Địa bàn đầu tiên “cán đích”
Đó là phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng. Sau gần 20 ngày tích cực triển khai các bước của Thông tư 12, CAP Ngô Thì Nhậm đã khảo sát hơn 2.000 hộ dân trên địa bàn; hướng dẫn kê khai biểu mẫu và xác nhận cho hơn 450 hộ KT1; xác minh, xác nhận cho 51 trường hợp KT2.
Anh Nguyễn Ngọc Long (trú tại số 4C, ngõ Trần Xuân Soạn) vui mừng khi nhận giấy xác nhận để làm thủ tục sang tên phương tiện
Quyết liệt, đồng thuận cao
Kết quả chưa dừng lại ở đó! Trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, 18 và 19-5 tới đây, CAP Ngô Thì Nhậm sẽ báo cáo BCH CAQ Hai Bà Trưng, đề xuất lãnh đạo UBND quận có ý kiến với Chi cục Thuế và Kho bạc, tổ chức phục vụ người dân đến kê khai, nộp thuế. Cũng trong hai ngày này, bộ phận đăng ký xe của CAQ Hai Bà Trưng sẽ có mặt tại Chi cục Thuế, tiếp nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn đối với các trường hợp làm thủ tục sang tên đăng ký phương tiện. “Nếu tiến độ đúng như kế hoạch, thì chỉ trong tháng 5 này, toàn bộ hơn 500 trường hợp sang tên, đổi chủ đăng ký phương tiện ở phường Ngô Thì Nhậm sẽ hoàn tất. Người dân sẽ sử dụng đăng ký mới cho phương tiện của mình”, Thượng tá Trần Đình Cương – Phó trưởng CAQ Hai Bà Trưng cho biết.
Ngày 27-4, CAP Ngô Thì Nhậm được CATP chọn là 1 trong 3 phường của toàn thành phố triển khai Thông tư 12 của Bộ Công an, bằng mô hình thí điểm CSKV đến nhà dân phục vụ. Thời gian thí điểm trong 15 ngày, và CAP Ngô Thì Nhậm đã hoàn thành đúng tiến độ. “Quá trình triển khai nhân rộng ở các phường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thời gian sau này, cũng như qua trao đổi với một số đơn vị phường, quận khác, chúng tôi nhận thấy băn khoăn chung là sau khi người dân đã kê khai và CAP đã xác nhận, nếu người dân vẫn không đến nộp hồ sơ làm thủ tục sang tên, đổi chủ đăng ký phương tiện, thì cơ quan chức năng có biện pháp gì? Không lẽ cứ phải chờ cho đến khi hạn định cuối cùng có hiệu lực của Thông tư 12, tận cuối năm 2014?”, Đại úy Nguyễn Quốc Khánh – Trưởng CAP Ngô Thì Nhậm cho biết. Ở đây, “rào cản” lớn nhất chính là các thủ tục hành chính. Bộ Công an và CATP đã chủ động “cởi” thủ tục, bằng Thông tư 12, với mô hình CSKV đến nhà dân phục vụ, đến nay chỉ còn công đoạn đến cơ quan Thuế và nộp tiền kho bạc.
Video đang HOT
Chỉ một sự sao nhãng của người dân, rất có thể công sức mà CSKV đã bỏ ra sẽ bị lãng phí. CAP Ngô Thì Nhậm đã đề xuất BCH CAQ Hai Bà Trưng “kéo” bên cơ quan Thuế và Kho bạc vào cuộc. Đề xuất này lập tức được lãnh đạo quận Hai Bà Trưng đồng thuận cao. Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng – ông Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ: “Việc nên làm và phải làm sớm. 2013 là năm mà thành phố xác định mục tiêu cải cách, kỷ cương hành chính. Đâu chỉ riêng mỗi lực lượng công an mới thực hiện cải cách. Các ngành, các bộ phận cũng phải vào cuộc. Nghe báo cáo từ CAQ về việc sẽ tiến hành ở phường Ngô Thì Nhậm, lãnh đạo quận nhất trí ngay, và đã có yêu cầu phối hợp cụ thể đối với cơ quan Thuế và Kho bạc”.
Thêm nhiều cách làm mới
Ngày 8-5, Giám đốc CATP ký ban hành văn bản số 752, chỉ đạo việc tăng cường thực hiện Thông tư 12. Yêu cầu của người đứng đầu lực lượng Công an Thủ đô là cùng với việc hướng dẫn, xác nhận cho các hộ KT1, CSKV sẽ hướng dẫn, xác nhận cho cả các trường hợp KT2 sinh sống trên địa bàn. Nếu nơi cư trú cũ của hộ KT2 thuộc 10 quận nội thành, CSKV sẽ trực tiếp đi xác minh rồi về xác nhận, trao lại biểu mẫu cho người dân. Nếu nơi cư trú cũ của hộ KT2 ở các huyện ngoại thành, CSKV sẽ chuyển tờ khai theo đường giao liên nội bộ CATP đến công an phường, xã, thị trấn, nơi người dân đăng ký HKTT để xác nhận. Chỉ đạo mới này rõ ràng đã giải quyết được tâm lý ngại đi lại, ngại thủ tục của các hộ dân thuộc KT2.
Theo ghi nhận của PV Báo ANTĐ, nhiều địa bàn sau khi cơ bản hoàn thành việc hướng dẫn các hộ KT1 kê khai, đã khẩn trương, tích cực triển khai văn bản số 752 của Giám đốc CATP. Tại CAP Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, chỉ huy CAP đã tham mưu cấp ủy, chính quyền huy động cán bộ cơ sở cùng CSKV đi xác minh những trường hợp KT2; đồng thời lập các tổ hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người dân. Các tổ này cũng chịu trách nhiệm đôn đốc người dân sau kê khai phải đi làm nốt thủ tục sang tên, đổi chủ sở hữu phương tiện.
Còn tại quận Long Biên, Thượng tá Nguyễn Hồng Khanh – Phó trưởng CAQ cho biết, chỉ huy quận đã thành lập tổ giám sát, đôn đốc tiến độ thực hiện Thông tư 12 ở 14 phường trên địa bàn. Đối với các trường hợp KT2, chỉ huy CAP mỗi ngày sẽ tập hợp rồi phân công cán bộ đi xác minh theo tuyến những địa bàn gần nhau. Trường hợp có đông KT2, chỉ huy CAQ quán triệt các phường phải tăng cường cán bộ của tổ CSTT hỗ trợ, đi xác minh cùng CSKV. Định kỳ mỗi tuần, CAQ Long Biên mời cán bộ thuế đến đội CSGT để hướng dẫn người dân kê khai, thực hiện thủ tục về thuế. “Quá trình thực hiện, chúng tôi đã phát hiện một số trường hợp phương tiện có biểu hiện nghi vấn, và đã bàn giao đội nghiệp vụ CAQ điều tra mở rộng”, Thượng tá Khanh thông tin về “hiệu ứng” khác của Thông tư 12.
Theo ANTD
Hình ảnh đẹp về người Cảnh sát khu vực
"Số nhà 73 của chúng tôi có hơn 20 hộ dân, mỗi người một nghề, không phải lúc nào cũng có mặt đầy đủ ở nhà. Chính vì vậy mà mấy hôm nay đồng chí Thăng vất vả quả, cứ nhận được điện thoại báo một hộ gia đình vừa về là anh có mặt ngay", bác Bùi Lê Nghiên, trú ở số nhà 73 phố Lê Văn Hưu, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng xúc động.
"Nhờ" Thông tư 12, biện pháp "vào nhà dân" đã tạo nên hình ảnh đẹp của người chiến sỹ CSKV
Cách làm hay của phường "điểm"
Câu chuyện của chúng tôi với bác Nghiên xoay quanh chủ đề Thông tư 12 của Bộ Công an về đăng ký phương tiện, "nhân vật chính" là Trung tá Nguyễn Ngọc Thăng - CSKV CAP Ngô Thì Nhậm. Trung tá Thăng thuộc lớp "lão làng" của tổ CSKV CAP Ngô Thì Nhậm, và anh được chỉ huy CAP chọn để làm "điểm" về ý thức cũng như kinh nghiệm cho đội ngũ chiến sỹ trẻ trong quá trình thực hiện Thông tư 12 và kế hoạch hướng dẫn của CATP Hà Nội.
Ngày 27-4, CAP Ngô Thì Nhậm là đơn vị cơ sở đầu tiên của CATP triển khai Thông tư 12, theo mô hình "điểm": CSKV đến nhà dân phát biểu mẫu và hướng dẫn kê khai chuyển đổi đăng ký sở hữu phương tiện ô tô, xe máy. "Tạo điều kiện tối đa cho người dân và phục vụ tốt công tác công an trong quản lý phương tiện", tinh thần ấy được CAP Ngô Thì Nhậm cụ thể hóa bằng chương trình liên tục ngày 3 ca, CSKV xuống khu phố, vào hộ dân, hướng dẫn, giải quyết kê khai ngay biểu mẫu đối với những chủ hộ có mặt ở nhà. Trường hợp chủ hộ đi vắng, CSKV xin số điện thoại hoặc nhờ hàng xóm nhắn thời gian sẽ quay lại. Làm tổ nào dứt điểm tổ đó; hộ nào dứt điểm ngày hôm đó, hoặc muộn nhất sáng hôm sau sẽ mang đến tận nhà dân hoàn trả biểu mẫu đã được xác nhận.
Tiếp sau phường Ngô Thì Nhậm, dù chưa hết 15 ngày triển khai "điểm" nhưng CAQ Hai Bà Trưng đã đề xuất Phòng QLHC về TTXH cho áp dụng nhân rộng 20 phường trên địa bàn cách thức và tinh thần CSKV đến tận nhà dân phát biểu mẫu và hướng dẫn kê khai. Ông Nguyễn Hữu Bính, trú ở phòng 504, nhà A2 tập thể Trần Hưng Đạo, phường Đồng Nhân kể: "Gia đình tôi từ Thái Nguyên chuyển xuống. Chiếc xe máy tôi mua và nhờ người đăng ký đứng tên hơn 5 năm nay, giờ chẳng biết chủ cũ ở đâu. Đầu năm 2013, cháu lớn nhà tôi làm mất đăng ký. Cả nhà đang lúng túng chưa biết giải quyết thế nào, thì hôm vừa rồi có đồng chí CSKV đến tận nhà thông báo chủ trương Thông tư 12 và hướng dẫn kê khai. Hiện giờ, tôi đã kê khai xong biểu mẫu, đã nộp thuế và nộp hồ sơ ở bộ phận đăng ký xe CAQ Hai Bà Trưng".
Những cái "được" không thể đo đếm
Đại tá Vũ Văn Hùng - Trưởng CAQ Long Biên phân tích, mấu chốt và hiệu quả của việc thực hiện Thông tư 12 là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chỉ huy công an cơ sở. Các bước thực hiện, từ tuyên truyền đến vào hộ dân, điều tra cơ bản, rồi đôn đốc người dân làm các thủ tục để sang tên - đổi chủ phương tiện... cần có kế hoạch bài bản. Một sự thống nhất cao mà chỉ huy công an các quận, huyện, thị xã xác định trong thực hiện Thông tư 12 đối với lực lượng CSKV, là không chỉ phát biểu mẫu kê khai 100% hộ dân có hộ khẩu, cư trú tại địa bàn, mà còn chú trọng hướng dẫn những hộ dân KT2, KT3, KT4 về nơi đăng ký hộ khẩu để làm thủ tục sang tên - đổi chủ phương tiện, nhằm đảm bảo quyền lợi và cũng chính là trách nhiệm công dân.
Có thể khẳng định, thông qua thực hiện Thông tư 12, công an Hà Nội, nhất là lực lượng CSKV đã tạo sự gắn kết hơn nữa với người dân và cán bộ cơ sở. Trung tá Nguyễn Văn Khoát - Trưởng CAP Văn Chương, quận Đống Đa thẳng thắn: "Lâu nay, công việc của người CSKV là xuống khu dân cư, đến hộ dân để thăm hỏi, nắm tình hình. Tuy nhiên nhiều địa bàn, nhiều CSKV, việc đi cơ sở vẫn nặng về hình thức. Không ít nơi, có hộ dân có khi cả năm không thấy CSKV đến nhà. Thông tư 12 đã "cởi" được bệnh hình thức đó".
Cái được không thể đo đếm khác, là khí thế vào cuộc trách nhiệm, nhiệt tình của cán bộ cơ sở, sát cánh cùng CSKV. Bác Đinh Văn Xuyên - Tổ trưởng tổ dân phố 54 phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm (cũng là phường được chọn triển khai "điểm" Thông tư số 12) cho rằng, lâu nay, việc phát động thực hiện nhiều mô hình, phong trào, CSKV mới chỉ dừng lại ở việc thông qua tổ trưởng, tổ phó dân phố, hoặc cùng lắm qua những cuộc họp khu dân cư. Vẫn có không ít CSKV chưa chủ động đến người dân. "Nhờ" Thông tư 12, biện pháp "vào nhà dân" đã tạo nên hình ảnh đẹp của người chiến sỹ CSKV không quản ngày đêm, sát cánh cùng cán bộ cơ sở hướng dẫn người dân kê khai biểu mẫu. "Trong gần 15 ngày triển khai Thông tư 12 vừa qua, ghi nhận ANTT ở tổ dân phố chúng tôi nói riêng rất tốt, không xảy ra vụ việc nào phức tạp. Tôi mong lực lượng công an có thêm nhiều mô hình, biện pháp "vì dân" này. Nó không chỉ thể hiện tinh thần cải cách, mà còn xây dựng được khí thế quân - dân phòng ngừa tội phạm", bác Xuyên đánh giá.
Theo ANTD
Hàng trăm người dân hồ hởi đi "trả lại tên cho xe" Ba cơ quan Thuế, Kho bạc và đội CSGT-TT CAQ Hai Bà Trưng, Hà Nội, với vai trò "cầu nối" của CAP Ngô Thì Nhậm, đã có buổi sáng tất bật nhưng hiệu quả, với tinh thần "vì dân". Sáng nay, 18-5, hơn 100 người dân phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng đã đến trụ sở Chi cục Thuế quận để...