Đi tìm sự thật về Nhà thờ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Kiên Giang
Sứ mệnh cao cả của nhà báo là kiếm tìm sự thật. Sự thật ấy phải được phản ánh đạt tính chân thật, tức là “đúng hiện thực khách quan”. Và sự thật ấy phải được soi dọi bằng lương tâm chức nghiệp. Tôi nhớ người Nga có một câu ngạn ngữ vô cùng chí lí: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật đã là sự giả dối!”. Đây là bài viết của tác giả Ngọc Niên đăng trên BáoNhà Báo & Công Luận .
Xung quanh thông tin đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xây dựng ngôi “Nhà thờ Họ” nguy nga ở Kiên Giang, suốt lâu nay đã được loan truyền râm ran và trở thành một đề tài nóng thu hút sự quan tâm của công luận. Nguồn tin khởi đầu được tung ra bởi một số mạng thông tin không chính thống. Rồi tiếp tục xuất hiện cả một số đơn thư được lan truyền đã len lỏi tới đông đảo công chúng càng khiến dư luận không ngớt xì xầm, bàn tán. Theo các thông tin được mô tả thì: Ngôi nhà thờ này là một lâu đài đồ sộ, sang trọng gấp nhiều lần Nhà Thờ họ Hồ ở Nghệ An nguy nga hơn cả Đền thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được tọa lạc trên khuôn viên rộng tới hơn 4.000m2 với quy mô rất hoành tráng, số tiền đầu tư xây dựng trị giá tới hơn 40 tỉ đồng. Đặc biệt, khuôn viên hơn 4.000m2 này là đất thu hồi của người dân địa phương. “Nhà thờ Họ” này đã và đang trở thành “Bia miệng” trong dân chúng Việt Nam… Sức nóng của dư luận đã khiến không ít cán bộ lão thành cách mạng phẫn nộ, dân chúng hoài nghi và có người đã phải thốt lên rằng: “Ai đời đương kim Thủ Tướng mà lại làm cái việc xa hoa đến thế!” Nhà báo vốn có đặc tính là luôn “săm soi” các nguồn tin nên tôi đã được chứng kiến không ít cuộc luận bàn xung quanh câu chuyện “Nhà thờ Họ” của đương kim Thủ tướng. Bản thân tôi đã có lúc thấy rất hoài nghi và thiếu tin cậy về những thông tin loan truyền ấy. Có một số người cũng nói với tôi rằng đó chỉ là sự đồn thổi, bịa đặt: “Làm gì có lâu đài, biệt điện nào! Chẳng qua chỉ là chuyện thêu dệt nhằm bôi đen lãnh đạo, gây mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và kích động lòng dân…” Nhưng sự hoài nghi trong tôi lại lập tức bị tan biến bởi có không ít lời khẳng định như đinh đóng cột với tôi rằng họ đã trực tiếp mắt thấy tai nghe: “Không tin ông cứ đến TP. Rạch Giá, gặp bất cứ ai, từ anh xe ôm cũng đều đàm tiếu vanh vách!”
Là người cầm bút, trước một sự việc tuy đang rất “bán tín bán nghi” – nhưng quả thực nó tác động mạnh đến dư luận xã hội, đến tâm trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân là điều có thật – đã thực sự làm tôi trăn trở. Và chính vì điều đó đã thôi thúc khiến tôi quyết định phải thực hiện một cuộc hành trình để kiếm tìm sự thật!? Vào đầu tháng 12 năm 2012, nhân có chuyến vào TP. Hồ Chí Minh công tác tôi đã quyết định “phi” xuống Kiên Giang để đích thân “mục sở thị” xem hư thực ra sao!?
… Sự thật ra sao?
Cách đây hơn 20 năm tôi đã có dịp về Kiên Giang công tác – lúc đó tôi đang là phóng viên Báo Quân đội Nhân dân. (Khi ấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang là Chủ tịch Tỉnh. Đồng chí Thiếu tá Quỳnh – Trợ lý Tuyên huấn Tỉnh đội – đã bố trí cho tôi phỏng vấn Chủ tịch Tỉnh về công tác quân sự địa phương và việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội. Và cũng suốt từ ấy đến nay tôi không có một cuộc tiếp kiến nào khác với ông). Hơn 20 năm sau trở lại Kiên Giang, tôi thấy nơi đây đã thay đổi quá nhiều. Rạch Giá thời đó còn là thị xã, ngày nay đã trở thành thành phố. Ngày ấy Rạch Giá chỉ có bến xe ôtô, bến tàu biển bây giờ đã có cả sân bay. Từ bến xe đi về các ngả, lúc đó phương tiện chủ yếu là xe lôi và Honda ôm. Bây giờ ở bến nào cũng thấy taxi nườm nượp. Bất giác tôi bỗng thấy nao nao nhớ về ký ức xe lôi thời ấy. Ngắm nhìn đường phố sạch đẹp và thoáng đãng, tôi cảm nhận rõ một quang cảnh thật thanh bình.
Cùng đi với tôi là anh bạn thân ở Sài Gòn nhưng rất thông thạo Rạch Giá – Kiên Giang. Chúng tôi tìm đến số nhà 1108 đường Nguyễn Trung Trực một cách chẳng khó khăn gì. Đường Nguyễn Trung Trực trước đây chỉ là một con đường nhỏ nằm trong lòng Rạch Giá bây giờ trở thành con phố đường đôi huyết mạch rộng rãi, phong quang. Đứng trước cổng số nhà 1108, quan sát toàn cảnh khuôn viên tôi thấy lòng đầy nghi hoặc. Có phải cái “lâu đài” đang lan truyền gây xôn xao dư luận ấy chính là đây? Không lẽ tôi đã có một sự lầm lẫn nào khác?…
Nhưng hoàn toàn không phải như sự ngờ vực của tôi. Số nhà 1108 này chính là địa chỉ ngôi nhà của người em trai út và thân mẫu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang sinh sống ở Kiên Giang – miền quê nơi ông sinh trưởng. Bước chân vào khuôn viên, đảo hết một vòng, mang thông tin loan truyền ra đối chiếu, tôi bỗng thấy sửng sốt…
Cổng chính của ngôi nhà số 1108
Toàn bộ khuôn viên này theo con mắt ước tính của tôi chỉ cỡ năm sáu trăm mét vuông là “kịch đường tàu”, chứ không phải tọa lạc trên diện tích tới hơn 4.000 m2 như đồn thổi! Qua xác minh tôi được biết, vào khoảng những năm 1980, nơi đây vốn là một xưởng sản xuất nước mắm của tư nhân rất ô nhiễm. Con lộ khang trang nơi mặt tiền bây giờ, ngày ấy chỉ là một con đường xấu xí và nhỏ hẹp. Lúc bấy giờ, Thủ tướng ngày nay đang là Bí thư ở huyện Hà Tiên. Mẹ và em trai của Thủ tướng là Tư Thắng đã mua mảnh đất này với thời giá lúc đó “rẻ như bèo” và được cấp đầy đủ quyền sử dụng. Như thế là thông tin mảnh đất này là đất thu hồi từ đất ruộng của dân rồi qui hoạch… thật sự chỉ là sự thêu dệt!
Tiếp tục quan sát từ ngoài vào trong tôi thấy: Chiều dài mặt tiền của khuôn viên ước tính chỉ khoảng ba, bốn chục mét. Một bờ tường bao nơi mặt tiền cao trên dưới 3 mét, ốp vật liệu bình thường chứ không hề thấy một loại vật liệu quý nào. Phía ngoài tường bao là một rặng cau cao vút. Toàn bộ khuôn viên được chia dọc làm hai phần, từ đường nhìn vào thì bên tay trái là nhà ở, và bên phải là nhà thờ. Lối chính vào nhà là một cái cổng quá đơn sơ, lợp ngói thô. Một mảnh sân nho nhỏ ước chừng vài chục mét vuông không thấy có kiến trúc gì tạo dựng hay trang trí cảnh quan mang tính mĩ thuật. Căn nhà ở của gia đình được xây một trệt, một lầu, hết sức bình dị như trăm ngàn ngôi nhà khác trên khắp phố phường Việt Nam. Hoàn toàn không có một chút kiến trúc hay vật liệu gì quí giá theo hình mẫu, phong cách và dáng dấp của các loại biệt thự đương thời. Bước chân vào phòng khách tại tầng trệt, đi qua phòng của mẫu thân Thủ tướng rồi xuống nhà bếp của gia đình tôi thấy thật sự ngỡ ngàng. Phòng khách chỉ rộng chừng ba chục mét vuông, chỉ có một bộ sa-lông gỗ rất mộc mạc. Tôi đã từng đến nhiều phòng khách đẹp lộng lẫy của không ít anh em bè bạn. Trước khi bước vào phòng khách này tôi cũng mường tượng như vậy. Nhưng quả là nhầm to! Phòng khách đơn sơ tới mức vượt xa trí tưởng tượng của tôi. Thân mẫu của Thủ tướng năm nay đã 87 tuổi hiện đang sống trong căn nhà này. Tôi không thể ngờ rằng căn phòng đang sinh sống của thân mẫu Thủ tướng lại đơn sơ, mộc mạc và bình dị đến mức thật khó tin!
Video đang HOT
Kề bên căn nhà ở là nhà Thờ của gia đình nằm chung trong một khuôn viên, có cổng riêng. Quan sát toàn cảnh nhà thờ tôi thấy: Đó là một ngôi nhà gồm 3 gian, 3 tầng mái truyền thống, tọa lạc cuối khuôn viên, được xây dựng trên cốt nền cao, gồm 9 bậc thềm, đá lát là loại đá xanh bình thường. Tôi sải bước đo chiều dài áng chừng chỉ 10m, chiều ngang sâu khoảng 5m. Nhẩm tính tổng diện tích ngôi nhà thờ chỉ vào khoảng 50m2. 3 gian trong nhà thờ, mỗi gian được đặt một ban thờ. Ban chính giữa là ban thờ gia tiên, trên cùng là thờ ảnh Bác, tiếp phía dưới là di ảnh phụ thân rồi đến di ảnh người chị của Thủ tướng. Thân phụ của Thủ tướng là ông Nguyễn Tấn Thử (tức Mười Minh), chính trị viên Tỉnh đội Kiên Giang, hi sinh trong một trận Mỹ ném bom B52 vào ngày 16/4/1969.
Ban thờ phía bên phải là Ban thờ Má chiến sĩ – tức Má Tư cùng 3 chiến sĩ cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969 với ông Nguyễn Tấn Thử. Ban thờ phía bên trái là Ban thờ ông Phan Thái Quí (tức Chín Quí), Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Kiên Giang – đồng đội của thân phụ Thủ tướng – cũng hi sinh trong trận bom ngày 16/4/1969. Quan sát kĩ thêm tôi thấy: Ban chính phía trên nóc có một chùm đèn và dưới là một chiếc sập gỗ cũng quá đơn sơ mộc mạc. Hai bên phía hồi nhà thờ ngay lối cửa ra vào là 2 lọ lục bình lớn nom y hệt bằng đồng nhưng kỳ thực chỉ là 2 bình đất nung, sản vật của Vĩnh Long. Toàn bộ hệ thống cửa chính hoàn toàn là gỗ mộc, đã hư hỏng, xuống cấp. Quan sát hết lượt từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài tôi chẳng thấy có một vật dụng gì được cho là quí giá! Còn ở ngoài khuôn viên phía trước nhà thờ chỉ thấy toàn là cây cau, xoài, mít và vài cây đại nhỏ, không hề có một cây cảnh đắt tiền hay quí hiếm nào cả. Qua kiểm chứng, ngôi nhà thờ này được anh em trong gia đình Thủ tướng xây dựng vào khoảng năm 2000.
Như vậy là đích thân tôi đã “tai nghe, mắt thấy, tay sờ” và hoàn toàn không hề thấy có “lâu đài xa hoa” nào như dư luận loan truyền, đồn thổi! Đến đây thì bạn đọc đã hiểu đầy đủ rằng câu chuyện về “Nhà thờ Họ của Thủ tướng” tất cả chỉ là sự thêu dệt mà thôi! Và từ sự thêu dệt ấy đã được thổi phồng thành sự thật! Sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành, tôi thầm nghĩ, sự thật hiển nhiên đến như thế mà được tạo dựng thành chuyện “như có thật” thì có lẽ những thông tin thị phi khác về Thủ tướng và gia đình bấy lâu loan truyền trong công luận chỉ là xuyên tạc! Trong khoảng thời gian ở Kiên Giang tôi cũng đã đến thăm và thắp hương ở Đình thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đến đây tôi mới sáng tỏ rằng việc đồn thổi “Nhà Thờ họ” của Thủ Tướng “nguy nga gấp nhiều lần Đình Thờ vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực” sự thật chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng và hư cấu!. Tôi được biết, mới rồi nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã vào tận đây và cũng đã phải thốt lên rằng “Hóa ra tất cả chỉ là sự thêu dệt!”
Sự thật nói lên điều gì?
Sau khi đã thực hiện xong cuộc thị sát tường tận, tôi rời Rạch Giá về Sài Gòn trên một chuyến xe khách tốc hành. Định bụng lên xe là “đánh” một giấc nhưng tiếc thay vớ phải chiếc vé nằm tầng 2, lại ở phía cuối xe nên cứ bị lay lắc như đánh võng. Suốt 6 tiếng đồng hồ trong cuộc hành trình không hề chợp mắt, tâm trí tôi cứ miên man suy nghĩ…
Trước khi thực hiện cuộc hành trình tìm kiếm sự thật, một anh bạn rất thân đã gay gắt phê phán tôi rằng: “Bao nhiêu việc lớn sao không quan tâm vào cuộc, hà cớ gì mà phải mất thời giờ cho một việc nhỏ nhoi như thế!” Nhưng lương tâm chức nghiệp đã mách bảo tôi rằng: “Việc tuy nhỏ nhưng nếu không minh bạch ắt đủ khiến lòng người ly tán! Họa lớn âu cũng khởi nguồn từ những đốm lửa nhỏ! Bởi vậy, sự việc dẫu nhỏ hay lớn cũng đều cần tới sự quang minh!” Nói tới chuyện nhà thờ – Thờ Tự – tức là nói tới việc tâm linh. Phàm đã là việc tâm linh thì không thể nói không thành có hoặc nói có thành không được. Câu chuyện về “Nhà thờ Họ” của Thủ tướng đang được công luận loan truyền đã thực sự gây hoài nghi, bức xúc trong dư luận, vì thế rất cần được kiểm chứng, phân minh.
Tôi đã được trực tiếp chứng kiến sự thật! Và sự thật ấy đã khiến tôi phải ngỡ ngàng bởi nó hoàn toàn trái ngược với những thông tin được loan truyền trong đời sống dư luận suốt bấy lâu nay. Sự thật ấy đã nói lên điều gì và đã tác động ra sao trong đời sống xã hội? Không còn nghi ngờ gì nữa, xuất phát từ những thông tin xấu độc được bịa đặt, từ đồn đại đã được thêu dệt và thổi phồng tạo thành một “sự thật giả dối”! Trong mỗi chúng ta ai cũng đều nhận diện được chân lý nhưng không phải tất cả đều tỉnh táo. Cái “sự thật giả dối” ấy đã thực sự gây xúc động trong tâm lý xã hội, tạo sự hoài nghi trong công chúng, gieo giắc sự bất an trong đời sống… Hơn thế nữa, cái “sự thật giả dối” ấy đã bóp méo hình ảnh của người đứng đầu Chính phủ, gây nghi kỵ, phân hóa, chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và khiến lòng tin của nhân dân bị hao tổn. Nguy hiểm hơn nữa đó là, từ sự giảm sút niềm tin vào người lãnh đạo đất nước tới việc đánh mất niềm tin vào chế độ, ranh giới chỉ là “trong gang tấc”. Và càng trở nên nguy hiểm bởi trong khi đất nước đang cần trên dưới một lòng thì lại “mắc ngay vào bẫy” của các thế lực thù địch một cách vô cùng ấu trĩ…
Tôi vừa đọc một bài báo mới đây của nhà báo lão thành Hữu Thọ. Ông viết rằng: “Chiến đấu cho thông tin sự thật và nhanh chóng công bố thông tin là cuộc chiến đấu sinh tử trong cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt hiện nay. Thông tin sai là thua mà thông tin chậm, cũng là thua!” Và “…Không chỉ nói sự thật mà phải tới sự “chân thật” – tức là sự thật phải được phản ánh “đúng hiện thực khách quan” – chân thật tức là bản chất của sự thật! Ông kết luận: “Thông tin sai sự thật có nhiều loại, có số ít do bịa đặt, thêm bớt là sai phạm nặng nề nhất về mặt đạo đức của người làm báo… Có trường hợp thông tin “sai sự thật” do suy diễn chủ quan dẫn đến sự thật bị thổi phồng, bóp méo cũng không còn là sự thật như nó vốn có, gây hiểu lầm tai hại trong xã hội” (theo Tạp chí Tuyên Giáo số tháng 12/2012)…
Trước lúc trở về TP. Hồ Chí Minh tôi đã đến thắp nhang ở Nghĩa trang liệt sĩ Kiên Giang. Mộ các liệt sĩ hàng hàng, lớp lớp quần tụ uy nghi. Người quản trang đã đưa tôi đến thắp hương trên mộ phần của thân phụ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mộ của thân phụ Thủ tướng nằm đây, hết sức khiêm nhường hòa lẫn cùng hàng cùng lối với các liệt sĩ đang an giấc ngàn thu. Người quản trang kể với tôi rằng: Đã không ít lần lãnh đạo các khóa của tỉnh Kiên Giang có nguyện vọng muốn di dời mộ phần của Thân phụ Thủ tướng vào khu an táng các quan chức lãnh đạo được qui hoạch ở một khu riêng gần đó, trước hết là để tỏ lòng thành kính sau nữa là được khang trang hơn. Song cứ mỗi lần nhắc đến, Thủ tướng đều nhất quyết một mực rằng: “Bố tôi sống, chiến đấu cùng đồng đội, nay hãy cứ để yên cho ông được an nghỉ bên đồng đội của ông!” Giây phút đứng đây – tại Nghĩa trang liệt sĩ này – tôi chợt nhớ tới lời hứa của Thủ tướng trên diễn đàn Quốc hội mới rồi: “… Chính phủ, Thủ tướng và từng thành viên sẽ nghiêm túc với mình, đoàn kết, hết lòng làm việc… tất cả vì Tổ quốc, Nhân dân, vì Đảng, chế độ, vì sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước…”. Điều đó đã gieo vào tôi một niềm tin vững chãi, cũng như sự kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân rằng: Sứ mệnh của Thủ tướng không có gì cao cả hơn ngoài việc một lòng một dạ phụng sự dân tộc và dốc lòng dốc sức tận tụy vì sự bình an của xã tắc sơn hà – tức chế độ này!
Theo TNO
Tháp cổ 7 tầng huyền bí trên núi
Ngôi tháp cổ từng bảo vệ 11 người dân khỏi mũi súng của quân Pôn Pốt khát máu. Ngày nay, nhiều người thua bạc ở Campuchia quẫn chí tìm đến tháp định quyên sinh, nhưng sau đã lấy lại bình tĩnh hoặc được cứu sống.
Từ chân núi Đề Liêm, phường Bình San (thị xã Hà Tiên, Kiên Giang), khách phải vượt qua một nghĩa địa rêu phong, leo lên sườn dốc dựng đứng khoảng 70 m mới đến được ngôi tháp cổ gần 300 năm tuổi.
Từ xa chỉ thấy đó là một cây bồ đề đại thụ có nhiều thân rễ chằng chịt đứng sừng sững nơi lưng chừng núi. Khi đến tận nơi, khách mới nhận ra ngôi tháp nằm lọt thỏm giữa những thân rễ chằng chịt của cây bồ đề. Từ trên chót đỉnh của tháp, những dây rễ rất to tủa xuống ôm vào lòng gần như toàn bộ diện tích bên ngoài tháp. Hàng trăm năm nay, tại ngôi tháp có nhiều chuyện huyền bí khiến người ta tin rằng sư trụ trì đã trở thành thần linh trấn giữ vùng đất này.
Ông Lương Phếnh Cang, sinh năm 1941, cán bộ hưu trí ngành bưu điện, cư ngụ tại khu phố 1, phường Bình San là nhân chứng vụ thoát chết hy hữu của 11 người dân trước làn sóng diệt chủng của Pôn Pốt năm 1978. Ông kể, từ đầu tháng 3/1978, Pôn Pốt từ bên kia biên giới bắt đầu nã pháo vô tội vạ vào lãnh thổ Việt Nam. Nhiều người bị thương và chết bởi trúng đạn pháo của chúng.
Tối ngày 12/3/1978, Pôn Pốt bắn pháo dữ dội hơn những ngày trước. Sáng 13/3/1978, chúng lại ngưng bắn pháo. Chiều nhập nhoạng, một số người dân ở biên giới Xà Xía và chợ Hà Tiên hay tin quân Pôn Pốt bắt đầu tràn vào lãnh thổ, đã lục đục dọn đồ đạc chạy lánh nạn. Những người chạy không kịp đều bị Pôn Pốt tàn sát một cách dã man.
Rễ cây bồ đề phủ kín ngôi tháp. Ảnh: An ninh thế giới.
Thời điểm đó, khu vực chân núi Đề Liêm còn thưa người, tách biệt với cụm dân cư. Vì vậy, 3 gia đình của ông Trần Kim Sáu, bà Thìn và ông Niêng sống dưới chân núi Đề Liêm hoàn toàn không hay biết gì. Khi họ nghe tiếng súng AK và tiếng kêu cứu thất thanh của những người dân ở xóm ngoài bị giết thì đã muộn. Mọi lối thoát đều có bóng dáng Pôn Pốt. Không còn cách nào khác, 3 gia đình gồm 11 người, trong đó có 5 trẻ em chui đại vào lòng tháp ẩn nấp.
Đến 8h sáng, một toán quân Pôn Pốt độ chừng 16-17 tuổi, mặc quần đùi, áo thun luộm thuộm như dân làm đồng. Chúng ôm súng AK từ quốc lộ tiến lên chân núi Đề Liêm, vào từng ngôi nhà lùng sục. Không gặp ai, chúng kéo nhau lên phía tháp cổ. Đúng lúc này, một đứa trẻ (nay đã hơn 40 tuổi, vẫn còn sống tại địa phương) sợ quá bật khóc thành tiếng. Mặc dù bà mẹ đã kịp bịt mồm đứa trẻ nhưng trong rừng vắng, chỉ cần một tiếng nấc cũng đủ để thu hút sự chú ý của quân sát nhân.
Nghe tiếng đứa trẻ khóc, chúng tập trung xung quanh tháp. Lúc này những người trong tháp thất kinh hồn vía khi nhận ra do thói quen một vài người đã bỏ dép bên ngoài cửa tháp. Một tên bước đến trước cửa tháp nghiêng đầu ngó vào. Mọi người nép sát người vào nhau run bần bật. Ai cũng nhìn thấy rất rõ ánh mắt khát máu của tên sát nhân. Mọi người nhắm mắt chờ chết.
Cửa tháp rộng vừa vặn thân hình một người lớn chui vào. Bình thường, đứng ở vị trí tên sát nhân, ai cũng có thể nhìn thấy rất rõ bên trong lòng tháp nhưng không hiểu do bị mờ mắt hay do mắt bị lóa nắng, tên lính Pôn Pốt cứ chĩa mũi súng và nhìn vào lòng tháp mà không bắn. Bỗng mọi người nghe tiếng một con chó sủa vang. Tên lính Pôn Pốt giật mình quay mũi súng bắn con chó một loạt đạn. Loạt đạn không trúng con chó nhưng làm mẻ một góc bia của tháp.
Tiếng súng chát chúa làm con chó hoảng hốt, co cẳng chạy vào rừng. Mọi người lại thấp thỏm sợ tên lính Pôn Pốt tiếp tục quay súng vào trong tháp. Nhưng không, hắn đã bỏ đi. Đồng bọn của hắn cũng đi theo. Mọi người thở phào nhẹ nhõm. Ai cũng nghĩ, mình được thần linh bảo vệ.
Quân sát nhân không đi hẳn mà kéo nhau xuống chân núi, cách tháp cổ khoảng 100 mét bắt gà làm thịt, ăn uống rồi đóng chốt luôn ở đó. Mọi người đành nín thở nằm trong lòng tháp chịu đói, khát. Đến trưa hôm sau, bộ đội phản công tiêu diệt gọn nhóm Pôn Pốt dưới chân núi Đề Liêm. Bộ đội phát hiện 11 con người kiệt sức ẩn nấp trong lòng tháp. Họ nhanh chóng được chuyển ra tuyến sau cấp cứu. Hiện nay, bà Thìn và ông Niêng vẫn sống tại Hà Tiên.
Cách đây vài năm, một số người đến chặt rễ cây bồ đề. Lưỡi cưa mới ăn sâu được mấy tấc thì mắc kẹt, cưa tiếp cũng không được mà lấy ra cũng không xong. Một người trong nhóm dùng búa chém rễ cây để giải thoát lưỡi cưa. Không ngờ nhát búa đầu tiên cắm phập vào rễ cũng bị hút chặt. Ba người cùng vận lực kéo đến vã mồ hôi vẫn không lay chuyển được lưỡi búa. Nghe tin, một vị sư ở ngôi chùa gần đó đến đốt nhang, đọc kinh, khấn xin. Kết thúc lễ, vị sư kéo nhẹ một cái, lưỡi cưa lẫn lưỡi búa đều rơi ra.
Từ khi bên kia biên giới Xà Xía mọc lên cụm sòng bài, thỉnh thoảng người ta lại thấy một con bạc cháy túi đến đây tìm cái chết. Nhưng tất cả đều được cứu sống hoặc bỏ ý định tự tử. Trong đó có một phụ nữ trạc 30 tuổi, một hôm chị ta đến ngồi cạnh tháp khóc suốt một buổi rồi bỏ đi. Khi chị ta đi khuất, những người tò mò phát hiện dưới chân tháp có một tờ giấy bị vò nát. Mở tờ giấy ra, người ta mới biết đó là lá thư tuyệt mệnh của một người thua bài tên Nga.
Người viết thư có ghi rõ tên tuổi, địa chỉ để những người phát hiện ra xác giúp báo cho người thân. Cách đó không xa, người ta còn phát hiện một chai thuốc diệt cỏ còn nguyên. Thì ra, Nga cư ngụ ở Rạch Giá, đi buôn cá khô ở Hà Tiên. Nghe lời bạn bè xúi, Nga qua sòng bài thử vận may. Sau 2 ngày, Nga trắng tay. Thất chí, Nga quyết tự tử. Nhưng khi ngồi dưới bóng bồ đề, Nga bình tâm trở lại nên bỏ ý định chết.
Tấm bia tháp bị mẻ một góc. Ảnh: An ninh thế giới.
Mới đây, một thanh niên tên Hà ở Tô Châu, thua bài ở casino Campuchia đã leo lên đỉnh tháp dùng áo làm thòng lọng toan treo cổ. Nhưng chiếc thòng lọng bị đứt, anh ta rơi bịch xuống đất nằm ngay đơ, mất nhịp tim, phổi ngừng thở. Dù không hy vọng sống sót nhưng người dân địa phương vẫn đưa vào bệnh viện cấp cứu sau khi báo cáo với chính quyền. Một tuần lễ sau, anh ta xuất viện. Hiện giờ chiếc áo "thòng lọng" của anh ta vẫn dính phất phơ trên cành cây đề.
Người ta tin rằng, vị thần linh của ngôi tháp không muốn chứng kiến bất kỳ ai chết ở nơi đây. Nhiều học giả khẳng định ngôi tháp là công trình kiến trúc cổ nhất trong số những di tích lịch sử tại Hà Tiên. Hiện tại, ngay trước cửa tháp vẫn còn một bia đá chạm khắc dòng chữ Hán: "Lâm Tế tam thập lục thế. Ấn Đàm Lão hòa thượng chi tháp", có nghĩa là "Tháp mộ của Lão hòa thượng Ấn Đàm, dòng Lâm Tế đời thứ 36". Cách đó vài mét, một tấm biển xi măng có khắc chữ Việt: "Lâm Tế/1662/tháp 7 tầng/Ấn Đàm/Lão hòa thượng".
Núi Đề Liêm còn có tên gọi khác là núi Phù Dung. Trong "Gia Định thành thông chí" xác nhận, núi Đề Liêm còn tên gọi khác là Bát Giác Sơn. Có lẽ do ngôi tháp có hình bát giác nên người xưa đặt tên núi theo. Bên cạnh tháp có một ngôi chùa dòng Lâm Tế do Hòa thượng Ấn Đàm trụ trì, gọi là chùa Phù Dung. Tuy nhiên, tên chính của chùa là Tiêu Sơn Tự.
Các sử liệu có ghi, từ khoảng năm 1820 (là năm sách "Gia Định thành thông chí" ra đời) trở về sau, trấn Hà Tiên đã trải qua 3 cuộc tao loạn lớn do quân Xiêm xâm lược, gồm: năm 1833 (Minh Mạng thứ 14); tháng 2/1842 (Thiệu Trị năm thứ 2); năm 1845 (Thiệu Trị năm thứ 5). Ngôi chùa Phù Dung bị quân Xiêm phá sập vào khoảng năm 1833-1834, tức lần tao loạn đầu tiên.
Năm 1969, người ta phát hiện ra di tích này. Khi đào sâu xuống nền đất khoảng 3 tấc, người ta bắt gặp rất nhiều vật dụng còn nguyên vẹn, như: cái lư hương bằng đồng, nhiều lọ sành sứ, một cái chum còn nguyên số gạo đã ẩm nát... Sự cố chùa bị sập với các loại gia dụng còn nguyên, cho thấy chiến tranh đã ập đến bất ngờ.
Cách ngôi tháp 40 mét về ở hướng tây nam bây giờ vẫn còn hiện hữu một giếng xưa gọi là giếng chùa Tiêu. Trong sách "Monogaphie de la povince de Ha Tiên" của Hội Nghiên cứu Đông Dương ấn hành năm 1901 khẳng định ngôi chùa này đúng là Tiêu Sơn Tự - 1 trong 10 cảnh đẹp của Hà Tiên lúc bấy giờ và đã được Mạc Thiên Tứ ca ngợi trong bài thất ngôn bát cú "Tiêu Tự hiểu chung".
Khi những cư dân đầu tiên tìm đến khai khẩn vùng đất này đã thấy ngôi mộ tháp 7 tầng sừng sững với ngọn cây bồ đề trên đỉnh tháp. Mưa làm xói mòn, đất đá trên đỉnh núi trôi xuống lấp dần 2 tầng dưới nên người ta chỉ thấy có 7 tầng trên. Người ta gọi luôn đó là tháp 7 tầng. Xung quanh ngôi mộ tháp, hiện nay vẫn còn những trụ đá móng nền - dấu tích của một ngôi chùa bị tàn phá.
Thời gian dần trôi, cây bồ đề ngày càng lớn. Rễ cây dần phủ kín ngôi tháp cổ theo từng bậc trông rất đẹp mắt. Bên trong lòng tháp trống rỗng. Người ta cho rằng, dưới tầng một vẫn còn ngọc vị của vị sư trụ trì. Tất cả những cứ liệu lịch sử đều khẳng định giá trị ngôi tháp cổ ấy.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, bao ngày nắng đêm mưa ngôi tháp cổ đã tròm trèm 300 tuổi. Tháp không chỉ là một phần của lịch sử khai khẩn phương Nam mà còn là một di tích đánh dấu sự tồn sinh mãnh liệt của ông cha. Nhưng hiện các cơ quan chức năng địa phương phó mặc ngôi tháp cho thiên nhiên mà không có biện pháp bảo quản.
Theo VNE
Bán trước vé xe Tết từ ngày 21/1/2013 Theo kế hoạch phục vụ Tết Quý Tỵ 2013 của Bến xe Miền Tây (BXMT), bến xe này sẽ triển khai bán trước vé xe đi lại dịp cao điểm Tết vào ngày 21/1/2013 (tức mùng 10 tháng chạp năm Nhâm Thìn). Thời gian cao điểm phục vụ Tết tại BXMT được tính trong 10 ngày trước và 10 ngày sau Tết. Cụ...