Việt Xanh (Hòa Bình) có vốn đầu tư 395 tỷ đồng...
Khối ngoại mua ròng 671 tỷ đồng trong tuần 17-21/8 nhờ thỏa thuận VHM, bán mạnh cổ phiếu bluechip Khối ngoại sàn HoSE tuần qua mua ròng thỏa thuận lên đến 1.443 tỷ đồng và nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn ngoại sàn này bán ròng lên đến 674 tỷ đồng. VHM là tâm điểm của dòng vốn ngoại khi được mua ròng lên đến gần 1.700 tỷ đồng thông qua phương thức thỏa thuận. Các cổ phiếu...