Di tích Quốc gia địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế đón du khách tham quan sau thời gian trùng tu
Sáng 5/10, tại di tích Quốc gia địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế (phường Hương Vân, thị xã Hương Trà), Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế phối hợp với các đơn vị tổ chức khánh thành, đưa vào hoạt động di tích này để phục vụ du khách đến tham quan sau thời gian trùng tu, tôn tạo.
Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế được đào vào tháng 8/1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta bước vào giai đoạn khốc liệt.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phương cùng các đại biểu tại buổi lễ khánh thành công trình tôn tạo di tích Địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế.
Địa đạo được thiết kế hình chữ Y gồm có 3 cửa ra vào, nằm trên triền dốc 2/3 của đồi 160, có tổng chiều dài hơn 100m. Trong lòng địa đạo có phòng ngủ, phòng hội họp, trụ mắc võng, ngoài địa đạo có bếp Hoàng Cầm, hầm cảnh vệ, trận địa pháo, giao thông hào… Tại địa đạo này, nhiều cuộc họp quan trọng của Khu ủy Trị Thiên Huế đã được tổ chức.
Đường đi vào địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế được mở rộng, lát đá phục vụ du khách đến tham quan.
Với giá trị lịch sử to lớn nên năm 1996, địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) công nhận, xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia. Tuy nhiên, trải qua thời gian tồn tại, dưới tác động của thiên nhiên, một số cửa địa đạo đã bị vùi lấp. Năm 1997, Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên-Huế (nay là Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế) tiến hành khai thông địa đạo và phát hiện một số hiện vật như bi đông đựng nước, máy khâu, xoong nồi, nắp bếp…
Bếp Hoàng Cầm tại địa đạo được tu sửa, tôn tạo lại.
Để bảo tồn và phát huy giá trị di tích địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế nhằm phục vụ du khách đến tham quan, nghiên cứu, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã phê duyệt dự án bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử di tích với kinh phí hơn 6 tỷ đồng. Sau thời gian thực hiện, di tích địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế được tôn tạo hoàn thành và chính thức mở cửa trở lại.
Các đại biểu tham quan địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế.
Video đang HOT
Đến tham quan địa đạo Khu ủy Trị Thiên Huế trong sáng 5/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phương kỳ vọng đây sẽ là “địa chỉ đỏ” và là điểm đến di tích lịch sử, văn hóa hấp dẫn. Đồng thời đề nghị Sở VH&TT tỉnh cùng các đơn vị liên quan tiếp tục có phương án khai thác, quảng bá di tích đến với du khách trong và ngoài nước.
Trùng Khánh - Trái tim của du lịch Cao Bằng
Trùng Khánh là huyện biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng, vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa độc đáo, nhiều danh thắng nổi tiếng, xứng đáng là sự lựa chọn lý tưởng cho du khách khi đến với Cao Bằng.
Trên địa bàn huyện Trùng Khánh có 15 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, trong đó: 04 di tích quốc gia (thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao thuộc xã Đàm Thủy; Địa điểm Đài tiếng nói Việt Nam tại hang Ngườm Chiêng (1966-1978) thuộc thị trấn Trùng Khánh; Mắt Thần Núi thuộc xã Cao Chương) và 11 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh được công nhận là di tích cấp tỉnh.
Bản Giốc - đệ nhất danh thác Việt Nam
Cảnh quan Mắt Thần Núi
Bên cạnh đó, Trùng Khánh còn có rất nhiều phong cảnh đẹp như: sông Quây Sơn, sông Bắc Vọng, hồ Bản Viết, cảnh quan Phong Nặm, thác Phja Siểm, thác Cò Là... và nhiều địa danh nổi tiếng khác gắn với các giá trị văn hóa phi vật thể như: các làn điệu dân ca Dá Hai, Sli Giang, Hà Lều, Phong Slư, hát Then, hát Lượn...
Sông Quây Sơn xanh màu ngọc bích
Vẻ đẹp yên bình thác Phja Siểm
Nơi du khách có thể nghỉ ngơi thư giãn tại thác Cò Là
Đặc biệt, trên địa bàn huyện còn bảo lưu nhiều lễ hội truyền thống như: lễ hội đền Hoàng Lục (xã Đình Phong), lễ hội Co Sầu (thị trấn Trùng Khánh), lễ hội Cầu mùa (xã Trung Phúc), lễ hội Lồng Tồng (xã Cao Chương, xã Tri Phương), lễ hội Thanh Minh (xã Quang Trung)... Hàng năm, các lễ hội này thu hút được nhiều du khách thập phương đến tham quan du lịch, khám phá vùng đất, con người, đặc biệt là phong tục tập quán của người dân bản địa. Ngoài ra, Lễ hội du lịch thác Bản Giốc được tổ chức thường niên thu hút được rất đông du khách đến tham quan.
Lễ hội Ánh sáng thác Bản Giốc năm 2019 (Nguồn: Sách ảnh Non nước Cao Bằng - Xứ sở thần tiên)
Trùng Khánh còn là quê hương của nhiều món ăn hấp dẫn như: vịt cỏ, xôi ngũ sắc, bánh khảo, nếp ong, thạch trắng... và hạt dẻ - loại quả đặc hữu thơm ngon nổi tiếng ở miền non nước Cao Bằng.
Thạch trắng Trùng Khánh có hương vị ngọt, thơm mát.
Canh chân giò hạt dẻ Trùng Khánh hương vị ngọt, bùi, thơm ngon làm say đắm bao thực khách khi đến Cao Bằng
Với tiềm năng và lợi thế cả về cảnh quan và văn hóa đặc sắc, Cao Bằng đã xác định mục tiêu phát triển du lịch bền vững kết hợp hài hòa giữa nhiệm vụ bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái vừa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của vùng miền; phát triển du lịch biên giới giữa tỉnh Cao Bằng - Việt Nam và Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây - Trung Quốc) sẽ triển khai đón khách du lịch hai bên vào Khu vực hợp tác khai thác chung trong khuôn khổ Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) và thác Đức Thiên (Trung Quốc). Từ đó, ngành du lịch luôn hướng tới việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị địa chất và thành lập các mô hình bảo vệ, phát huy các giá trị di sản địa chất nổi bật; đồng thời khuyến khích nhân dân trên địa bàn huyện bảo tồn các giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở giới thiệu đến du khách, góp phần phát triển du lịch - dịch vụ bền vững trên địa bàn huyện.
Để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu lưu trú của du khách, Trùng Khánh đã có: 51 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn với trên 614 phòng nghỉ (trong đó có: 12 khách sạn; 19 nhà nghỉ và 20 homestay) và các dịch vụ bổ sung khác.
Du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa bản địa ở bản làng dân tộc Tày
Đến với Trùng Khánh, du khách sẽ được trải nghiệm văn hóa bản địa ở bản làng dân tộc Tày; thu hoạch và hỗ trợ chế biến các sản vật đặc trưng của địa phương (hạt dẻ Trùng Khánh, thạch trắng Mác Púp...); đua thuyền Kayak, dạo bè, mảng ngắm cảnh quanh dòng Quây Sơn; đi xe đạp, cưỡi ngựa thong dong ngắm miền biên viễn của Tổ quốc...
Trùng Khánh - tuyệt tác thiên nhiên giữa đại ngàn biên viễn chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách lựa chọn khi đến với miền Non nước Cao Bằng.
Nghìn người dự lễ hội tại chính điện bằng gỗ dát vàng lớn nhất Thanh Hoá Sáng ngày, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2022, và kỷ niệm 10 năm được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Theo Ban tổ chức, Lễ hội Lam Kinh 2022 nhằm kỷ niệm 604 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 594 năm Vua Lê đăng...