Địa ốc Alibaba khai trương văn phòng trái phép tại TP Biên Hòa
Chưa được cấp phép thành lập văn phòng tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) nhưng hôm nay (8/9), Công ty CP địa ốc Alibaba (trụ sở đặt tại TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức khai trương văn phòng địa ốc Alibaba chi nhánh Biên Hòa tại 96b đường Nguyễn Ái Quốc, phường Tân Tiến (TP Biên Hòa).
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai chỉ cấp phép địa điểm trên thuộc Chi nhánh Công ty cổ phần địa ốc đầu tư và phát triển 108, không liên quan đến Tập đoàn Địa ốc Alibaba. Vì vậy, địa ốc Alibaba trưng biển hiệu Tập đoàn Địa ốc Alibaba tại TP Biên Hòa là sai quy định.
Buổi lễ khai trương rầm rộ với sự tham gia của nhiều khách hàng và nhân viên công ty này với biển hiệu trước trụ sở có ghi Tập đoàn Địa ốc Alibaba khổ chữ lớn và phía dưới có ghi dòng chữ nhỏ Chi nhánh Công ty cổ phần địa ốc đầu tư và phát triển 108.
Phát hiện sự việc, Tổ kiểm tra liên ngành phường Tân Tiến đã đến nơi để làm rõ thông tin.
Theo hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai cho thấy, địa điểm khai trương trên thuộc chi nhánh của Công ty cổ phần địa ốc đầu tư và phát triển 108. Người đứng đầu chi nhánh này là bà Phạm Thị Ánh Hoan, có trụ sở chính tại tổ 1, ấp 3, xã Phước Thái (huyện Long Thành).
Theo đại diện UBND phường Tân Tiến, thời điểm kiểm tra, công ty nói trên không cung cấp được hợp đồng liên kết kinh doanh để được phép sử dụng biển hiệu của Tập đoàn Địa ốc Alibaba.
Tổ kiểm tra liên ngành của phường đã yêu cầu chi nhánh Công ty cổ phần địa ốc đầu tư và phát triển 108 tháo dỡ ngay biển hiệu liên quan đến Tập đoàn Địa ốc Alibaba.
Tại buổi lễ khai trương, Tập đoàn Địa ốc Alibaba đã giới thiệu đây là văn phòng thứ 12 được khai trương tại các tỉnh, thành.
Trước đó như đã đưa tin, sáng 5/9, ông Nguyễn Văn Hiệp, Chủ tịch UBND xã Long Phước cho biết, ngày 26/8, UBND xã ký quyết định cưỡng chế đến đại diện của Tập đoàn Địa ốc Alibaba.
Video đang HOT
Đồng thời, sau khi nhận quyết định, phía công ty này cam kết tự khắc phục hậu quả, tự tháo dỡ văn phòng xây dựng trái phép trên địa bàn xã.
“Hiện tại, phía công ty này đang tự tháo dỡ, khắc phục hậu quả theo đúng cam kết với chính quyền”, ông Nguyễn Văn Hiệp, Chủ tịch UBND xã Long Phước nói.
Hiện tại, với 29 dự án “ma” tại Đồng Nai mà Tập đoàn Địa ốc Alibaba vẽ nên, cơ quan chức năng khẳng định không có bất cứ dự án nào được cấp phép.
Với 600 trường hợp được xác định là khách hàng của Tập đoàn Địa ốc Alibaba tại Đồng Nai, hiện Công an tỉnh Đồng Nai đã liên hệ với 300 trường hợp để làm rõ những dấu hiệu sai phạm của công ty này.
Nguyễn Tuấn
Theo infonet
KOSY kinh doanh không tạo ra tiền, liên quan gì đến địa ốc Alibaba?
Tình trạng kinh doanh không tạo ra tiền của KOSY vẫn tiếp diễn trong 6 tháng đầu năm 2019 khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tiếp tục âm 157,3 tỷ đồng.
Công ty CP KOSY (mã chứng khoán: KOS) vừa công bố Báo cáo tài chính bán niên 2019 với tình trạng kinh doanh không tạo ra tiền của KOSY vẫn tiếp diễn khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tiếp tục âm 157,3 tỷ đồng. Còn trên bảng cân đối kế toán của KOSY, số dư tiền tại thời điểm cuối quý II/2019 chỉ còn 14,79 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 154 tỷ đồng đầu năm.
Ngay sau khi báo cáo tài chính bán niên 2019 được kiểm toán, KOSY đã phải giải trình khi các khoản doanh thu và lợi nhuận có sự chênh lệch đáng kể so với báo cáo tự lập.
Theo đó, sau kiểm toán, doanh thu không có nhiều thay đổi, đạt 569,2 tỷ đồng, tăng 77,13% so với nửa đầu năm ngoái. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của Công ty bị điều chỉnh giảm hơn 25%, xuống còn 13,4 tỷ đồng từ mức 17,9 tỷ đồng theo số liệu trên báo cáo Công ty tự lập. Như vậy, với số lãi sau thuế 13,4 tỷ đồng sau soát xét, KOSY ghi nhận lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm 2019 giảm 37,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Báo cáo tài chính bán niên 2019 với tình trạng kinh doanh không tạo ra tiền. Ảnh BCTC
Các khoản phải thu tại thời điểm cuối quý II/2019 của KOSY đã tăng thêm 100 tỷ đồng từ 832 tỷ lên 933 tỷ đồng. Trong đó, đáng chú ý, KOSY phát sinh 1 khoản phải thu từ Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc ALI với quy mô gần 33 tỷ đồng.
Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc ALI được giới thiệu là một trong 23 công ty con của Công ty CP Địa ốc Alibaba. Còn theo giấy phép đăng ký kinh doanh cập nhập đến ngày 27/6, người đại diện theo pháp luật và giữ chức vụ Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển địa ốc ALI là ông Nguyễn Thái Luyện.
Ông Luyện và Công ty CP Địa ốc Alibaba thu hút sự quan tâm lớn từ các phương tiện thông tin đại chúng sau những phát ngôn phản cảm cũng như những vi phạm trong việc rao bán các dự án bất động sản tại một số địa phương.
Vừa qua, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng xác minh, làm rõ thông tin phản ánh của báo chí liên quan đến các vi phạm của Công ty CP Địa ốc Alibaba trong thời gian qua, có biện pháp xử lý nghiêm các vi phạm theo đúng quy định pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 9/2019.
Bên cạnh đó, báo cáo tài chính bán niên 2019 tiếp tục xuất hiện các khoản trả trước của KOSY cho Công ty CP Đầu tư và Xây dựng hạ tầng Thủ đô và Công ty CP KPT Việt Nam với giá trị lần lượt là 454,6 tỷ đồng (tăng 100 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm) và 97,6 tỷ đồng (giảm 5 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm).
Công ty CP KOSY hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng. Năm 2011, KOSY đã chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản, lấy đây là điểm tựa phát triển. Đến năm 2016, Công ty bắt đầu triển khai nhiều dự án bất động sản như Khu đô thị KOSY - Lào Cai, Khu đô thị KOSY - Bắc Giang, Khu đô thị KOSY - Gia Sàng (TP Thái Nguyên)...
Để huy động nguồn tài chính đầu tư, từ năm 2016 đến nay, KOSY đã có ba lần tăng vốn, trong đó đáng chú ý là thương vụ phát hành cổ phiếu diễn ra vào cuối tháng 7/2018. Cụ thể, KOSY đã chào bán riêng lẻ thành công 62,25 triệu cổ phần KOS, qua đó nâng vốn điều lệ từ 415 tỷ đồng lên 1.037 tỷ đồng.
Không khó để nhận ra, các cá nhân mua cổ phần lần này chủ yếu là người của KOSY. Ngoài Chủ tịch và Phó chủ tịch HĐQT Công ty là Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Thị Hằng, còn có các thành viên HĐQT như Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Mạnh Sáu.
KOSY đang trong tình trạng kinh doanh không ra tiền. Ảnh minh họa
Gia tăng quy mô đầu tư cũng đã có những tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của KOSY. Kết thúc năm 2018, KOSY ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng 69,8%, từ 26,5 tỷ đồng lên 45 tỷ đồng. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh vẫn chưa thể sinh ra tiền cho KOSY. Cụ thể, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty âm tới 532 tỷ đồng trong năm 2018, hai năm 2016 và 2017 cũng lần lượt âm 139,5 tỷ đồng và 98 tỷ đồng.
Điều này phần nào cho thấy những rủi ro lớn về khả năng thanh toán lãi vay, các khoản nợ vay ngắn hạn hay nợ dài hạn đến hạn của KOSY, thậm chí còn ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Triển khai cùng lúc nhiều dự án lớn, bên cạnh các nguồn lực tài chính, KOSY cũng phải tìm kiếm những nhà thầu cung ứng vật tư cho hoạt động xây dựng, trong đó nổi bật là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng hạ tầng Thủ đô và Công ty CP KPT Việt Nam
Tính tới ngày 31/12/2018, số dư trả trước cho người bán ngắn hạn trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 của KOSY là 509,9 tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng số dư trả trước cho Công ty CP Đầu tư và Xây dựng hạ tầng Thủ đô và Công ty CP KPT Việt Nam chiếm tới 458,3 tỷ đồng, tăng 294,4 tỷ đồng so với đầu năm. Có thể thấy, đây hẳn phải là hai đối tác quan trọng và có uy tín với KOSY.
Theo báo Đấu thầu, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng hạ tầng Thủ đô được thành lập ngày 6/11/2015, địa chỉ trụ sở chính tại phường Phú Đô, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Cổ đông sáng lập gồm: bà Dương Thị Vinh - mẹ đẻ của Chủ tịch HĐQT KOSY Nguyễn Việt Cường - nắm giữ 30%; bà Nguyễn Thị Phương Thảo - em gái ông Cường và Công ty CP Đầu tư KOSY (pháp nhân do bà Thảo làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật) sở hữu 70%. Lưu ý, Công ty CP Đầu tư KOSY là một pháp nhân độc lập với Công ty CP KOSY. Đến ngày 27/7/2018, các cổ đông này đã thoái toàn bộ vốn tại Công ty CP Đầu tư và Xây dựng hạ tầng Thủ đô.
Còn về Công ty CP KPT Việt Nam, đây là một doanh nghiệp được thành lập vào cuối năm 2016 với 3 cổ đông sáng lập là KOSY nắm giữ 49%, số cổ phần còn lại được chia đều cho hai cá nhân Nguyễn Đức Trang và Phạm Thị Thắng (Kế toán trưởng của KOSY). Đến thời điểm đầu năm 2018, tỷ lệ sở hữu của KOSY đã giảm xuống còn 18,8%, trong khi đó hai cá nhân còn lại mỗi người nắm giữ 40,5%. Báo cáo tài chính của KOSY cũng ghi nhận KPT Việt Nam là một công ty liên kết của doanh nghiệp này.
Sự từng góp mặt của các thành viên trong gia đình Chủ tịch KOSY tại Công ty CP Đầu tư và Xây dựng hạ tầng Thủ đô và Công ty CP KPT Việt Nam - những doanh nghiệp đã được KOSY tin tưởng tạm ứng nhiều trăm tỷ đồng - có thể đặt ra những băn khoăn về bản chất của giao dịch giữa các doanh nghiệp này. Theo một chuyên gia chứng khoán, nhà đầu tư cần lưu ý, cẩn trọng để hiểu được bản chất của những giao dịch mang tính nội bộ như vậy.
Tuy nhiên, các giao dịch kinh tế này sẽ là hoàn toàn bình thường và không có vấn đề gì khi nó đảm bảo tính minh bạch, sự hợp lý, hợp pháp và tuân thủ các nguyên tắc thị trường.
Theo An ninh tiền tệ
"Cò" hét giá đất Biên Hòa lên tận nóc Sau hơn một tháng đồng loạt 6 xã tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) chính thức lên phường, giá đất đã tăng bất thường, gây khó cho các nhà đầu tư, quản lý 6 xã thuộc TP Biên Hòa gồm Hiệp Hòa, Tân Hạnh, Hóa An, Phước Tân, Tam Phước, An Hòa chính thức lên phường từ ngày 1-7, (hiện Biên Hòa chỉ...