Địa điểm lịch sử của mùa Thu 1945 ở Hà Nội qua những ảnh xưa và nay
Giữa phố phường huyên náo của Thủ đô Hà Nội vẫn còn đó những công trình kiến trúc như chứng nhân của một giai đoạn lịch sử, gợi nhắc về mùa Thu cách mạng năm 1945.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu Cách mạng tháng Tám thắng lợi hoàn toàn.
Quảng trường Ba Đình ngày nay vẫn là quảng trường lớn nhất Việt Nam với tòa nhà Quốc hội hiện đại đối diện. Quảng trường là nơi diễn ra các cuộc diễu hành nhân dịp ngày lễ lớn của Việt Nam, cũng là địa điểm tham quan, vui chơi của du khách và người dân Hà Nội.
Nhà hát Lớn Hà Nội và quảng trường trước nhà hát là nơi diễn ra những sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với cuộc Cách mạng Tháng Tám. Ngày 19/8/1945, một cuộc mít tinh lớn của cách mạng diễn ra ở quảng trường Nhà hát lớn. Đoàn biểu tình sau đó tỏa thành nhiều mũi tiến hành tổng khởi nghĩa trên toàn thành phố.
Hiện nay, Quảng trường Cách mạng tháng Tám thuộc phường Tràng Tiền ( Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là một quần thể kiến trúc biểu trưng của Thủ đô.
Dưới sự bảo vệ của Thanh niên tự vệ, tổ chức Việt Minh thành Hoàng Diệu, cuộc mít tinh đã nhanh chóng biến thành biểu tình thị uy, qua đường Paul Bert tỏa đi khắp các phố phường Hà Nội.
Đường Paul Bert nay là phố Tràng Tiền với các tòa nhà xưa đã được tu sửa và là một trong những con đường cổ kính và đẹp nhất Thủ đô.
Điểm đánh chiếm đầu tiên là Phủ khâm sai Bắc Kỳ (Bắc Bộ phủ), cơ quan đầu não của chính phủ Trần Trọng Kim. Lính bảo vệ phủ đã hạ vũ khí trước sức mạnh của quần chúng nhân dân. Sau đó, nhân dân tiếp tục đánh chiếm sở mật thám, sở bưu điện, trại bảo an binh.
Bắc Bộ phủ nay có địa chỉ ở 12 phố Ngô Quyền, Hà Nội được tu sửa và được sử dụng làm Nhà khách Chính phủ. Phần mái che sảnh trước tòa nhà vẫn giữ đặc trưng như 76 năm trước.
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang là của ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ – những tư sản yêu nước. Trong những ngày Cách mạng tháng Tám 1945, hai người đã dành một phòng để làm nơi làm việc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Trung ương Đảng.
Đây cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong những ngày đầu Người trở về Hà Nội và đưa ra quyết định khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc Lập. Năm 1979, ngôi nhà được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích Quốc gia.
Video đang HOT
Ngày 16/8, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhất trí chủ trương tổng khởi nghĩa. Cũng trong sáng 16/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa Hà Nội của Mặt trận Việt Minh đã được thành lập tại số nhà 101 phố Gambetta, nay là phố Trần Hưng Đạo. Ngôi nhà 101 Trần Hưng Đạo là một điểm di tích quan trọng trong chuỗi những di tích cách mạng, kháng chiến ở Hà Nội.
Hoàng điệp 'rớt nắng' trên phố Hà thành
Không kiêu sa như muồng hoàng yến, không lãng mạn như bằng lăng, không chói lóa như phượng vỹ, nhưng mỗi khi hoa hoàng điệp rớt nắng trên phố Hà thành vẫn khiến bao người xao xuyến.
Những ngày hè, trên các tuyến phố Thủ đô Hà Nội lại ngập đầy sắc vàng của hoa điệp.
Không quá đẹp để được trưng trong nhà, hay lãng mạn để những người đang yêu hái tặng nhau, điệp vàng âm thầm điểm trang cho các tòa nhà cao tầng để khi rụng xuống mang theo kỷ niệm riêng cho bao người.
Trên các con đường lớn, những lối đi, trong công viên hay sân trường bạn đều có thể bắt gặp loài hoàng điệp mang sắc vàng như màu nắng.
Có lẽ, Hà Nội là một trong những thành phố hoa điệp được trồng nhiều nhất. Cũng chẳng ở đâu hoa điệp đậm màu vàng như ở Hà Nội.
Màu vàng của hoa điệp chen giữa màu lá xanh, màu vàng đung đưa bên những khung cửa sổ, màu vàng đậm sắc trên nền trời, màu vàng rải đầy những con đường dưới bước chân người qua lại.
Đầu mùa hoa, cây điệp vốn rất ít người để ý, bởi lẽ những bông hoa vàng thường nở ở trên đỉnh ngọn cây, lấp ló sau những cành lá xanh thẫm tươi mát. Cuối tháng 5, toàn bộ cây điệp nở hoa vàng rực mới khiến cả con đường trở nên rực rỡ.
Hoa điệp cũng là loài hoa gắn liền với tuổi học trò.
Bởi, cứ đến khi những cô, cậu học sinh bịn rịn chia tay nhau thì hoa điệp mới nở rộ.
Cứ như thế, hoàng điệp âm thầm, lặng lẽ gắn liền với mối tình đẹp tuổi học trò, với những buổi tan trường về đi trên những con đường nhuộm vàng bởi màu hoa ấy.
Vậy nên nhiều người qua đường thoáng thấy những bông hoa vàng nhỏ xinh rơi nhẹ xuống đường lại bồi hồi, xao xuyến là vì thế.
Mùa hoa điệp bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tận tháng 8.
Loài cây này có sức sống khá mãnh liệt và bền bỉ.
Thân cây to, tán rộng mang lại sự mát mẻ cho người dân thành phố.
Hoa điệp mỏng manh nở đúng lúc thời tiết mùa hè ở Hà Nội khó chịu nhất và khắc nghiệt nhất nên rất dễ bị lay động bởi gió.
Những cánh hoa điệp vàng khoe sắc tô điểm cho Hà Nội trở nên lãng mạn hơn, dịu dàng hơn.
Ba villa 'đẹp quên lối về' ở ngoại thành Hà Nội Từ 1,1 triệu đồng du khách có thể thuê một căn nghỉ riêng biệt và tận hưởng không gian núi rừng vắng vẻ chỉ cách Hà Nội một tiếng di chuyển. Rời trung tâm Hà Nội khoảng 40-60 km du khách sẽ tìm thấy những điểm nghỉ dưỡng nhỏ xinh, nằm giữa rừng và tách biệt với phố thị nhưng vẫn đủ tiện...