Dị ứng thực phẩm sẽ sớm trở thành dĩ vãng
Các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm đối với mọi trường hợp dị ứng thực phẩm.
Dị ứng thực phẩm đem đến sự phiền toái cho con người (Ảnh: New Scientist)
Dị ứng thực phẩm đang ngày một gia tăng. Ở Mỹ, hiện nay người ta ước tính rằng hơn 10% dân số trường thành bị dị ứng với đậu phộng, động vật có vỏ, sữa hoặc một số các loại thực phẩm khác. Ở Anh, trong ba thập kỷ qua, số người nhập viện vì dị ứng thực phẩm tăng gấp 5 lần. Rất may, các nhà khoa học hiện đang nghiên cứu một phương án giúp cho tình trạng này không con xảy ra trong tương lai.
Các loại di ứng thực phẩm phổ biến nhất được kích hoạt bởi các kháng thể mà chúng ta tạo ra được gọi là immunoglobulin E hay gọi tắt là IgE. Những kháng thể này dược phát hiện vào giữa những năm 1960 và mở đầu cho một kỷ nguyên nghiên cứu về dị ứng vẫn đang diễn ra mạnh mẽ cho đến tận ngày nay. Những phát hiện ban đầu đã tạo ra hàng nghìn nghiên cứu vẽ nên một bức tranh phức tạp về cách thức hoạt động của dị ứng, đề xuất những cách mà chúng ta có thể ngăn ngừa và điều trị chúng.
Khi ai đó bị dị ứng thực phẩm, IgE có liên quan đến việc kích hoạt phản ứng khi hệ thống miễn dịch tiếp xúc với thực phẩm đó. Về cơ bản, cơ thể coi những thực phẩm đó là “kẻ thù”, từ đó cơ thể sẽ giải phóng histamine và các hóa chất kháng viêm khác để cố gắng đối phó với chúng. Điều này gây ra các triệu chứng khác nhau, từ ngứa ngáy, hắt hơi, ho, cho đến khó thở và tệ hơn là sốc phản vệ. Tùy vào mức độ dị ứng, nhưng ở mức độ nặng nhất chúng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Trước đây các nhà khoa học vẫn chưa hiểu vì sao cơ thể chúng ta lại coi những chất vô hại này là “kẻ thù”, nhưng giờ đây sau hàng loạt các nghiên cứu thì chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng thức ăn qua đó có những cách phòng chống hiệu quả hơn.
Câu nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh” rất đúng với dị ứng thực phẩm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mọi người sẽ giảm được nguy cơ dị ứng khi cung cấp đủ lượng vitamin D, tránh để da bị khô và tiếp xúc với bụi bẩn. Việc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh cũng có liên quan đến sự gia tăng IgE.
Cũng có bằng chứng cho thấy rằng khi trẻ ăn các loại thực phẩm có khả năng dị ứng sớm, điều này sẽ rèn luyện hệ miễn dịch qua đó không gặp phải tình trạng dị ứng đồ ăn sau này.
Ngoài những phương pháp trên một số các phương pháp phòng chống dị ứng thực phẩm khác cũng đang được hình thành. Hầu hết các biện pháp mà các nhà khoa học đang sử dụng đều nhắm vào hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Các phương pháp này tái tạo lại hệ thống miễn dịch của cơ thể để chúng ta không còn bị phản ứng với các thực phẩm nữa.
Một phương pháp khác cũng khá hiệu quả được gọi là liệu pháp miễn dịch gây dị ứng. Biện pháp này bao gồm việc từ từ tăng khả năng tiếp xúc với các thực phẩm mà cơ thể chúng ta dị ứng. Bằng cách bắt đầu với một liều lượng rất nhỏ, cơ thể dường như có thể được tái tạo lại để không còn coi những thực phẩm đó là mối đe dọa nữa. Nhiều người dị ứng với đậu phộng, trứng, sữa hoặc một số các loại thực phẩm khác đã thành công khi thực hiện phương pháp trên. Tuy nhiên, liệu pháp miễn dịch cần tiếp xúc thường xuyên với các chất dị ứng qua đó có thể gây ra các phản ứng phụ ngoài mong muốn.
Ngoài ra còn có các loại thuốc kháng IgE có thể ngăn chặn các kháng thể liên quan và nâng cao ngưỡng của cơ thể đối với cách chất gây dị ứng. Chúng có thể đặc biệt hữu ích khi được sử dụng với liệu pháp miễn dịch gây dị ứng để giúp mọi người trở nên mẫn cảm với các thực phẩm gây dị ứng.
Vắc xin chống dị ứng cũng là một lựa chọn tốt. Vắc xin sẽ định hình lại phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với một số loại thực phẩm cụ thể để con người không còn gặp phải tình trạng dị ứng. Một ví dụ điển hình là loại vắc xin giúp những người bị dị ứng đậu phộng không còn bị dị ứng với loại thực phẩm này nữa.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm đối với mọi trường hợp dị ứng thực phẩm. Nhiều nhà khoa học trên khắp thế gới đang nỗ lực tạo ra một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên nói không với dị ứng thực phẩm.
Trẻ dị ứng tôm, cá, sữa...: Chuyên gia mách cách bổ sung dinh dưỡng thay thế cho con
Dị ứng thực phẩm là một trong những tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ.
Trẻ nhỏ là đối tượng hay bị dị ứng đồ ăn nhất, các triệu chứng thông thường có thể nhìn thấy khi trẻ dị ứng thực phẩm là gây mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa, thậm chí nếu nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Như chúng ta đã biết, tôm, cá, trứng, sữa là nhóm thực phẩm chính trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ, chứa nhiều dưỡng chất tốt và cần thiết cho sự phát triển cơ thể và trí não, vậy nên nhiều bố mẹ vô cùng lo lắng khi trẻ gặp tình trạng dị ứng với các loại thực phẩm này.
Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ, đặc biệt là với nhóm thực phẩm vô cùng quan trọng như tôm, cá, trứng sữa? Chuyên gia mách cách hiệu quả dưới đây giúp bố mẹ gỡ rối tình trạng này.
Dị ứng thực phẩm là tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ
Theo Bác sỹ Nguyễn Hoài Thu, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết: Nếu trẻ bị dị ứng với tôm, cá, trứng sữa thì có thể thay thế bằng các lợi thực phẩm sau đây:
Trứng
Là thực phẩm gây dị ứng phổ biến thứ hai ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng 50% trẻ em sẽ hết dị ứng khi 3 tuổi, với 66% khi 5 tuổi. Lòng trắng trứng là phần trứng gây ra phản ứng dị ứng. Mẹ hoàn toàn có thể tách lòng trắng khỏi lòng đỏ.
Trứng cung cấp một nguồn protein chất lượng cũng như sắt, folacin, axit pantothenic, riboflavin, selen, vitamin A, D, E và B12. Con bạn có thể có đủ lượng protein từ những nguồn protein khác, chẳng hạn như: sữa, thịt, gia cầm, cá, quả hạch và cây họ đậu.
Thịt cũng có thể cung cấp selen và vitamin B12, Folacin có trong các cây họ đậu, trái cây và rau xanh. Một chế độ ăn không có trứng nhưng đa dạng các loại thực phẩm vẫn tránh được nguy cơ thiếu dinh dưỡng cho trẻ.
Sữa bò
Dị ứng là dị ứng thực phẩm hay gặp nhất ở trẻ em, ảnh hưởng tới 2 - 3% số trẻ nhỏ. Tuy nhiên khoảng 90%tình trạng này sẽ hết khi trẻ được 3 tuổi, khiến hiện tượng dị ứng sữa bò ít phổ biến ở người lớn.
Nếu trẻ thực sự bị dị ứng sữa bò, cách duy nhất để điều trị là tránh sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò, bao gồm các đồ ăn và thức uống như: Sữa tươi, bột sữa, pho mát, bơ, Sữa chua, Kem. Bạn có thể sử dụng sản phẩm thay thế sữa như một nguồn dự trù cho con bạn (trẻ hơn 1 tuổi).
Nếu trẻ bị dị ứng với sữa bò, mẹ có thể thay thế bằng sữa đậu nành, sữa gạo, sữa từ ngủ cốc.
Mẹ có thể thay thế bằng sữa đậu nành, sữa tăng cường gạo, sữa có nguồn gốc từ ngũ cốc và quả hạch (như sữa yến mạch và sữa hạnh nhân) nếu trẻ dung nạp được. Hãy đọc kỹ nhãn hàng để đảm bảo những sản phẩm thay thế sữa này có nhiều chất dinh dưỡng khác.
Cá, tôm
Khác với dị ứng trứng và sữa bò sẽ thường nhẹ dần khi trẻ lớn lên, dị ứng tôm cá thường sẽ kéo dài suốt đời. Dị ứng hải sản tác động đến gần 10,3% dân số chung
Đây là một nguồn protein tốt, chứa các chất dinh dưỡng như niacin, vitamin B6, B12, A và E. Cá cũng chứa phốt pho, selen, magiê, sắt và kẽm. Nếu trẻ phải tránh ăn cá, tôm bạn có thể tìm các chất dinh dưỡng này từ những nguồn protein khác như thịt, ngũ cốc và cây họ đậu.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam.
Nguyên nhân trẻ dị ứng thực phẩm
Tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ em chiếm một tỉ lệ khá cao 6 - 8%. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ ăn dặm. Trong khi đó tỷ lệ này ở người lớn chỉ chiếm chưa đến 3%. Nguyên nhân do hệ miễn dịch và đường ruột của trẻ còn non yếu, tính thấm của niêm mạc đường tiêu hóa cao nên khi tiếp xúc với những thực phẩm có tính dị nguyên cao thì rất dễ phát triển thành dị ứng.
Dị ứng thực phẩm là phản ứng bất thường của cơ thể với một số loại thực phẩm được đưa vào đường tiêu hóa. Nhưng các biểu hiện chủ yếu lại ở trên da với 80% và 20% biểu hiện nằm ở đường hô hấp ngoài ra 20% biểu hiện dị ứng ở hệ tiêu hoá, các triệu chứng khác chỉ chiếm vài phần trăm.
Các chất gây dị ứng chính có trong thức ăn thường là protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật. Các protein này thường bền vững với nhiệt độ và không bị phân giải bởi men tiêu hóa và chất acid của dịch dạ dày. Tôm, cá, sữa bò, trứng, lạc, lúa mì, đậu nành, đậu phộng, cá là những thực phẩm dễ gây ra dị ứng.
Cách phòng ngừa giúp trẻ không dị ứng thực phẩm
Chúng ta không nên chờ khi con mình xuất hiện các triệu chứng dị ứng rồi mới phòng tránh. Vì vậy, dựa vào tiền sử gia đình để xác định nguy cơ dị ứng cho trẻ ngay từ khi mang thai là cần thiết. Nếu xác định trẻ có nguy cơ cao nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn.
- Bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ.
- Trường hợp không có sữa mẹ nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng sữa bò.
- Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, ăn 1 loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi), nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.
- Mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi uống sữa bò bởi các protein trong sữa nguyên chất có thể gây kích ứng dạ dày của bé. Tuy nhiên, sữa chua và phô mai mềm lại tốt cho bé bởi các protein trong các sản phẩm sữa này đã được chia nhỏ và ít có khả năng gây ra vấn đề.
Kết hợp hóa trị và liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi Một nghiên cứu tại Trung Quốc cho thấy sử dụng thêm camrelizumab vào phác đồ chứa carboplatin và pemetrexed có hiệu quả cao hơn và cải thiện thời gian sống không tiến triển ung thư cho bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ không vảy so với hóa trị liệu đơn độc. Nghiên cứu được tiến hành bởi BS. Caicun...