‘Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người’ chặn dịch từ gốc
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã phân bổ lực lượng kiểm soát người từ ngoài vào bằng cách “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”. Qua đó, kịp thời ngăn chặn nguồn lây lan dịch bệnh.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm cho biết dù địa phương chưa có ca dương tính với COVID-19, nhưng trước diễn biến phức tạp của đại dịch, đã kêu gọi cán bộ, đảng viên trong tỉnh giữ vững tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, luôn đề cao cảnh giác, không lơ là.
Thực hiện tốt trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công an phụ trách, khu phố, ấp đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất, nhập cảnh, các trường hợp nghi nhiễm; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của ảng, Chính phủ về phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu cách ly tập trung; tăng cường đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng phòng chống dịch bệnh để phạm tội, góp phần quan trọng ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Nhiều đơn vị ở Bình Dương sử dụng robot đo thân nhiệt tự động
Trong khi đó, ông Huỳnh Thanh Hà – Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, trước diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19 lây lan trong cộng đồng, Bình Dương đã có những biện pháp mới, sáng tạo được thực hiện; trong đó có hoạt động chuyển giao kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm, bảo quản, vận chuyển mẫu xét nghiệm COVID-19 cho các trung tâm y tế huyện, thị, thành phố. Công tác điều tra, xác minh các trường hợp đi về từ vùng dịch được thực hiện kịp thời, huy động cả lực lượng chính trị vào cuộc.
Video đang HOT
Cán bộ, đoàn thanh niên đến từng nhà tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19
Tính đến nay, Bình Dương không có trường hợp nào nhiễm COVID-19. Tích lũy từ đầu màu dịch bệnh đến nay, toàn tỉnh đã có 1.713 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm, trong đó có 1.442 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần với kết quả âm tính.
Trong một diễn biến khác, chiều 28/8, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết vừa có văn bản chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố và các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tăng cường giám sát, phòng bệnh do nhiễm vi rút Chikungunya. Bệnh nhiễm vi rút Chikungunya là do muỗi Aedes (muỗi vằn) truyền bệnh, chưa có vaccine phòng ngừa và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bình Dương chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh nhưng dịch bệnh đã bùng phát và lan rộng khắp 12 tỉnh, thành phố của Campuchia, trong đó có những tỉnh giáp với Việt Nam nên có nguy cơ dịch bệnh xâm nhập địa bàn. Sở Y tế yêu cầu Trung tâm kiểm soát bệnh tật thường xuyên đánh giá nguy cơ, xác định địa bàn trọng điểm để kịp thời thực hiện các biện pháp can thiệp chủ động.
Người dân từ nơi có dịch COVID-19 về Đà Nẵng phải có giấy xác nhận và cách ly y tế
Sáng 28-8, phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh ký công văn gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Giao thông vận tải, Thông tin Truyền thông, Công an TP và UBND các quận, huyện về việc hỗ trợ người dân có nhu cầu trở về Đà Nẵng.
Tài xế, người vận chuyển trước khi vào TP Đà Nẵng phải được đo thân nhiệt, khai báo y tế và làm các thủ tục ở các chốt ra vào TP - Ảnh: V.HÙNG
Trước đó từ ngày 28-7, TP Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên tất cả các phương tiện giao thông đi, đến Đà Nẵng dừng hoạt động, dẫn đến một số công dân thành phố ở các địa phương khác chưa về lại Đà Nẵng.
Để tạo điều kiện hỗ trợ người dân về lại thành phố, người đi đến các điểm chốt trước khi vào TP phải có giấy xác nhận về nơi đã ở trước khi rời khỏi để về Đà Nẵng (chứng nhận của cơ quan chức năng như UBND hoặc cơ quan công an xã, phường, thị trấn...). Mọi người phải thực hiện khai báo y tế tại điểm chốt và sẵn sàng thực hiện cách ly y tế theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Về quy trình tiếp nhận, Công an TP chỉ đạo lực lượng công an tại các điểm chốt kiểm dịch y tế phối hợp với lực lượng y tế trong việc khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, phân loại, cách ly theo quy định.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp Công an TP và các cơ quan, địa phương liên quan bố trí lực lượng tại vị trí tiếp nhận, kiểm tra sức khỏe ban đầu, hướng dẫn công dân thực hiện khai báo y tế, phân loại theo nhóm để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp nhằm phòng tránh lây lan trong cộng đồng.
Công dân từ các tỉnh, TP có trường hợp bệnh lây lan trong cộng đồng trong vòng 14 ngày trước đó phải thực hiện cách ly y tế tập trung đủ 14 ngày kể từ ngày đến TP Đà Nẵng. Nếu phát hiện công dân có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì đưa đến cơ sở y tế để được lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng biện pháp cách ly y tế đủ 14 ngày tại cơ sở y tế theo quy định.
Với người dân từ các tỉnh, TP có trường hợp bệnh lây lan trong cộng đồng trên 14 ngày trước đó tính từ ngày đến Đà Nẵng và các địa phương không có trường hợp nào mắc bệnh, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe tại địa phương. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phải thông báo cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để được tư vấn và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch.
Công an TP bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông quá trình vận chuyển người từ các điểm chốt kiểm dịch y tế đến cơ sở cách ly tập trung. Sở Y tế cử cán bộ, nhân viên y tế phối hợp với công an đưa người thuộc diện cách ly tập trung về điểm cách ly.
Sở GTVT bố trí phương tiện đưa người dân từ các điểm chốt đến các khu cách ly (nếu có). Đồng thời, trao đổi danh sách các phương tiện đưa đón tập trung với Công an TP để thông báo các chốt kiểm soát hỗ trợ phương tiện đi qua. Sở LĐ-TB&XH kết nối với sở các tỉnh, TP khác để phổ biến cho người dân có nhu cầu về và đến Đà Nẵng biết.
Một trường hợp tại Ninh Bình tái dương tính với SARS-CoV-2 Tại Ninh Bình vừa phát hiện một trường tái dương tính với SARS-CoV-2. Đây là một bệnh nhân đã mắc COVID-19 khi từ nước ngoài trở về và được điều trị khỏi, đã xuất viện. Kiểm tra sức khoẻ, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp từ nước ngoài về cách ly tại Ninh Bình - Ảnh: Hoàng Long Ngày 28/8, Sở Y...