Đi tìm căn nguyên của những cơn nhức đầu
Đau đầu là một triệu chứng thường gặp và bất cứ tuổi nào cũng có thể bị.
Đau đầu là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Theo Self, nếu cơn đau đầu chỉ thoáng qua, và biến mất không để lại bất kỳ dấu vết nào thì không có gì phải lo lắng, nhưng nếu đau đầu liên tục leo thang và kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe.
Căng thẳng
Đau đầu căng thẳng là một trong những dạng đau đầu thường gặp nhất. Gần 90% nữ giới và trên 70% nam giới bị chứng đau nửa đầu do căng thẳng trong cuộc đời. Nhịp sống nhanh và ồn ào tại nhiều thành phố lớn cùng những biến động trong cuộc sống là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng và những cơn đau đầu. Đặc trưng của đau đầu do căng thẳng là cảm giác căng xung quanh đầu ở khu vực vành đai mũ hay còn gọi là cảm giác đau kiểu mũ chật. Đôi khi vị trí đau có thể lan xuống cổ, nhưng cũng có khi chỉ ở một bên đầu.
Với bất kỳ cơn đau đầu nào bùng phát, hãy nhìn vào thói quen bảo vệ sức khỏe của mình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một ngày, mỗi người cần bổ sung ít nhất 2 lít nước. Nếu thiếu nước hoặc không uống nước trong ngày thì tình trạng đau đầu sẽ xảy ra thường xuyên và tái phát nhiều hơn.
Thiếu máu nặng có thể gây ra đau đầu. Đau đầu là triệu chứng thường gặp và xuất hiện sớm trong bệnh thiếu máu não. Bệnh nhân bị nhức một bên đầu rồi lan ra khắp đầu và có cảm giác căng nặng trong đầu. Nếu không được điều trị, cơn đau có thể kéo dài và gây nhiều nguy hại khác cho sức khỏe, như trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn. Người bệnh cũng xuất hiện cảm giác nặng đầu, nhất là khi di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy.
Video đang HOT
Bệnh mãn tính
Nhức đầu là một trong những tác dụng phụ thường gặp của nhiều bệnh mãn tính như đau xơ cơ, lupus, và tiểu đường. Nếu bạn bị nhức đầu kinh niên, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể.
Nồng độ estrogen sụt giảm
Biến động nội tiết tố, đặc biệt là nồng độ estrogen thay đổi được cho là yếu tố kích hoạt cơn đau nửa đầu ở nữ giới. Loại đau đầu này rất khó kiểm soát và phòng ngừa. Theo các nhà nghiên cứu tại Mỹ, hằng tháng có ít nhất khoảng 5 triệu nữ giới phải gánh chịu những cơn đau đầu vô cùng khó chịu do hormone gây ra. Nồng độ estrogen thường sụt giảm trước chu kỳ hành kinh, trong lúc tiền mãn kinh và sau khi sinh.
Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc của các hốc xoang, gây bít tắc đường dẫn khiến chúng ta bị nghẹt mũi, khó thở. Ngoài ra, phản ứng viêm khiến dịch nhầy tiết ra nhiều hơn gây ra hiện tượng sổ mũi, chảy nước mũi. Nếu lượng dịch nhầy không thoát ra được sẽ bị ứ đọng, tạo một áp lực lớn lên thành các hốc xoang gây hiện tượng đau nhức vùng đầu trán.
Những người thường xuyên mắc phải tình trạng đau đầu liên tục, dai dẳng với cường độ mạnh có thể liên quan đến một khối u trong não. Dấu hiệu trực quan cảnh báo đau đầu do u não thường đau đầu kèm theo co giật, thay đổi thị lực và thính giác, yếu tay chân, hoặc suy giảm nhận thức, đau nhói đầu thường xuyên, nhói đầu mạnh khi cúi xuống hoặc vận động cơ thể, mẫn cảm với ánh sang, trí nhớ giảm sút, không tiết chế được hành vi…
Uống cà phê hoặc đồ uống chứa chất caffein khác mỗi ngày, cơ thể sẽ quen với nó, và nếu một ngày bỗng dưng ngừng uống, cơn đau đầu có thể lộ diện. Theo lý giải của các chuyên gia, sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích khiến thần kinh căng thẳng, từ đó kích hoạt các cơn đau đầu.
Thụy Khuê
Theo Thanhnien
Món ăn, nước uống thanh nhiệt, giải độc
Những ngày nắng nóng, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, tinh thần uể oải, khát nước, có thể vã mồ hôi, tiểu tiện sẻn đỏ...
Mùa hè cũng làm chức năng tiêu hóa suy giảm, do thử nhiệt kèm theo thấp khí ảnh hưởng đến khí cơ, xuất hiện các chứng tiêu chảy hay táo bón, nôn ói hay đầy bụng... ể có sức khỏe tốt trong những ngày này, bạn có thể chế biến một số món ăn thanh nhiệt giải thử, giải độc sau.
Cháo đậu xanh: Đậu xanh xay 50-100 g, gạo tẻ 100 g. Nấu cháo cho ăn thường ngày. Dùng tốt cho người mắc bệnh mạch vành, say nắng say nóng, sốt nóng khát nước, mụn nhọt lở ngứa, trúng độc do ăn uống.
Cháo đậu xanh lá sen: Đậu xanh 50 g, lá sen 1/2 cái, gạo tẻ 50 g. Đậu xanh rửa sạch, xay vỡ; lá sen rửa sạch thái nhỏ; nấu với gạo thành cháo. Chia ăn 2 lần trong ngày. Món này bổ dưỡng, thanh nhiệt, giải độc trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, giảm mỡ máu, hạ huyết áp và phòng chống béo phì.
Nước kim ngân hoa cúc rất tốt cho người sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát, đái tháo đường.
Cháo đậu xanh sắn dây: Đậu xanh 50 g, bột sắn dây 30 g, gạo tẻ 50 g. Đậu xanh rửa sạch, xay vỡ; nấu với gạo thành cháo, cháo chín hòa bột sắn vào, khuấy đều, đun sôi lại là được. Chia ăn 2 lần trong ngày. Món ăn thanh nhiệt giải thử, giải độc, sinh tân chỉ khát, rất tốt cho người tăng huyết áp, rối loạn lipit máu và thiểu năng tuần hoàn não.
Cháo hạt sen kim ngân: Kim ngân hoa 30 g, gạo tẻ 60 g, hạt sen 30 g. Kim ngân sắc lấy nước, nấu với gạo tẻ và hạt sen thành cháo, thêm chút đường hay muối. Dùng cho người tiêu chảy cấp, lỵ cấp, mụn nhọt cấp tính, sốt virut, sưng hạch phát ban.
Canh đậu: Đậu xanh 50-100 g. Xay vỡ nhưng để cả vỏ, thêm nước nấu nhừ, thêm ít đường phèn, ăn để chữa say nắng, say nóng (giải thử).
Canh quả lô căn ẩm: Trám 10 g (đập vụn), rễ sậy (lô căn) 30 g, cùng đem sắc 30 phút. Dùng tốt cho người cảm nóng, cảm nắng, sốt nóng đau đầu, đau sưng họng, ho khan ít đờm.
Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1-2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước cho uống. Thích hợp cho người đái tháo đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
Nước kim ngân, hoa cúc: Kim ngân hoa, cúc hoa, mỗi vị 10 - 12 g. Pha hãm uống thay chè. Dùng cho các trường hợp cảm nắng (say nắng, say nóng), nổi ban, mẩn ngứa dị ứng.
Ngân hoa bạc hà ẩm: Kim ngân hoa 30 g, bạc hà 10 g, lô căn tươi 60 g. Sắc lô căn và kim ngân khoảng 15 phút, cho tiếp bạc hà đun thêm trong 3 phút, lọc lấy nước pha thêm đường cho uống. Dùng tốt cho người cảm nhiệt, sốt nóng, thời kỳ đầu của sốt xuất huyết, phát ban, sốt sưng hạch...
Kim ngân hoa ẩm: Kim ngân hoa 30 g, nấu sắc lấy nước, thêm đường liều lượng tuỳ ý, đun sôi, chia uống 3 lần trong ngày. Dùng cho người mắc hội chứng lỵ cấp có sốt nóng, đầy bụng, nôn thổ, đại tiện xuất huyết, đau quặn bụng.
Chè tam đậu ẩm: Đậu xanh 100 g, xích tiểu đậu 100 g, đậu đen 100 g. Rửa sạch, nấu chín nhừ. Khi ăn thêm đường phèn vừa ăn. Món này rất tốt cho trẻ kém ăn, ngủ không yên giấc, da mặt xanh vàng, rôm sảy đầy người.
Nước vỏ đậu xanh: Vỏ đậu xanh 100-200 g. Sắc kỹ lấy nước đặc cho uống. Chống say nắng say nóng.
Theo Lương y Thảo Nguyên/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Làm gì để không bị đau nhức người? Ai cũng có thể trải qua những cơn đau nhức người, đau lưng, nhức đầu,... tại một vài thời điểm trong cuộc sống. Đau thường là một biểu hiện của tình trạng viêm trong cơ thể, theo bà Shona Wilkinson, chuyên gia dinh dưỡng tạiSuperfoodUK.com. Uống nhiều nước để giảm viêm cơ thể. ẢNH: SHUTTERSTOCK Vậy làm gì để giảm viêm và thoát...