Đi tìm ký ức về các Quỳnh Dao nữ lang
Đảm nhận những vai diễn kinh điển trong dòng phim Quỳnh Dao, những nữ diễn viên tài sắc vẹn toàn đã trở thành một phần ký ức đẹp không thể thay thế trong lòng khán giả.
Cùng được chuyển thể từ tác phẩm văn học của hai nhà văn hàng đầu văn đàn Trung Quốc, dòng phim Kim Dung và dòng phim Quỳnh Dao đã song song trường tồn và gắn bó với khán giả suốt 50 năm qua. Nếu như phim võ hiệp Kim Dung tập trung khai thác vẻ đẹp hào sảng, chí khí nam nhi, thì phim tình cảm Quỳnh Dao lại đi sâu khắc họa vẻ đẹp mong manh và bi kịch của các cô gái thời hiện đại.
Qua những thước phim bi lụy sướt mướt của mình, nữ văn sĩ Quỳnh Dao đã có công lớn trong việc tạo ra các thế hệ diễn viên nữ tài sắc vẹn toàn, ám ảnh người xem với nhiều vai diễn để đời khó lòng thay thế. Người đời ca tụng gọi họ bằng cái tên rất đẹp “Quỳnh Dao nữ lang”.
Lâm Thanh Hà: ngọc nữ bước ra từ trang sách
Lâm Thanh Hà gia nhập làng giải trí bằng vai diễn nữ chính trong phim Song ngoại năm 17 tuổi và trở thành chưởng môn ngọc nữ thế hệ đầu tiên của dòng phim Quỳnh Dao. Sở hữu vẻ đẹp kiều diễm, đoan trang với gương mặt bầu bĩnh, cặp mắt to, hàng mi dài, đôi môi nhỏ xinh và một thần thái ưu tư man mác dịu nhẹ, nữ diễn viên được nữ văn sĩ Quỳnh Dao ca ngợi là “ngọc nữ bước ra từ những trang sách, trong trẻo chẳng vướng bụi trần”.
Chân Ni: báu vật của Quỳnh Dao
Tham gia từ những bộ phim đầu tiên của Quỳnh Dao, Chân Ni là người đi tiên phong trong hàng ngũ Quỳnh Dao nữ lang trải dài bốn thế hệ. Bà nổi tiếng với vẻ đẹp ướt át, nhu mì, nhưng cũng rất hoạt bát, đáng yêu, được xem là hội tụ đầy đủ yếu tố nhu cương của những cô nàng nữ chính trong tác phẩm của Quỳnh Dao. Chân Ni là người đóng nhiều phim nhất cho Quỳnh Dao, tên tuổi cũng từng một thời lẫy lừng, nhưng trước sự xuất hiện của đại mỹ nhân Lâm Thanh Hà, danh tiếng của bà dần chìm xuống theo năm tháng.
Thủy Linh: dòng suối tiên trong trẻo
Nữ diễn viên vốn vào nghề với tên thật Tưởng Cần Cần, nhưng vì có vẻ đẹp “mong manh, dịu dàng như dòng suối tiên”, cô được nữ văn sĩ Quỳnh Dao ưu ái đặt cho nghệ danh “Thủy Linh”. Trước khi đến với những vai diễn đa diện, phức tạp trong các phim truyền hình Ngọa hổ tàng long, Anh hùng xạ điêu về sau này, Thủy Linh từng làm rung động biết bao khán giả bởi hình tượng xinh đẹp nhưng khổ mệnh trong hai tác phẩm mang thương hiệu Quỳnh Dao Trời xanh đổ lệ và Sông xanh biệt luyến.
Nhạc Linh: nữ thần nước mắt
Mặc dù có nhan sắc khiêm tốn hơn so với các Quỳnh Dao nữ lang khác, nhưng Nhạc Linh vẫn dễ dàng chiếm được cảm tình của khán giả nhờ khả năng “khóc không biết mệt mỏi” của mình. Từ Nàng dâu câm đến Hoa tàn hoa nở, nữ diễn viên không biết đã rơi bao nhiêu nước mắt cho nhân vật của Quỳnh Dao. Phong thái thanh thoát, dịu dàng và nụ cười hiền thục nữ cũng là dấu ấn làm nên tên tuổi của Nhạc Linh.
Lâm Phụng Kiều: khí chất quyền quý cao sang
Lâm Phụng Kiều đi diễn cùng thời với Lâm Thanh Hà và cũng được xếp vào hàng ngũ “tứ đại mỹ nhân” của màn ảnh Hoa ngữ thập niên 70. Chị lôi cuốn khán giả bởi nét đẹp mặn mà rât phụ nữ và khí chất cao sang quyền quý mà không phải diễn viên nào cũng có được. Khả năng diễn linh hoạt, chạm sâu tới nội tâm nhân vật cũng là sở trưởng làm nên thương hiệu của Lâm Phụng Kiều. Sau ngày trở thành phu nhân của Thành Long, nữ diễn viên đã hoàn toàn rút lui khỏi làng giải trí.
Video đang HOT
Lưu Tuyết Hoa: vai diễn vận vào cuộc đời
Với Mấy độ hoàng hôn đỏ, Dòng sông ly biệt, Xóm vắng, Sáu giấc mộng…, Lưu Tuyết Hoa trở thành nữ diễn viên tham gia nhiều phim của Quỳnh Dao nhất. Bà sở hữu cặp mắt tinh anh, khí chất bất phàm, nhưng ngoại hình cũng mang nhiều nét khổ mệnh. Các vai diễn bi lụy nhưng quật cường nữ diễn viên từng đóng dường như đã ám ảnh vào chính cuộc đời thực của bà.
Triệu Vy: một Quỳnh Dao nữ lang rất khác
Triệu Vy là một trường hợp đặc biệt, không giống ai trong hàng ngũ Quỳnh Dao nữ lang, bởi cô nổi lên nhờ hình tượng Tiểu Yến Tử nghịch ngợm, lanh lợi, đáng yêu và chẳng hề mang dáng dấp bi kịch như những nhân vật thường thấy trong tiểu thuyết Quỳnh Dao.
Triệu Vy khó lòng được ca ngợi là đẹp mặn mà, tiên nữ, song cô tạo được dấu ấn riêng với cặp mắt to thông minh, lối diễn linh hoạt và khả năng ăn nói hoạt ngôn. Cô bộc lộ tính cách mạnh mẽ và bản lĩnh nữ cường nhân thời hiện đại qua từng cả chỉ, biểu cảm và giọng thoại. Đó là yếu tố làm nên sự khác biệt giữa Lục Y Bình của Triệu Vy và Lục Y Bình một thời gắn liền tên tuổi Lưu Tuyết Hoa ngày trước.
Lâm Tâm Như: thục nữ nhưng không nhu mì
Cho dù là Hạ Tử Vi, Lục Như Bình hay hai vai diễn khách mời trong Tân Hoàn Châu cách cách và Không phải hoa cũng chẳng phải sương đảm nhận gần đây, Lâm Tâm Như đều hóa thân vào hình tượng cô gái bi kịch, yếu đuối. Nhưng cũng giống như cô bạn Triệu Vy, nữ diễn viên mang phong cách khác biệt so với các đàn chị đi trước, với cá tính năng động, trẻ trung của thế hệ 7x.
Trong khi các Quỳnh Dao nữ làng ngày xưa nay đã lần lượt “về hưu” hoăc thoắt ẩn thoắt hiện trên màn ảnh, các Quỳnh Dao nữ lang thế hệ 8x, 9x thì tên tuổi phập phù, chưa có mấy thành tích, Lâm Tâm Như và Triệu Vy hiện là hai cái tên chia nhau thống lĩnh màn ảnh nhỏ và màn ảnh lớn của Trung Quốc, trở thành niềm tự hào của dòng phim Quỳnh Dao.
Theo Depplus
Nhan sắc các kiều nữ trong phim Quỳnh Dao
Từ Lâm Thanh Hà, Lưu Tuyết Hoa đến Triệu Vy, Lâm Tâm Như và gần đây là Lý Thạnh, Quỳnh Dao đã nâng bước thành sao cho rất nhiều mỹ nữ.
Gần 50 năm sáng tác và biên kịch, nữ sĩ Quỳnh Dao đã cho ra đời nhiều tác phẩm đi vào lòng người và giúp rất nhiều nữ diễn viên tròn mộng ngôi sao. Từ Lâm Thanh Hà, Lưu Tuyết Hoa đến Triệu Vy, Lâm Tâm Như và gần đây là Lý Thạnh, Vạn Tây, tất cả đều là những người đẹp điển hình từng thời đại. Hãy cùng điểm lại tạo hình xinh đẹp của các "Quỳnh Dao nữ lang" để nhớ về một thời chìm đắm trong tiểu thuyết Quỳnh Dao, phim bộ Quỳnh Dao nhé.
Tiểu Yến Tử và Hoàn Châu cách cách đưa tên tuổi Triệu Vy lên hàng sao sáng. Đôi mắt to và tính cách hoạt bát thẳng thắn của "én nhỏ" trở thành hình tượng được người người yêu mến. Sau đó, Triệu Vy đóng Lục Y Bình trong Tân Dòng sông ly biệt, phần nào thoát khỏi cái bóng quá lớn của Tiểu Yến Tử.
Lâm Tâm Như cũng nổi lên nhờ vai Hạ Tử Vy trong Hoàn Châu cách cách, tiếp đó là Lục Như Bình trong Tân Dòng sông ly biệt và mới đây là Tuyết Hoa trong Hoa phi hoa vụ phi vụ. Dù đã hơn chục năm trôi qua nhưng vẻ đẹp của Lâm Tâm Như vẫn giữ được nét thanh khiết tươi trẻ ngày nào.
Nàng hầu Kim Tỏa 19 tuổi năm nào nay đã thành "nữ hoàng thị phi" Phạm Băng Băng danh tiếng lẫy lừng.
Trong Hoàn Châu cách cách 2, vai Tình Nhi của Vương Diễm vốn là tình địch của Tử Vy nhưng khán giả chẳng thể ghét nổi nhân vật này. Vẻ hiền lành thân thiện khiến Vương Diễm chiếm được cảm tình của nhiều khán giả. Chị còn đóng tiếp Hoàn Châu cách cách 3 và tham gia một vai nhỏ trong Tân Dòng sông ly biệt.
"Hồng nhan bạc mệnh" Lưu Đan chỉ vừa nổi tiếng sau vai Hàm Hương trong Hoàn Châu cách cách 2 thì bất hạnh qua đời trong một tai nạn xe ở tuổi 24, để lại bao tiếc thương trong lòng người hâm mộ.
Tần Lam được chú ý sau vai Tri Họa trong Hoàn Châu cách cách 3, đến Giấc mộng sau rèm 2007 thì Lục Bình đã giúp Tần Lam chứng minh được tài diễn xuất. Năm 2012, Quỳnh Dao đã viết lại Tân Hoàn Châu với nhân vật hoàn toàn mới Tuyết Ngâm - mẹ của Tiểu Yến Tử, dành riêng cho Tần Lam.
Lý Thạnh không được đánh giá cao về dung mạo so với các "Quỳnh Dao nữ lang" khác nhưng được cái trẻ trung và hình tượng cũng tự nhiên, gần gũi hơn. Nữ diễn vai khá được ưu ái khi đóng Tiểu Yến Tử và mới đây là vai chính trong tác phẩm mới Hoa phi hoa vụ phi vụ của Quỳnh Dao.
Vạn Tây là một trong 4 nữ chính của Hoa phi hoa vụ phi vụ, sinh năm 1982 nhưng trẻ lâu và khá ấn tượng với mái tóc ngắn.
Mạch Địch Na từng thử thách với vai Hàm Hương trong Tân Hoàn Châu và mới đây là Hoa phi hoa vụ phi vụ. Khác với hình ảnh công chúa cổ trang, Mạch Địch Na thời hiện đại như "lột xác" với mái tóc xù và vẻ đẹp lai khác biệt.
Tưởng Cần Cần từng được Quỳnh Dao đặt nghệ danh là Thủy Linh bởi vẻ đẹp mềm mại như nước và đôi mắt to biết nói. Những vai nữ trong Trời xanh đổ lệ,Thanh hà tuyệt luyến của chị đều có cuộc đời đầy sóng gió, hồng nhan bạc phận.
Lưu Tuyết Hoa là sao nữ thuộc hàng kinh điển trong lòng người hâm mộ Quỳnh Dao với nhiều phim nổi tiếng như Dòng sông ly biệt, Kỷ độ tịch dương hồng, Xóm vắng, Bên dòng nước... mở ra thời đại phim bộ Quỳnh Dao. Không biết có phải diện mạo Lưu Tuyết Hoa hơi có nét "khổ hạnh" không mà nữ diễn viên rất hay vào vai quả phụ.
Lâm Thanh Hà khởi nghiệp diễn năm 17 tuổi với bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết đầu tay Song ngoại của Quỳnh Dao, được nữ sĩ khen ngợi là người thích hợp nhất cho vai nữ chính trong tiểu thuyết của mình. Mắt to, hàng lông mày đậm và vẻ đẹp đoan trang của "ngọc nữ chưởng môn đời đầu" năm nào không biết đã mê đảo bao người.
Trước Lâm Thanh Hà, Chân Trân là "Quỳnh Dao nữ lang" được yêu thích nhất với các phim Thái Vân Phi, Hải âu phi xứ. Ở Chân Trân có vẻ đẹp thanh nhã, dịu dàng, dễ gần, đôi mắt lại ánh nét tinh nghịch.
Trần Hồng là nữ diễn viên có vẻ đẹp tự nhiên rất được Quỳnh Dao tán thưởng, là mỹ nữ như được "đo ni đóng giày" cho các vai chính trong Thủy vân gian, Yên tỏa trùng lâu.
20 năm trước, Du Tiểu Phàm nổi tiếng khắp Trung Quốc với phim Uyển Quân, chinh phục khán giả bằng vẻ đẹp dịu dàng.
Trần Đức Dung trong Mai hoa lạc, Thủy vân gian, Giấc mộng sau rèm có đôi mắt thanh khiết như ngọc, làn da trắng không tì vết, được ca ngợi là người đẹp hoàn mỹ trong số các "Quỳnh Dao nữ lang". Vốn Trần Đức Dung được nữ sĩ nhắm cho vai Tiểu Yến Tử trong Hoàn Châu cách cách nhưng do bận quay một phim khác nên Trần Đức Dung đã để lỡ mất cơ hội.
Lâm Phụng Kiều từng nổi tiếng một thời với Lãng hoa, Bích vân thiên. Sau khi mang thai rồi làm vợ Thành Long, Lâm Phụng Kiều liền rời làng giải trí để chuyên tâm chăm lo chồng con.
Hồ Nhân Mộng được xưng tụng là đệ nhất mỹ nữ Đài Loan từ nửa cuối thập niên 1970 với vai diễn trong Em là một áng mây, Nhân tại thiên nhai. Vẻ đẹp của Hồ Nhân Mộng mang nét hiện đại, cách trang điểm đến nay nhìn vẫn không lỗi mốt.
Người đẹp Hong Kong Chu Ân chỉ diễn một vai Tiêu Vũ Quyên trong Trời xanh đổ lệ nhưng vẫn được nhắc tới như khuôn mẫu xinh đẹp ngây thơ của phim Quỳnh Dao.
Phiên bản Giấc mộng sau rèm 1995 của Tiêu Tường và Trần Đức Dung nức tiếng một thưở và được đánh giá cao hơn hẳn phiên bản mới năm 2007. Vai Lục Bình của Tiêu Tường có nét cao ngạo, lãnh đạm rất đặc biệt, được khen ngợi nhiều hơn cả vai Tử Lăng của Trần Đức Dung.
Theo VNE
8 mỹ nhân Hoa ngữ nổi danh từ tiểu thuyết Quỳnh Dao Tiểu thuyết tình cảm của nữ văn sĩ nổi tiếng Trung Quốc đã nâng cánh sự nghiệp cho rất nhiều tên tuổi lớn trong làng nghệ thuật. Lưu Tuyết Hoa Lưu Tuyết Hoa vào nghề năm 1978, là con cưng của Quỳnh Dao trong những bộ phim truyền hình do chính bà sản xuất như Dòng sông ly biệt, Xóm vắng, Kỷ độ...