Đi tù 3 năm chỉ vì… yêu cầu kết bạn trên Facebook
Đó là câu chuyện của Medhanie Berhe, người đàn ông bị các công tố viên Italy lầm tưởng là một ông trùm buôn người vì trùng tên…
Medhanie Berhe đang tận hưởng sự tự do của mình ở thành phố Palermo sau 3 năm phải ngồi tù oan. Ảnh: Guardian
Sáng nào cũng vậy, trong vòng 3 năm trời, một quản giáo sẽ gọi người đàn ông này dậy bằng cái tên của một người khác. Ở mỗi phiên xét xử, thẩm phán sẽ yêu cầu anh ta đứng lên, hoặc ngồi xuống, bằng một cái tên không phải “chính chủ”.
Medhanie Tesfamariam Berhe đã trở thành nạn nhân của vụ án nhầm lẫn danh tính tai tiếng nhất ở Italy.
Bị bắt giữ vào năm 2016, anh bị cáo buộc là ông trùm buôn người bị săn đuổi nhất – Medhanie Yehdego Mered, hay còn có biệt danh là Tướng quân.
Trong khi ông trùm thật sự đang sống ở châu Phi, Berhe – người kiếm sống bằng nghề vắt sữa bò và đốn củi, phải đối mặt với khung hình phạt 14 năm tù giam.
Không hiểu tại sao mình bị bắt
Mọi chuyện bắt đầu khi Berhe gửi một lời mời kết bạn đến vợ của ông trùm Mered, do đơn giản là vì thấy người phụ nữ này quá hấp dẫn. Các nhà điều tra dựa vào điều này để kết luận Berhe chính là ông trùm đang hoạt động dưới một danh tính mới.
“Đã nhiều lần tôi nghĩ đến chuyện tự tử. Khi bạn phải trải qua sự bất công và phát hiện rằng mình không thể làm gì để thay đổi điều đó, bạn sẽ mất đi ý chí sinh tồn. Hãy thử đặt mình vào vị trí của tôi:
Tôi không bị bắt giữ, tôi bị bắt cóc và 3 năm trong tù giống như một cơn ác mộng không có hồi kết, tất cả chỉ bắt đầu bằng một yêu cầu kết bạn trên Facebook“, Berhe chia sẻ.
Video đang HOT
Cuối cùng cơn ác mộng cũng chấm dứt vào tháng trước, khi một thẩm phán ở Sicily cho Berhe trắng án, xác nhận anh là nạn nhân của một vụ nhầm lẫn danh tính, và yêu cầu người đàn ông này được thả tự do ngay lập tức.
Hiện tại, Berhe đã là người tự do, sống trong một căn hộ nhỏ ở trung tâm Palermo sau khi được Italy chấp nhận tị nạn.
Tuy vậy, những năm tháng trong tù vẫn chưa hết khiến Berhe hoảng sợ.
“Đôi khi tôi lo sợ rằng cảnh sát sẽ lại đến bắt tôi và cơn ác mộng sẽ lại tiếp tục. Kể từ cái ngày địa ngục đó, khi tôi bị bắt, cuộc đời tôi đã mãi mãi thay đổi”, Berhe cho biết.
Vào chiều 24/5 năm 2016, Berhe, một người tị nạn từ Eritea, đang ngồi uống cà phê trong một quán bar ở ngoại ô Khartoum, thủ đô của Sudan thì sáu sĩ quan đặc nhiệm xuất hiện, trùm đầu anh lại và đưa lên một chuyến bay tới Rome.
Vụ bắt giữ đối với Berhe được thực hiện sau cuộc điều tra diễn ra ở 2 lục địa và 6 quốc gia, và được tuyên bố với truyền thông là một chiến thắng trong cuộc chiến chống lại nạn buôn người.
Nghi phạm được gọi là “Al Capone của vùng sa mạc” và là tay buôn người đầu tiên bị dẫn độ từ châu Phi. Nhưng khi đặt chân đến Italy, Berhe không biết mình đã làm gì sai.
“Tôi tưởng rằng họ muốn dẫn độ tôi trở lại Eritrea vì tôi đào ngũ. Trong lần đầu bị thẩm vấn tại Rome, họ nói với tôi rằng tôi bị cáo buộc là Mered – một tay buôn người, tôi cứ nghĩ là họ bị điên”, Berhe kể lại.
Berhe chờ đợi bản án của mình tại nhà tù Ucciardone, vốn được xây dựng để xét xử những ông trùm mafia. Ảnh: Guardian.
Cuối cùng, Berhe được chuyển đến nhà tù Pagliarelli ở Palermo để chờ đợi những phiên xét xử được cho là sẽ kéo dài. Trải qua hai lần kiểm tra ADN và dù được một loạt nhân chứng, những người từng gặp trực tiếp ông trùm, tuyên bố Berhe là người vô tội, nhưng người đàn ông đen đủi này vẫn phải tiếp tục ngồi tù.
Một yêu cầu kết bạn, ba năm phải ngồi tù
Thực tế là ông trùm Mered đã bị bắt giam ở Trung Đông, có vẻ là ở UAE, vì sử dụng hộ chiếu giả trong lúc các công tố viên đến Sudan để bắt Berhe.
Vì Mered “thật” đang ngồi tù, các nhà điều tra Italy không thấy ông trùm hoạt động trên Facebook và cho rằng Mered đã đổi số điện thoại và lập một tài khoản mới trên mạng xã hội.
Một vài tháng trước đó, các công tố viên Sicily phát hiện một người đàn ông Eritrea có tên Medhanie đã trở thành bạn bè trên Facebook với Lidya Tesfu, vợ của ông trùm buôn người. Các công tố viên cho rằng tài khoản này chắc chắn là của Mered, do hai người có trùng tên.
Cơ quan tội phạm quốc gia Anh cung cấp số điện thoại của tài khoản Facebook này cho các công tố viên Sicily, giúp các công tố viên tìm ra Berhe ở Khartoum và ra lệnh bắt giữ người này.
“Nếu tôi có thể trở lại quá khứ, tôi sẽ chặt đi cái ngón tay mà mình đã sử dụng để gửi yêu cầu kết bạn cho người phụ nữ đó vào mùa thu năm 2015. Làm sao mà tôi biết đó là vợ của tay trùm buôn người chứ. Cô ta nhìn rất hấp dẫn. Việc đó đã khiến tôi rơi vào tình thế vô lý này”, Berhe cho biết.
“Nếu Mered không bị bắt giữ ở UAE, những người Italy đã có thể bắt giữ kẻ buôn người thật sự ở Khartoum, và nếu tôi không kết bạn với Lidya, thì có lẽ lúc đó tôi đã đến được với gia đình mình ở châu Âu”, Berhe nói.
Bản thân Tesfu đã đưa ra bằng chứng cho thấy Berhe không phải là chồng của cô. Thế nhưng, công tố viên Calogero Ferrara đã bác bỏ điều đó cùng với những chứng cứ khác cho thấy ông bỏ tù nhầm người. Khi phiên tòa kết thúc, ông Ferrara đề xuất mức án 14 năm tù cho Berhe.
Berhe cho biết cuộc sống của anh đã hoàn toàn thay đổi kể từ ngày bị oan. Ảnh: Guardian.
Trong khi đó, Mered “thật” đã ra tù ở UAE và trở lại châu Phi. Đài truyền hình SVT của Thụy Điển đưa tin Mered vẫn đang ăn chơi thâu đêm suốt sáng ở các hộp đêm tại thủ đô Kampala.
“Tôi biết rằng trong khi tôi phải ngồi tù, Mered đang tận hưởng sự tự do của mình đâu đó ở châu Phi. Nhưng tôi không thể trách anh ta. Không phải là do lỗi của anh ta mà tôi bị bắt ở Khartoum, anh ta cũng không phải là người đã giữ tôi trong tù 3 năm”, Berhe chia sẻ.
Sơn Trần
Theo giaoducthoidai.vn
Việt Nam trong top quốc gia có giá taxi rẻ nhất thế giới
Quốc gia có dịch vụ taxi rẻ nhất là Ai Cập, đắt nhất là Thụy Sĩ, theo xếp hạng của Taxi2Airport - hệ thống đặt taxi sân bay toàn cầu.
Trong báo cáo phân tích dữ liệu năm 2019 của Taxi2Airport, 10 quốc gia có giá taxi rẻ nhất gồm: Ai Cập, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Argentina và Việt Nam. Theo đó, một chuyến taxi 5 km tại Ai Cập có giá khoảng 0,84 euro (22.000 đồng), còn tại Việt Nam là 2,47 euro (64.000 đồng).
Taxi là phương tiện phổ biến của khách du lịch khi đến một thành phố khác. Ảnh: MSN.
Quốc gia có dịch vụ taxi đắt nhất thế giới là Thụy Sĩ, với một cuốc xe 5 km có giá 22,68 euro (khoảng 590.000 đồng). Những nước khác trong top taxi giá cao nhất gồm Nhật Bản, Đức, Hà Lan, Bỉ, Áo, New Zealand, Anh, Pháp và Thụy Điển, với mức giá từ 9,91 đến 15,64 euro (250.000 đến 400.000 đồng) cho một chuyến 5 km. Tại các nước châu Âu và Nhật Bản, tàu cao tốc, tàu điện ngầm và những phương tiện công cộng khác là lựa chọn phù hợp hơn với du khách.
Du khách nên kiểm tra tình trạng hoạt động của công-tơ mét trước khi lên xe, chú ý tới cung đường và đề phòng tài xế chọn đường vòng. Ngoài ra, taxi công nghệ cũng là một phương án di chuyển khác đáng để du khách so sánh giá và cân nhắc lựa chọn.
Bảo Ngọc
Theo Smarter Travel
Vì sao giá cả tại Bắc Âu đắt đỏ bậc nhất thế giới nhưng người dân lại hạnh phúc nhất? Scandinavia là một khu vực tại Bắc Âu bao gồm 3 nước: Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch. Khu vực này kế thừa văn hóa của người Viking nhưng cũng nổi tiếng vì tính đắt đỏ. Các sản phẩm tivi, ô tô hay bất kỳ loại hàng hóa nào thì người tiêu dùng cũng phải trả mức giá cao nhất thế giới....