Đi xe vua ở Châu Đốc
Mọi người hỏi tôi là đến Châu Đốc (An Giang) chưa đi xe vua à? Tôi mới ngớ ra là chiếc xe lôi ấy còn gọi là xe vua. Nếu chưa tới Châu Đốc, bạn chẳng hình dung ra chiếc xe lôi là xe như thế nào, và chắc hẳn sau khi ngó lui ngó tới bạn cũng leo lên một chiếc đi thử một vòng để biết cái cảm giác rất “chông chênh”.
Trải nghiệm xe vua ở Châu Đốc.
Thật ra, dạng xe lôi này cũng có ở Hà Tiên, nhưng không náo nhiệt như ở Châu Đốc. Bởi tại đây có Miếu Bà Chúa Xứ, nằm dưới chân núi Sam, nơi đây là điểm đến của khánh hành hương và du khách. Cách đó không xa, bên kia đường cũng là một điểm đến là lăng Thoại Ngọc Hầu, một trong những người có công lớn trong công cuộc khai phá và mở rộng bờ cõi vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sau khi ghé miếu Bà Chúa Xứ, khách qua lăng Thoại Ngọc Hầu và họ cũng thích trải nghiệm xe lôi.
Trong bóng đêm rực rỡ bởi những ánh đèn, sau khi thăm miếu Bà Chúa Xứ, chúng tôi qua lăng Thoại Ngọc Hầu, từ trên lăng nhìn xuống đã thấy vô số xe lôi đợi sẵn. Khách hành hương cả đêm, và các anh xe lôi cũng thức theo du khách. Điều ngạc nhiên là dẫu trong thành phố vẫn có taxi, thậm chí đi taxi còn rẻ hơn xe lôi, vậy mà có tới 1.000 chiếc như thế hoạt động. Trở lại sự ra đời của chiếc xe lôi, đó là hồi xửa hồi xưa, khi phương tiện cơ giới còn khan hiếm, thế là người dân nghĩ ra chiếc xe đạp kéo theo một cái thùng phía sau để chở khách. Cái khác chăng là mỗi vùng miền như ở Cần Thơ là chỗ ngồi khá rộng, nhưng sau này không còn thấy. Còn ở Châu Đốc thì nhìn chỗ ngồi chẳng biết ngồi như thế nào.
Những anh chàng đa phần là thanh niên khỏe mạnh, tụ tập xe một nơi, thấy khách là mời chào. Bình thường là chở đi một vòng, một người giá 50 ngàn đồng. Tôi tò mò ngắm chiếc xe. Này, phía trước là chiếc xe đạp, phía sau là chỗ ngồi rất ngộ bằng i-nox trắng rất đơn giản, nhìn gần giống như máng sâu, tất nhiên ở dưới có hai bánh xe, được nối với chiếc xe đạp. Ngay cả nhìn chiếc xe tôi không biết ngồi như thế nào, có vững không và anh chạy xe lôi có chở được không? Hỏi anh, anh bảo phải đi hai người một xe. Thôi kệ, mình đi đủ loại xe rồi, xe lôi Châu Đốc thì chưa đi, cứ leo lên tìm cảm giác thử sao. Và thế là tôi và một anh bạn leo lên xe ngồi, rất chông chênh vì chân dài ngọ nguậy cứ để bất cứ chỗ tựa nào. Xe có hai tấm nệm để đối diện, người ngồi quay mặt lại, duỗi chân theo chiều, còn tay thì bám vào thành xe bên dưới.
Ối trời, xe chạy, anh thanh niên cong mình đạp xe rất nhanh, dễ chừng 30km giờ. Chiếc xe đòn ngang với bộ nhông sên có tăng giảm giúp cho tốc độ dễ tăng cao. Con dốc chúc xuống và xe không giảm tốc độ. Hai người đàn ông ngồi trên xe lôi cứ bám chặt vào mép thùng xe, sợ rớt và toát mồ hôi hột. May mà có mấy anh bạn đang ngồi quán nhậu gần đó, ngoắc tay kêu, mới bảo anh xe lôi dừng lại.
Không phải riêng tôi, mà nhiều bạn bè đi cùng cũng đều lên chiếc xe lôi để trải nghiệm cung bậc cảm xúc. Khách hành hương đến Miếu Bà Chúa Xứ cũng gọi xe lôi đi, vì nó là xe vua mà, về tới nơi mình ở, dễ gì có xe lôi để đi.
Và cứ thế, từ sáng đến hết đêm, những chiếc xe lôi ở Châu Đốc cứ nhịp nhàng vòng quay cơm áo bằng sức người, lưng cứ đẫm mồ hôi rồi khô, rồi lại đẫm mồ hôi trong cuộc mưu sinh độc đáo ở chốn này.
KHUÊ VIỆT TRƯỜNG
Theo cadn.com.vn
Thăm K9 - căn cứ địa của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sinh thời, di tích K9 là nơi Bác Hồ chọn làm căn cứ của Trung ương. Khi đi xa, đây lại là nơi bảo quản thi hài Bác trong những năm tháng chiến tranh.
Căn cứ địa bí mật K9 K9 được Bác Hồ chọn làm căn cứ địa của Trung ương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khi Bác đi xa, đây là nơi bảo quản thi hài Người.
Khu di tích K9 (Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội) nằm ẩn mình trong rừng cây rậm rạp, là căn cứ địa của Trung ương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Năm 1957, trong một lần đi kiểm tra Trung đoàn 36, Sư đoàn 308, tập mẫu chiến thuật "Trung đoàn bộ binh tăng cường tiến công quân địch phòng ngự có chuẩn bị", Bác Hồ đã dừng chân nghỉ, ăn cơm trưa trên đồi, nơi có 3 mỏm đá nhọn như hình mũi chông xếp liền kề nhau. Thấy địa thế hiểm trở, phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, Bác đã trao đổi với các đồng chí cùng đi, ngỏ ý chọn khu vực này làm nơi nghỉ ngơi và làm việc của Bác và Trung ương.
K9 được khởi công năm 1959 với 3 khu vực: Khu A dành cho Bộ Chính trị họp và tiếp khách; khu B dành cho các đồng chí Trung ương nghỉ; khu C dành cho các đồng chí bảo vệ và phục vụ.
Nổi bật nhất là căn nhà 2 tầng được mô phỏng theo nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch. Bác đã thay cửa đóng then cài bằng những cửa có rãnh trượt để tiện đóng mở; lại có thể tháo ra, lấy thêm chỗ ngồi khi số người dự họp quá đông.
Các chiến sĩ định đổ bê tông hoặc lát gạch ở sân nhưng Bác góp ý là nên rải đá cuội. Vì chúng mát mẻ, không có rêu mốc, buổi sáng đi chân trần trên đá cuội tốt cho sức khoẻ. Và dù chỉ bước nhẹ lên đá cuội cũng có tiếng lạo xạo nên khi thú dữ hay kẻ địch muốn tấn công, chúng ta cũng có thể nghe thấy và đề phòng.
Tầng 2 của căn nhà có phòng nghỉ của Bác Hồ, phòng nghỉ dành cho khách và phòng họp nhỏ. Tất cả các phòng được lắp lưới kim loại để chống côn trùng. Hiện, du khách chỉ có thể xem các phòng này từ bên ngoài.
Căn phòng ăn rộng 17 m2, được bố trí cho 6 người và có một chiếc giá để chậu nước, khăn lau, phục vụ khách rửa tay trước và sau khi ăn.
Từng chiếc bát, chiếc đũa, phin pha cà phê ở đây được lưu giữ cẩn thận và không thay đổi nhiều sau hơn 50 năm.
Khi Bác đi xa (2/9/1969), K9 được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chọn làm nơi "Giữ yên giấc ngủ của Người". Ngôi nhà kính, tầng hầm đã được xây thêm trong lúc chờ Lăng Bác hoàn thiện.
Khu di tích K9 còn lưu giữ 3 chiếc xe từng 6 lần chở thi hài Bác. Từ trái qua phải là chiếc UAZ cứu thương biển số FH-1468 dùng để di chuyển trong thành phố, xe Zin 157 biển số 470-189 dùng để đi đường trường và chiếc xe Páp biển số 31-162 dùng để lội nước, vượt sông.
Hiện Khu di tích K9 được Lữ đoàn 285 chăm sóc, quản lý. Nơi đây được bao phủ bởi cây xanh và được cải tạo ngày càng khang trang hơn.
Mỗi ngày, Khu di tích lịch sử K9 đón tiếp khoảng 3.000 đến 5.000 du khách trong nước và quốc tế đến thăm; lúc cao điểm có thể lên tới 10.000 người.
Theo news.zing.vn
Những việc bạn cần nên tránh làm khi du lịch ở Venice "Nhập gia tùy tục", đó là những điều mà các du khách cần lưu ý khi du lịch đến bất cứ đâu nếu không muốn xảy ra những phiền phức không đáng có tại các thành phố. Venice cũng không là ngoại lệ. Venice được mệnh danh là thành phố tình yêu, với những điểm đến vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, Venice...