Đi viện cấp cứu lúc tờ mờ sáng vì dấu vết lạ ở nơi không ngờ tới
Người phụ nữ sốt cao nhiều ngày, không thể hạ sốt dù uống thuốc. Rạng sáng, bà có dấu hiệu lạ, mệt mỏi, đau khắp người, khát nước nhiều, nổi hạch vùng bẹn, phải đi cấp cứu.
Bệnh nhân là bà H.T.T., 68 tuổi, trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ, nhập viện trung tâm y tế huyện gần nhà lúc 5h sáng 17/7. Người nhà cho biết bà đã sốt cao suốt 4 ngày liên tục, không thể hạ sốt dù đã uống thuốc.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân sốt 38,3 độ C, mệt mỏi, đau đầu, đau người, khát nước nhiều, hạch vùng bẹn đau, trên da vùng bẹn phải có nốt loét đặc trưng kích thước 3×4mm.
Video đang HOT
Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán sốt mò, chỉ định bù dịch, kháng sinh, hạ sốt, nâng cao thể trạng. Sau 1 ngày điều trị, tới ngày 18/7, bệnh nhân còn sốt nhẹ, tiếp tục được theo dõi và điều trị tại khoa Nội tổng hợp, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Đức Thượng, khoa Nội tổng hợp, cho biết sốt mò là bệnh do ấu trùng mò đốt gây ra, bệnh gây các triệu chứng như:
- Sốt liên tục từ 38-40 độ C, nếu không điều trị có thể kéo dài 15-20 ngày, trong khoảng 1-2 ngày đầu thường có biểu hiện sốt rét run, kèm theo đau đầu, đau mỏi cơ.
- Bệnh nhân có nốt loét đặc trưng của sốt mò: thường chỉ có một nốt loét hình tròn hoặc bầu dục ở vùng da mềm, ẩm, như bộ phận sinh dục, hậu môn, bẹn, nách, cổ…; vết loét không gây đau, không ngứa; có tới 65-80% các trường hợp sốt mò có nốt loét này.
- Hạch và ban dát sẩn: Hạch gần khu vực nốt loét thường hơi sưng và đau, không đỏ, xuất hiện cùng với triệu chứng sốt hoặc sau sốt 2-3 ngày. “Đây là dấu hiệu để bác sĩ tìm nốt loét. Sau 1 tuần, bệnh nhân có thể xuất hiện các ban dát sẩn toàn thân”, bác sĩ Thượng cho biết.
Nếu được chẩn đoán và điều trị với kháng sinh thích hợp, bệnh nhân bị sốt mò sẽ sớm cắt sốt; trường hợp để lâu, có thể gặp phải biến chứng như viêm cơ tim, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não – màng não.
Xót xa bé 4 tuổi bị chó Pitbull lên cơn dại tấn công
Bé gái 4 tuổi ở Hà Nội bị chó Pitbull nhà hàng xóm tấn công phải nhập viện cấp cứu. Con chó sau đó đã bị người dân đánh chết và được xét nghiệm cho kết quả mắc bệnh dại.
Chiều 11/12, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, tại đây vừa tiếp nhận một bệnh nhi 4 tuổi ở Mê Linh (Hà Nội) bị chó dại tấn công. Cháu bé vào nhập viện trong tình trạng nhiều vết cắn trên mặt và chân, chảy máu nhiều.
Bệnh nhi được chuyển đến Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình và thần kinh cột sống để các bác sĩ lọc rửa và khâu tạo hình thẩm mỹ. Sau phẫu thuật, bé đã được chuyển xuống Phòng tiêm chủng vaccine của bệnh viện để tiêm phòng dại và tiêm phòng uốn ván.
Cháu bé được tiêm phòng vaccine dại và uốn ván ngay sau phẫu thuật.
Theo người nhà bệnh nhi, cháu bé đang chơi với bạn ở ngõ, bất ngờ cả hai bị chó Pitbull lao vào cắn và lôi đi. May mắn có hàng xóm nhìn thấy và hô hoán người dân tìm cách "giải cứu" cho các cháu.
Hai bé bị chảy máu nhiều ở vùng mặt, chân và được đưa đi sơ cứu ngay gần nhà. Còn con chó Pitbull đã bị người dân đánh chết và được tiến hành xét nghiệm. Kết quả cho thấy, chó Pitbull đã mắc bệnh dại.
"Sau khi người dân bị chó cắn nên rửa vết thương bằng xà phòng, không được nặn bóp vết thương và rửa dưới vòi nước sạch vài phút. Sau đó, vệ sinh bằng các chất sát khuẩn như cồn, hoặc cồn i - ốt. Tốt nhất người bị chó cắn nên đến cơ sở y tế để được sơ cứu, vệ sinh, sát khuẩn lại và tư vấn tiêm phòng dại. Đặc biệt là tiêm phòng dại càng sớm càng tốt", BS Trần Quang Đại, Phòng tiêm chủng vaccine, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo
Đau bụng, nam thanh niên được chẩn đoán ung thư hiếm gặp ở tuổi 31 Liam Griffiths (31 tuổi, Anh) có triệu chứng đau dạ dày và táo bón mãn tính vào hồi tháng 3. Điều đáng kinh ngạc là những vấn đề tưởng chừng như lành tính này hóa ra lại là một dạng ung thư giai đoạn cuối hiếm gặp. Liam đến bệnh viện để kiểm tra kỹ hơn, kết quả cho thấy, ruột của Liam...