Di tích núi Phai Vệ, Lạng Sơn – Điểm du lịch hấp dẫn
Có du khách từng nói, di tích núi Phai Vệ trông như một “hòn non bộ” khổng lồ nằm giữa lòng thành phố.
Quả thật, nhận xét trên rất có cơ sở. Như được thiên nhiên phú cho, Lạng Sơn nói chung, thành phố Lạng Sơn nói riêng có thế núi, hình sông là “sơn thuỷ hữu tình”. Riêng trên địa bàn thành phố có hai di tích khảo cổ học tiêu biểu là Mai Pha và Phai Vệ.
Di tích khảo cổ học núi Phai Vệ hiện thuộc phường Vĩnh Trại, có vị trí trung tâm, phía Đông thành phố Lạng Sơn. Đây là một trong những di tích khảo cổ học được nhắc đến nhiều cùng với các di tích khảo cổ khác ở các huyện Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Quan, Chi Lăng, Hữu Lũng,… Nơi đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vết cổ sinh vật. Năm 1914, người Pháp đã từng đặt tên cho đường qua núi Phai Vệ là Đại lộ hang động.
Hiện nay, du khách dễ dàng nhìn thấy di tích này khi đến tham quan, du lịch mua sắm ở chợ Đông Kinh – một trong những chợ lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn với sự phong phú và đa dạng về mẫu mã, chủng loại hàng hoá cho phép người mua tha hồ lựa chọn. Bởi, di tích núi Phai Vệ ở ngay đối diện với cổng chính vào chợ Đông Kinh. Kế đó là Khu liên hợp thể thao, với sân vận động Đông Kinh vừa được xây mới, là nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao, văn hoá quan trọng. Mới đây nhất, Giải bóng đá hạng Ba toàn quốc diễn ra từ ngày 10 – 24/10/2008 đã được khai mạc và tổ chức thi đấu tại đây.
Cũng chính tại sân vận động Đông Kinh, năm 1960, Bác Hồ lên thăm Lạng Sơn và có bài nói chuyện ý nghĩa với đồng bào các dân tộc Lạng Sơn. Để lưu niệm sự kiện lịch sử này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Lạng Sơn đã xây dựng khu lưu niệm chủ tịch Hồ Chí Minh ở gần đó, trở thành một điểm sinh hoạt văn hoá, giáo dục truyền thống ý nghĩa. Ngoài ra, thành phố Lạng Sơn còn lấy Phai Vệ đặt tên cho một con đường nằm ngay sát chân núi phía tây, có điểm đầu từ cổng phía Nam của chợ Đông Kinh, là ranh giới hành chính của hai phường Vĩnh Trại và Đông Kinh, như một cách để tôn vinh, khắc ghi những sự kiện lịch sử gắn với di tích.
Có thể nói, cùng với nhiều di tích danh thắng của Xứ Lạng thì di tích khảo cổ học Phai Vệ (TP. Lạng Sơn) có những giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học lớn. Không chỉ có vậy, di tích còn mang ý nghĩa là biểu tượng của Lạng Sơn với lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay phấp phới trên đỉnh núi Phai Vệ.
Video đang HOT
Đền Bà Cô (Nghệ An) - Điểm du lịch hấp dẫn
Xã Hưng Hòa, dải đất nơi cuối dòng sông Lam vươn mình ra biển cả, miền quê đã trải biết bao dấu ấn, sự kiện lịch sử, văn hóa và giờ đây đang tạo điểm nhấn cho đô thị Vinh với khu du lịch rừng Bần - Tràm chim, nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc sắc mà tiêu biểu là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Đền Bà Cô.
Nơi đây, vào các ngày rằm, ngày lễ, bà con trong vùng cũng như du khách nhiều nơi đều có thói quen đến với di tích để tham quan, vãn cảnh đền và thắp hương cảm tạ đức phật, thần linh, những tiền bối có công với quê hương đất nước, đồng thời thỉnh lời cầu an, cầu tài, cầu phúc cho gia đình và bà con trăm họ.
Hướng về phía Đông - Nam, Đền Bà Cô bình yên như một nếp nhà, đây là ngôi đền duy nhất còn lại trên đất Hưng Hoà, nằm tại thôn Yên Mỹ xóm Phong Yên.
Đền Bà Cô được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 16. Đền thờ Công chúa Quế Hoa và các tiền bối họ Lê Nhữ từ triều thời Lê Trung Hưng. Theo dòng họ Lê Nhữ ở Hưng Hoà và ý kiến của một số nhà nghiên cứu, thì Công chúa Quế Hoa là người họ Lê ở Yên Mỹ. Sau khi mất, bà đã hiển linh độ thế giúp dân, bảo vệ đất nước. Nhờ vậy bà đã 3 lần được vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định phong thần hiệu.
Hiện nay tại đền còn lưu giữ được 3 đạo sắc này. Trong đó sắc phong của vua Thành Thái có nội dung: "Sắc Nghệ An tỉnh, Nghi Lộc huyện, Yên Lưu xã, Yên Mỹ thôn, phụng sự Quế Hoa Công Chúa chi thần hộ quốc tí dân niệm trứ linh ứng hướng lai vị hữu dự phong tứ kim phi vĩnh. Cảnh mệnh miễn niệm thần hưu trứ phong vi Nhàn Uyển dực bảo Trung Hưng chi thần chuẩn nhưng cựu phụng sự thần kỳ tương hữu bảo ngã Lê dân. Khâm tai. Thành Thái lục niên, Nhị nguyệt, Thập ngũ nhật".
Tạm dịch: Sắc cho thôn Yên Mỹ, xã Yên Lưu huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An phụng thờ Quế Hoa Công chúa, là vị thần có linh ứng, giúp dân bảo vệ quốc gia. Nay đến kỳ dự phong được thừa hưởng thần phủ tước phong là Nhàn Uyển dực bảo Trung Hưng. Khâm thử! Qua các lần được sắc phong, người phụ nữ họ Lê Nhữ hay còn gọi là Công chúa Quế Hoa được ban các tên hiệu, như: Nhàn Uyển, Trinh Uyển và phong thượng đẳng thần- tước hiệu cao nhất dành cho thần linh. Đặc biệt hiện nay dòng họ Lê Nhữ ở thôn Yên Mỹ còn lưu giữ được chiếc mũ vua ban cho thần nữ Quế Hoa.
Mặc dù chưa xác định được thời vua nào ban nhưng đây là hiện vật rất có giá trị về lịch sử cần được nghiên cứu, xác minh. Ngoài ra trong đền còn có các hiện vật như bài vị, long kiệu, đại tự, câu đối cổ... Ông Lê Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Hưng Hoà cho biết: "Đền Bà Cô là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, tâm linh của bà con trên địa bàn. Thời gian qua chính quyền địa phương cùng với bà con nhân dân trong dòng họ Lê Nhữ thực hiện tốt việc tôn tạo, bảo vệ di tích đền Bà Cô...".
Cách ngôi đền không xa là ngôi mộ của Công chúa Quế Hoa. Dù không xác định được danh tính thật của bà khi còn sống do thất lạc gia phả nhưng từ bao đời nay dòng họ Lê Nhữ ở Hưng Hoà vẫn thường xuyên bảo vệ, chăm sóc, hương khói. Và điều đặc biệt ngôi mộ được xem là mộ tổ của họ Lê Nhữ. Chính vì vậy đền thờ mới được gọi là Đền Bà cô.
Đền bà cô ngoài thờ thần nữ Quế Hoa Công chúa, còn thờ các vị tiền bối có công của dòng họ Lê Nhữ ở Hưng Hoà. Theo nghiên cứu của một số nhà chuyên môn và ghi chép của dòng họ thì họ Lê Nhữ ở Hưng Hoà có nguồn gốc từ Thanh Hoá. Di huệ họ Lê Nhữ ở Yên Mỹ- Hưng Hoà cũng có nhiều tên tuổi có công với đất nước qua các vương triều phong kiến. Hiện nay đền Bà Cô còn lưu giữ 1 bảng gỗ lưu tên 13 vị tổ họ có công trạng, trong đó có ông Lê Nhữ Kiên được Chúa Trịnh Khải phong làm Đội trưởng đội ưu binh, sau đó phong tướng.
Hằng năm khi mùa xuân đến, Đền Bà cô lại trở nên nhộn nhịp. Từ mọi miền cháu con cùng về sum vầy lễ tổ tiên. Điều họ học được không chỉ qua những di vật, sắc phong và lời răn dạy của các bậc tiền nhân mà còn học cách giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử văn hoá; học biết sẻ chia, đùm bọc và hướng thiện.
Năm 1997, UBND tỉnh đã có quyết định đưa Đền Bà Cô vào danh mục quản lý theo qui định đối với di tích - danh thắng. Ông Trần Ngọc Lữ - Giám đốc Trung tâm văn hoá thông tin Nguyễn Tất Thành cho biết: "Với những giá trị lịch sử văn hoá của Đền Bà Cô ở Hưng Hoà chúng ta thấy được sự cần thiết phải công nhận và xếp hạng một di tích... Điều đáng mừng là bà con họ Lê Nhữ ở Hưng Hoà đã giữ gìn rất tốt, đây là một hình mẫu về thực hiện xã hội hoá trong giữ gìn phát huy văn hoá tinh thần...".
Với việc Đền Bà Cô được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, di tích Đền Bà Cô đang là điểm đến hấp dẫn trong Tour du lịch Thành Vinh - thành phố đô thị loại 1 của Nghệ An.
Miếu Hòn Bà Vũng Tàu- Điểm du lịch tâm linh Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh BR-VT phối hợp với Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức tọa đàm khoa học "Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa miếu Hòn Bà" nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử,...