Dị vật ghim vào mắt do nghịch pháo tự chế từ diêm
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí ( Quảng Ninh), vừa tiếp nhận bệnh nhi nhập viện do tai nạn nghịch pháo tự chế từ diêm.
Thông tin từ gia đình cho biết trẻ nghịch diêm tự chế để làm pháo, bất ngờ pháo nổ khiến nạn nhân bị thương vùng mặt, 2 mắt, bàn tay trái. Trẻ được đưa ngay đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí để cấp cứu.
Dị vật găm vào vùng mi mắt trái của bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Theo các bác sĩ, bệnh nhi nhập viện với vùng bàn tay trái chảy máu, có nhiều dị vật và bụi bẩn bám vào các ngón tay. Bệnh nhi đã được xử trí lấy bỏ dị vật, làm sạch vết thương. Rất may, tổn thương vùng tay trái của bệnh nhi là tổn thương ngoài da, chưa ảnh hưởng gân, xương.
Hai mắt trẻ cộm, rát, khó mở mắt, mắt mờ, có nhiều dị vật nông, sâu ở kết mạc, giác mạc. Ngoài ra, có một dị vật là đá nhọn găm sâu vào mi mắt trái nhưng chưa gây tổn thương nhãn cầu. Bác sĩ đã tiến hành làm sạch vết thương, lấy dị vật mi mắt, khâu vết thương mi, lấy dị vật kết giác mạc cho trẻ.
Các bác sĩ cho biết chỉ cần với một lượng diêm nhiều hơn có thể gây ra vụ nổ lớn, dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng như xuyên nhãn cầu (thủng mắt) hoặc các chấn thương nặng khác gây tử vong.
Qua trường hợp này, bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan sát, giáo dục cho trẻ về sự nguy hiểm của việc tự chế pháo. Chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là cướp đi tính mạng của trẻ.
Đặc biệt, thời điểm này, trẻ đang được nghỉ học nhiều, việc quản lý trẻ cần được theo dõi chặt chẽ hơn để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Video đang HOT
Bệnh viện giữa đại dịch Covid-19 không còn cảnh chen chúc, quá tải
Lo ngại sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, số lượng bệnh nhân đến khám bệnh tại một số bệnh viện ở Hà Nội giảm đáng kể.
Những ngày này, tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), lượng bệnh nhân đến khám bệnh giảm đáng kể so với trước. BS Nguyễn Thị Vân, Khoa Cấp cứu cho biết, khi chưa có dịch Covid-19, mỗi ngày tại Khoa tiếp nhận 200-300 bệnh nhân, nhưng thời điểm này, có ngày chỉ tiếp nhận 20-30 bệnh nhân.
"Lo ngại dịch Covid-19, tâm lý sợ không dám đi khám bệnh, có bệnh nhân hơn 80 tuổi khó thở, ho có đờm, sốt nhưng không vào viện mà tự điều trị ở nhà. Sau đó, khi vào viện, bệnh đã nặng, viêm phổi kèm suy tim, phải làm rất nhiều thủ thuật can thiệp, nguy hiểm đến tính mạng" - BS Vân nói.
Bệnh nhân thăm khám tại Bệnh viện K.
Tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thời điểm này, lượng bệnh nhân đến viện khám bệnh cũng giảm từ 50-70% so với những ngày chưa có dịch Covid-19. Những bệnh nhân đến viện phần lớn rơi vào các bệnh lý cấp cứu.
BS Hoàng Trần Thanh, Trưởng khoa Điều trị mắt và khám chữa bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện Mắt Trung ương, cũng cho biết, hiện lượng bệnh nhân đến khám đã giảm đến 70% so với thời gian chưa có dịch. Theo BS Thanh, nguyên nhân của tình trạng trên là do bệnh nhân ở các tỉnh ngại lên Hà Nội khám vì lo ngại đây là vùng dịch. Đồng thời, người bệnh cũng có tâm lý chủ quan cho rằng bệnh tình của mình chưa đến mức nặng phải nhập viện khám và điều trị ngay.
TS.BS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết việc người dân lo ngại dịch Covid-19 không đi khám, điều trị sẽ rất nguy hiểm, nhất là bệnh nhân cao tuổi có các bệnh lý mãn tính. Nếu không đi khám, bệnh sẽ không được kiểm soát tốt và có thể gây biến chứng.
BS Thắng nêu rõ, những người mắc bệnh đái tháo đường, nếu đi khám thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ tăng hoặc hạ đường huyết. Bệnh huyết áp cao, nếu không đi khám thường xuyên sẽ không kiểm soát được huyết áp cũng như gây các biến chứng tai biến mạch máu não, đột quỵ...
Nhân viên y tế thực hiện công tác sàng lọc Covid-19 cho các bệnh nhân.
"Người bệnh, đặc biệt là người bệnh cao tuổi cần phải đi khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên hoang mang, lo sợ bị nhiễm bệnh Covid-19 vì ở bệnh viện đã được thực hiện đầy đủ quy trình phòng bệnh. Ai có dấu hiệu nghi ngờ thì được chuyển đi ngay vì Bệnh viện Lão khoa Trung ương không phải là nơi thu dung nên hoàn toàn yên tâm" - BS Thắng cho biết.
Theo TS.BS Phùng Thị Huyền, Trưởng khoa Nội 6, Phụ trách phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện K, việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị luôn được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên tại thời điểm hiện nay, khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, các bác sỹ, điều dưỡng, cán bộ y tế trực tiếp điều trị cho người bệnh sẽ tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên để người bệnh yên tâm hơn khi đến điều trị tại bệnh viện.
Hiện, Bệnh viện K cũng tăng cường tuyên truyền để những người có biểu hiện như mệt mỏi, sút cân, ho ra máu, đi ngoài ra máu, phát hiện u, cục, hay nhận thấy dấu hiệu bất thường của cơ thể, nên chủ động đến khám tầm soát ung thư. Bởi nếu vì lo lắng dịch bệnh lan rộng, mà bỏ qua "thời điểm vàng" để phát hiện sớm và điều trị ung thư hiệu quả thì hậu quả để lại với sức khỏe còn đáng lo ngại hơn rất nhiều.
Ngoài ra, với những người bệnh đã điều trị ổn định, không có dấu hiệu bất thường, đến lịch tái khám thì có thể trao đổi với bác sĩ để hẹn lùi ngày, không cần thiết phải đến khám ngay trong thời điểm cao điểm dịch bệnh.
Tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn
TS.BS Phùng Thị Huyền cho biết, trước những diễn biến căng thẳng của dịch Covid-19, Bệnh viện K đã thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa lây lan bệnh truyền nhiễm, đảm bảo an toàn cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế. Đặc biệt, bệnh viện đã tăng cường các biện pháp bảo hộ cho người bệnh ung thư đang điều trị và sau điều trị; tích cực sàng lọc, theo dõi sát người bệnh ung thư lớn tuổi hoặc có bệnh lý kèm theo. Bệnh viện bổ sung nhiều điểm sàng lọc tại các vị trí trong bệnh viện; khu vực cách ly đã sẵn sàng ứng phó nếu có trường hợp nghi ngờ và tiếp tục triển khai chặt chẽ nhiều phương án để ngăn ngừa dịch bệnh.
Khu vực khám cách ly tại Bệnh viện K.
Bệnh viện cũng thực hiện công tác sàng lọc Covid-19 hàng ngày đối với tất cả cán bộ y tế, người đến khám bệnh, người nhà người bệnh và cả người bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện. Với riêng người bệnh điều trị tại bệnh viện, chúng tôi đã khảo sát tờ khai y tế và theo dõi sát những người có biểu hiện về triệu chứng hô hấp, ho, sốt....Tất cả các khoa, phòng điều trị nội trú đều được bố trí khu vực khám, cách ly cho những người có dấu hiệu lâm sàng, dịch tễ nghi ngờ.
"Bệnh viện đã triển khai bố trí 2 phòng khám cách ly riêng trên 2 container (được đặt cách biệt với khu khám bệnh và khu điều trị nội trú). Hai phòng khám và cách ly được trang bị đầy đủ theo hướng dẫn Bộ Y tế, trường hợp người đến bệnh viện có dấu hiệu nghi ngờ sẽ được hướng dẫn và đưa đến khu vực này. Bên cạnh đó, tại các khoa lâm sàng cũng bố trí buồng cách ly riêng đối với các trường hợp nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2"- BS Huyền cho biết.
Nhằm bảo đảm an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất lây nhiễm bệnh cho nhân viên y tế, người bệnh khác và cộng đồng, ngày 19/3/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký văn bản yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng y tế các ngành và giám đốc các bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19.
Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các ngành; Giám đốc các Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt tiêu chuẩn cho tất cả nhân viên y tế, đặc biệt là khi thực hiện khám sàng lọc, các kỹ thuật cận lâm sàng, chăm sóc và điều trị trực tiếp người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19.
Thực hiện tiếp nhận, phân luồng, sàng lọc, cách ly người bệnh theo quy định. Hướng dẫn người bệnh khi đến khám bệnh phải đeo khẩu trang ngay từ khu vực tiếp nhận. Khu vực khám sàng lọc không bố trí nơi đông người, bảo đảm khoảng cách tối thiểu cho người chờ khám ít nhất 2m.
Tăng cường kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 của nhân viên y tế, người bệnh và các đối tượng liên quan./.
Minh Khánh/VOV.VN
Người phụ nữ gặp biến chứng nặng sau khi nạo hút thai Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ra máu liên tục với lượng nhỏ, kéo dài, đau bụng âm ỉ. Trước đó, bệnh nhân đã nạo hút thai tại một cơ sở y tế. Các bác sĩ khoa Phụ khoa, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật xử trí khối máu tụ cho người bệnh bị...