Đi trễ
Đã vào tiết học, Tèo lúc này mới bước vào cổng trường. Bác bảo vệ kêu lại và hỏi:
ảnh minh họa
- Tại sao con đi trễ?
Tèo:
- Ước mơ của con là làm thầy hiệu trưởng.
Bảo vệ:
- Tôi hỏi tại sao lại đi trễ cơ mà?
Tèo:
- Vậy bác khi nào thấy thầy hiệu trưởng đi sớm chăng??
Theo trí thức trẻ
Học sinh, giáo viên khóc nức nở chia tay thầy hiệu trưởng
Trên sân trường ướt đẫm nước mưa, hàng trăm giáo viên và học sinh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) lặng lẽ gạt nước mắt khi nhìn bóng thầy hiệu trưởng xa dần.
Thầy hiệu trưởng bắt tay và chào tạm biệt các giáo viên, học sinh - THÙY TRANG
Video đang HOT
Sáng nay, 4.10, Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM tổ chức buổi lễ tạm biệt thầy hiệu trưởng Lâm Triều Nghi, khi thầy chính thức chia tay mái trường này để chuyển công tác về Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền.
"Thầy đã đến và đem lại cho chúng em sự tận tâm vô bờ bến"
Khi bài phát biểu của một học sinh còn chưa dứt, dưới sân trường, nhiều học sinh, giáo viên đã lấy tay lau nước mắt. Thầy Lâm Triều Nghi bước xuống sân trường, bắt tay từng giáo viên, chúc mọi người ở lại làm thật tốt công việc của mình. Nhiều học trò chạy theo thầy, níu tay và bật khóc nức nở.
Trên trang TĐN Confessions (lời bộc bạch của học sinh Trần Đại Nghĩa) những ngày qua tràn ngập những tâm tư, tình cảm của các học trò dành cho người thầy đáng kính của mình. Chẳng han như: "Mấy ngày nay, Sài Gòn mưa rất nhiều, sân trường lúc nào cũng ướt đẫm. Và rồi hôm nay, mưa rơi ở Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa - cơn mưa ngoài trời, cơn mưa trong lòng tất cả những học sinh, cựu học sinh, giáo viên, công nhân viên dưới mái trường, khi người thầy hiệu trưởng đáng kính Lâm Triều Nghi chính thức chuyển công tác..."
Nhiều giọt nước mắt chia tay thầy hiệu trưởng - THÙY TRANG
"Chắc hẳn ai đã từng gặp thầy dù chỉ một lần, đều sẽ nhớ mãi dáng người chân chất, giản dị của Thầy. Mỗi khi thầy đi qua, các em học sinh đều đồng thanh: "Chúng em chào thầy ạ" để rồi đáp lại là một nụ cười rất tươi từ thầy. Liệu có ai nghĩ rằng, một vị hiệu trưởng lại cảm giác thân thương, gần gũi đến thế?...
Thầy đã đến và đem lại cho chúng em sự tận tâm vô bờ bến. Có ai đã từng bắt gặp những ngày, dù nắng gay gắt hay mưa nặng hạt, đều có hình bóng người thầy đứng ở xa xa, nhìn ngắm từng lớp học sinh đang sinh hoạt dưới sân trường? Và nếu đã một lần trông thấy khoảnh khắc đó, liệu có ai quên được?". Những dòng tâm sự trên là của một học sinh viết trên trang TĐN Confessions.
Học trò Nguyễn Hoàng Nam Anh cũng bồi hồi viết trên TĐN Confessions : "Con nhớ ngày con gặp thầy dưới sân bóng rổ của trường, con xin thầy quay phỏng vấn cho một dự án của lớp. Thầy cười hiền, mời con vào văn phòng thầy, trả lời từng câu hỏi một nghiêm túc và trọn vẹn, dù con biết thầy rất bận. Nhớ những ngày con gặp và cúi chào thầy, thầy luôn cười và bảo con ráng chăm học học tốt".
Thầy Lê Hoàng Sơn Châu, giáo viên dạy thể dục Trường THPT Trần Đại Nghĩa, chia sẻ: "Thầy Lâm Triều Nghi về đây công tác 6 năm 7 tháng. Chúng tôi luôn cảm nhận được, thầy như một người anh trong gia đình, một người đồng nghiệp và lãnh đạo luôn biết đồng cảm, quan tâm chia sẻ với mọi người. Lúc nào thầy cũng coi trường Trần Đại Nghĩa như một mái nhà, một gia đình của mình".
Nhiều học trò khóc và ôm thầy hiệu trưởng trướckhi thầy bước đi Ảnh - THÙY TRANG
Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim
Trước đó, ngày 3.10, thầy hiệu trưởng Lâm Triều Nghi đã có buổi chia tay với hội đồng sư phạm Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa. Sau những lời chia sẻ với các thầy cô, thầy Nghi mang tới cây đàn ghi-ta và vừa đàn, vừa hát ca khúc Bằng lòng đi em tặng tất cả mọi người.
Cô Nguyễn Phạm Thùy Trang, giáo viên tiếng Anh, xúc động nói với chúng tôi: "Cũng hình ảnh quen thuộc bên cây đàn ghi-ta, nhưng đây là bài hát chia tay cuối cùng của thầy với Hội đồng sư phạm Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa. Hôm nay Facebook của anh chị em đồng nghiệp bạn bè tôi chỉ nhuốm một màu buồn bã. Điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim. Ấn tượng với giây phút chia tay cuối, cả trường đứng dậy, im phăng phắc chào thầy, không ai muốn ra về mà cứ đứng chết lặng, đâu đó chỉ còn nghe tiếng sụt sịt, tiếng nấc, tiếng nghẹn nhè nhẹ, nhìn quanh, có những đôi mắt đỏ hoe, những bàn tay quẹt vội dòng nước mắt. Còn thầy, lặng lẽ bước đi...".
Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, thầy Lâm Triều Nghi nói: "Tôi rất bất ngờ và xúc động với những tình cảm mà các học trò, các thầy cô giáo đã dành cho tôi ngày hôm nay. Tôi có quyết định về ngôi trường mới từ ngày 1.10. Hôm nay, tôi rất ngại với các học trò khi đã lấy đi của các em 15 phút học bài, nhưng tôi không còn lúc nào để nói với các em lời tạm biệt. Tuần tới, tôi sẽ không được dự tiết chào cờ cùng các em ở mái trường này nữa...".
Một nhà giáo mẫu mực, luôn yêu thương và gần gũi với học trò
Thầy Lâm Triều Nghi, 51 tuổi, chính thức về công tác tại Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa tháng 3.2012. Trước đó, thầy làm việc tại Trường THPT Nguyễn Hữu Huân, quận Thủ Đức.
Thầy Nghi được đánh giá là một nhà giáo mẫu mực, luôn yêu thương và gần gũi với các học trò. Thầy lắng nghe và đồng ý với ý kiến của học sinh xin phép được mang ba lô tới trường, sẽ tiện hơn là mang cặp. Gặp trò nào, thầy cũng vẫy tay chào. Nhiều người đã quen thuộc với hình ảnh thầy giản dị với cây đàn ghi ta, hát tặng học sinh và các đồng nghiệp trong nhiều ngày kỷ niệm...
Theo thanhnien
Gia Lai: Thầy giáo mắc bệnh hiểm nghèo mang cả "gia tài" đi xây bếp ăn cho học sinh vùng cao Dù đang mắc chứng bệnh nan y nhưng thầy hiệu trưởng Trần Đăng Khoa vẫn kiên trì "bám trường, bám lớp", đồng hành cùng giáo dục vùng khó hàng chục năm nay. Đặc biệt hơn, hoàn cảnh khó khăn nhưng thầy Khoa vẫn mang cả gia tài hơn 100 triệu đồng của mình để xây dựng bếp ăn tập thể cho học sinh...