Đĩa mềm có chữ ký của Steve Jobs bị “thét giá” gấp 4 lần MacBook Pro
Chiếc đĩa mềm có chữ ký của cố CEO Apple – Steve Jobs có trị giá lên tới 7.500 USD (tương đương 173,88 triệu đồng), đắt hơn cả MacBook Pro cao cấp nhất.
Chữ ký của “huyền thoại” Steve Jobs đáng giá bao nhiêu? Rõ ràng, nhiều hơn một MacBook Pro 16 inch cao cấp nhất và iPhone 11 Pro Max cộng lại; đắt gấp 4 lần một chiếc MacBook Pro bình thường. Nhà đấu giá RR Auction đã đưa ra một đĩa mềm có chữ ký của người đồng sáng lập Apple quá cố với giá trị ước tính là 7.500 USD (khoảng 173,88 triệu đồng).
Giá trị của đĩa mềm có chữ ký của Steve Jobs còn cao hơn cả phiên bản MacBook Pro 16 inch và iPhone 11 Pro Max cộng lại.
Đĩa mềm được đề cập có chứa phần mềm Macintosh System Tools 6.0, được phát hành vào khoảng năm 1988. Theo nhà đấu giá RR Auction, Steve Jobs rất hiếm khi để lại chữ ký viết tay. Phần mô tả cho hay: “Đây là một phiên bản chữ ký cực hiếm của Jobs – được biết đến như một chữ ký bắt buộc vì ông thường từ chối ký tặng người hâm mộ”.
Đĩa mềm có chữ ký của Steve Jobs
Giá trị ước tính của chiếc đĩa mềm này có vẻ khả chuẩn. Mức đấu giá cao nhất hiện đã ở mức hơn 5.000 USD (khoảng 115,92 triệu đồng) và vẫn còn một tuần nữa cuộc đấu giá mới kết thúc. Đây không phải là mức giá cao nhất được trả cho các vật phẩm có chữ ký của Jobs. Trước đó, vào tháng 9, một poster “Toys Story” đầu tiên có chữ ký của Steve Jobs đã được bán với giá hơn 30.000 USD (khoảng 695,52 triệu đồng).
Theo Dân Việt
Sau 4 năm cứng đầu và ngạo mạn, Apple âm thầm nhận sai với người dùng
Thiết kế của chiếc MacBook Pro mới cho thấy Apple đã chấp nhận lắng nghe người dùng - dù không công khai thừa nhận - sau hơn 4 năm ngạo mạn và cứng đầu về thiết kế sản phẩm.
Bài viết là quan điểm của biên tập viên Jason Snell, Macworld.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu, nhưng chiếc MacBook Pro 16 inch mà Apple mới công bố tuần này là dấu hiệu rõ ràng cho thấy "Táo khuyết" đã không còn khư khư giữ chặt quan điểm về thiết kế của dòng Mac như suốt 4 năm qua.
Trên thực tế, Apple đã có một số thay đổi dù không mấy rõ ràng trong vài năm qua. Và ở nửa cuối năm nay, chúng ta được chứng kiến rõ ràng việc Apple - sau quãng thời gian phớt lờ nhu cầu của nhiều khách hàng - đã nhận ra rằng phải thay đổi những định kiến cũ kỹ về thiết kế.
Định luật Jobs trong thiết kế
Có thể nói triết lý thiết kế của Apple là kích thước và trọng lượng càng tăng thì càng tệ. Tôi gọi đây là định luật Jobs, dù thực ra cũng có thể gọi nó là triết lý của Ive. Công ty luôn cố gắng tạo ra thiết bị mỏng hơn, nhẹ hơn thế hệ trước.
MacBook Pro 16 inch mới là cách mà Apple âm thầm thừa nhận họ đã sai. Ảnh: CNET.
Phần lớn người dùng sẽ đồng ý rằng triết lý đó hoàn toàn hợp lý. Tôi luôn mang theo một chiếc laptop của Apple trong ba lô gần 20 năm qua, và luôn cảm thấy vui mỗi khi thay máy bằng bằng model mới nhẹ hơn.
Tuy nhiên, khi cố gắng gọt bỏ vài mm độ dày và vài gram trọng lượng, Apple hạn chế không gian của hệ thống xử lý, hành trình phím, hệ thống làm mát và pin. Bạn phải đánh đổi thời gian sử dụng pin để đổi lấy trọng lượng nhẹ hơn, sức mạnh xử lý để đổi lấy vài mm mỏng hơn.
Và Apple đã có lúc vượt qua "lằn ranh đỏ". Thiết kế của thế hệ MacBook Pro 2016 đã bị rất nhiều người dùng phản đối. Dù mỏng hơn và nhẹ hơn, hệ thống tản nhiệt của máy không thể đáp ứng được những vi xử lý mới nhất và làm máy quá nóng, còn bàn phím thì nông và dễ hỏng.
Tính năng Touch Bar loại bỏ hàng phím Esc và Function, và việc chuyển đổi sang toàn bộ kết nối USB-C là hơi sớm.
Thiết kế bàn phím mới được Apple áp dụng đầu tiên trên chiếc MacBook 12 inch, sau đó đem lên những mẫu MacBook Pro. Tuy nhiên những gì họ nhận được là những lời chê bai trong suốt vài năm.
Hãy so sánh nó với chiếc MacBook Pro 16 inch. Chiếc laptop mới rộng hơn, dày hơn, nặng hơn thế hệ trước nó, nhưng vẫn nhẹ hơn chiếc MacBook Pro 15 inch đời 2015.
Quan trọng hơn, Apple liên tục nhấn mạnh với những người dự sự kiện ra mắt chiếc MacBook mới đây là cách mà họ lắng nghe người dùng chuyên nghiệp của mình. Đó là một sự thay đổi nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa lớn.
Khi Apple biết lắng nghe khách hàng
Dường như Apple luôn nghĩ rằng khách hàng không biết mình muốn gì và hãng có thể quyết định mọi thứ. Tất nhiên, Apple không thể thành công ty công nghệ hàng đầu thế giới bằng cách thiết kế sản phẩm dựa trên các nghiên cứu về thị trường.
Nhưng cách thức này đôi lúc trở nên quá cực đoan và rõ ràng là thiết kế sản phẩm của Apple trở nên quá "độc đoán". Tháng trước, tôi nói chuyện hai lần với các nhân viên marketing của Apple và nghe kể việc họ đã phải sửa đổi thiết kế sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của phần lớn người dùng thay vì thiết kế ban đầu.
AirPods Pro là một ví dụ cho thấy Apple thực sự lắng nghe và tính đến độ thoải mái khi đeo của nhiều người dùng hơn, trong khi thiết kế EarPods không thể đáp ứng đa dạng như thế. Tương tự, thiết kế bàn phím của MacBook Pro 16 inch cũng mang lại những thay đổi mà nhiều người đã đòi hỏi.
MacBook Pro 16 inch (phải) dày và nặng hơn chút so với mẫu 15 inch ra trước đó, nhưng người dùng sẽ không khó chịu với những khác biệt quá nhỏ như vậy.
Theo đại diện của Apple, bàn phím Magic Keyboard trên MacBook Pro 16 inch là kết quả nghiên cứu kéo dài cả tháng trời, với hàng loạt thiết kế và phong cách bàn phím khác nhau. Nghiên cứu này tính đến cả những yếu tố như sinh lý, tâm lý và cảm giác sử dụng, hay nói cách khác đây là cách mà các công ty lớn thường nghiên cứu người dùng.
Trong khi đó, chính những nhân viên của Apple, dù không nói thẳng, cũng phần nào thừa nhận rằng bàn phím cánh bướm, thiết kế sử dụng trên vài đời MacBook trước, không được lòng nhiều người dùng.
Nếu tính cả những chi tiết nhỏ như nút Esc cứng hay các nút điều hướng dạng chữ T ngược, có thể kết luận MacBook Pro 16 inch mới đúng là những gì người dùng chờ đợi khi Apple nâng cấp MacBook năm 2016.
Apple nhận ra điều cần thiết
Thực ra sự thay đổi của Apple có thể nhận thấy từ tháng 4/2017, khi họ gặp mặt một vài nhà báo và thông báo sẽ khai tử mẫu Mac Pro "thùng rác" để quay trở lại đúng những sản phẩm "Pro".
Dù chiếc Mac Pro mới tận tháng sau, tức gần 3 năm sau mới bán ra, tôi cho rằng thiết kế Mac Pro thùng rác và những lời chê bai dành cho mẫu MacBook Pro 2016 đã khiến Apple tỉnh ra.
Sau nhiều năm duy trì chiếc Mac Pro "thùng rác", Apple đã trở lại với thiết kế Mac Pro cũ, tập trung vào khả năng nâng cấp và tản nhiệt tốt hơn thay vì chỉ cần bề ngoài như chiếc Mac Pro trước đó.
Cùng với đó, có thể kể đến những phản ứng của thị trường như việc MacBook Air vẫn được yêu thích dù bị Apple bỏ rơi, và họ đã cố thay thế nó bằng mẫu MacBook 12 inch. Đây cũng là một ví dụ cho thấy Apple tưởng như họ biết người dùng thích gì, nhưng thực tế thì sai hoàn toàn.
Tôi sẽ không khẳng định rằng Apple đã thay đổi hoàn toàn hướng tạo sản phẩm của họ. Apple chỉ thay đổi những ưu tiên khi tạo ra một sản phẩm mới. Với MacBook Pro, họ nhận ra rằng hiệu năng, pin quan trọng không kém kích thước hay trọng lượng.
Các sản phẩm di động thì vẫn cần tối ưu về kích thước và trọng lượng, nhưng một chiếc MacBook Pro 16 inch thì không hẳn. Đây là sự thay đổi làm tôi tin tưởng vào tương lai của dòng Mac. Đã lâu lắm rồi thiết kế Apple mới sáng sủa đến vậy.
Theo zing
Siêu MacBook Pro 16 inch có giá lên đến hàng trăm triệu đồng MacBook Pro 16 inch mới của Apple hiện đã có sẵn để đặt hàng, và nếu quyết định chọn cấu hình cao nhất, số tiền bạn phải chi lên đến 6.099 USD (khoảng 141,5 triệu đồng). MacBook Pro 16 inch có giá thấp nhất là 2.399 USD, bằng mức khởi điểm của MacBook Pro 15 inch năm ngoái (hiện đã bị khai tử)...