Di tích cổ chứa hơn 100.000 tượng Phật trong các hang động huyền ảo khi đêm về
Có thể nói khu di tích khổng lồ này như là một bằng chứng cho tài năng và sức sáng tạo, đổi thay tạo hóa của người.
Hang đá Long Môn nằm trên vách núi dựng đứng trên thung lũng Long Môn, một trong những thung lũng đặc biệt, ở ngoại ô Hà Nam, Trung Quốc, cách thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam khoảng 12,5 km về phía Nam. Đây là một kỳ quan Phật giáo cổ xưa nổi tiếng thế giới.
Trải qua hơn 400 năm xây dựng, tính đến nay, di tích này đã có hơn 1.500 năm lịch sử. Theo số liệu từ viện nghiên cứu, Long Môn có hơn 100.000 tượng Phật cao từ 2,5 cm đến 17 m, nằm trong 2.345 hang động, hốc đá. Nơi đây còn được gọi là “rừng bia cổ đại” với 2.800 bia đá và chữ khắc.
Ngoài ra, hơn 40 ngôi chùa ở Long Môn lưu giữ rất nhiều tài liệu lịch sử về nghệ thuật, âm nhạc, tôn giáo, thư pháp, y học, trang phục và kiến trúc.
Đại bộ phận các động đá này nằm tại hang Đông Sơn và Tây Sơn. Giữa hai ngọn núi này được cắt ngang bởi sông Y. Khoảng trống giữa 2 ngọn núi tạo thành hình của một cánh cổng khổng lồ. Trong đó, hang Cổ Dương, Tân Dương và chùa Phụng Tiên là nổi tiếng nhất với du khách.
Ngoài các hang động với những tượng Phật có kích thước lớn nhỏ khác nhau. Một số ngôi chùa Phật giáo được xây dựng với không gian mở với phong cảnh tuyệt đẹp nằm trong quần thể này. Điển hình là chùa Phụng Tiên. Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu nằm trong đống đổ nát bởi chiến tranh.
Video đang HOT
Vào năm 2000, hang đá Long Môn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là một biểu hiện nổi bật của sự sáng tạo nghệ thuật của con người, cùng sự hoàn hảo của một loại hình nghệ thuật và sự gói gọn của tinh tế văn hóa nhà Đường ở Trung Quốc. Cùng với hang Mạc Cao và Hang đá Vân Cương thì hang đá Long Môn là một trong ba địa điểm điêu khắc cổ đại nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.
Nếu bạn là một người yêu thích, đam mê khám phá những nền văn minh cổ, văn hóa cũng như lịch sử Phật giáo từ ngàn đời xưa, thì chắc chắn hang đá Long Môn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua.
Hang đá Vân Cương, hang động hàng ngàn năm tuổi lưu giữ hơn 50.000 tượng Phật của Trung Quốc
Được hoàn thành từ thế kỷ VI, đến nay, hang đá Vân Cương vẫn giữ được phần lớn cấu trúc chính với hơn 50.000 tượng Phật lớn nhỏ, có tượng cao lên đến 17 m.
Kiến trúc Trung Hoa nổi tiếng với tài điêu khắc công phu, tuyệt đỉnh và điều đó còn được thể hiện rõ nét thông qua hang động Vân Cương. Được hình thành cách đây hàng chục thế kỷ, thế nhưng, hang đá Vân Cương vẫn giữ được nét đẹp vốn có và sự thiêng liêng của Phật giáo. Bất cứ du khách nào đến đây đều cúi đầu, một phần là vì Phật pháp, một phần là vì công trình quá ư là kì vĩ.
Hang đá Vân Cương được xây dựng từ thời Bắc Ngụy.
Nghiêng mình thán phục trước lối kiến trúc công phu và độc đáo của hang đá Vân Cương
1. Lịch sử xây dựng
Hang đá Vân Cương nằm ở phía Nam chân núi Vũ Châu, cách thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc 16km về phai Tây. Theo lịch sử ghi lại, hang đá Vân Cương được bắt đầu đục khắc vào năm thứ 2 thời Bắc Ngụy (năm 453) và được hoàn thành vào năm 494. Khi triều đinh nhà Ngụy rời đô đến Lạc Dương, công trình vẫn tiếp tục được xây dựng và kéo dài đến giữa những năm Chính Quan (520-525) thì hoàn thành hoàn toàn.
Hang đá Vân Cương có tổng cộng khoảng 51.000 tượng Phật với nhiều kích thước khác nhau.
Do được hang động được xây dựng dưới chân núi nên có cấu trúc chính men theo sườn núi, dài khoảng 1km từ động sang tây với phong cách tạc tượng đầy tinh tế và sắc nét nhưng không kém phần hoành tráng, oai nghiêm. Tính đến nay, do sự bào mòn của thiên nhiên, một phần nào của hang đá Vân Cương không còn được nguyên vẹn. Hiện tại hang động này cò 45 động chính, 252 động nhỏ bao gồm khoảng 52.000 pho tượng đá. Năm 2001, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã công nhận hang đá Vân Cương của Trung Quốc là Di sản văn hóa thế giới.
Bức tượng lớn nhất cao khoảng 17m, bức tượng nhỏ nhất cao khoảng 10cm.
2. Lối kiến trúc độc đáo, có một không hai của hang động Vân Cương
Toàn bộ quần thể hang đá Vân Cương được chia làm ba phần là Đông, Trung và Tây, đặc biệt trong động có các khám thờ Phật được tạc dày như tổ ong. Phần phía Đông chủ yếu là các tháp thường được người địa phương gọi là động tháp. Để sắp xếp không gian hợp lí để đặt các pho tượng nên mỗi động đều được chia thành hai gian trước và sau, ở giữa là Phật tổ, vách đôngj và đỉnh động được trang trí các bức phù điêu khá dày đặc. Phía Tây cũng là phai cuối của hang động nên chủ yếu là các hang động nhỏ, là nơi trưng bày các tác phẩm sau khi Bắc Ngụy rời đô về Lạc Dương (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay).
Tổng thể hang đá Vân Cương.
Nhiều người dân bản địa cho rằng, nếu như toàn bộ các tượng trong hang đá Vân Cương đều được tạc ở trong lòng núi, thì riêng động thứ 20 tính từ Đông sang Tây là động lộ thiên, ở giữa chính là tượng Thích ca ngồi có chiều cao lên tới 13,7 m. Đây được coi là tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc trong hang động Vân Cương khi bức tượng này đã toát lên được cái phần hồn của Phật Thích ca. Tượng có khuôn mặt tròn trịa đầy đặn, bờ vai to rộng, tạo hình hùng vĩ, khi mặt trời lặn, những tia nắng cuối ngày từ phai Tây rọi lại căng tăng thêm vẻ thâm trầm, linh thiêng của Phật.
Bức tượng Thích ca ngồi là bức tượng tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Vân Cương.
Hang đá Vân Cương là một trong những ví dụ tiêu biểu thể hiện được tài hoa tột bậc của nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa. Công trình này không đơn thuần là sự kế tục và phát triển nghệ thuật điêu khắc truyền thống của thời kỳ Tần - Hán mà còn thể hiện được sự tiếp thu và kết hợp với tinh hoa nghệ thuật của Phật giáo, tạo nên một phong cách độc và lạ, hiếm có công trình Phật giáo nào đạt được ngưỡng như thế này. Phong cách này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nghệ thuật của thời kỳ Tùy - Đường sau này.
Hang đá Vân Cương chính là mở đầu cho sự phát triển của kiến trúc điêu khắc Trung Hoa.
Dù đã trải qua sương gió, mưa nắng của hàng chục thế kỷ, thế nhưng phong cách điêu khắc ở hang động Vân Cương vẫn cho thấy nó có một vị trí rất quan trọng trong nghệ thuật điêu khắc Trung Hoa từ xưa đến nay, là sự kết hợp quý giá giữa văn hóa Trung Quốc với văn hóa của các quốc gia châu Á khác.
Dù trải qua sự bào mòn của thời gian thế nhưng hang đá Vân Cương vẫn giữ được hầu hết các di tích.
Cách tạo hình và tạc tượng của hang đá Vân Cương vẫn rất hùng vĩ và có sự phong phú, đa dạng về kiểu dáng và cả nội dung. Dựa vào những hiện vật được khai quật, các nhà sử học đã chia việc xây dựng công trình này thành ba thời kì: thời kỳ đầu, thời kỳ giữa và thời kỳ cuối. Thời kỳ đầu mang phong cách mộc mạc củ vùng đồi núi phai Tây, điển hình là hang Đàn Diêu. Thời kỳ giữa có những đường nét tỉ mỉ, cách tạo hình phức tạp, sang trọng được thể hiện qua những trang phục được điêu khắc trên các bức tượng. Thời kỳ cuối thì chủ yếu là tạc những bức tượng nhỏ nhưng lại được khắc vô cùng tinh xảo với tỷ lệ người cân đối, nét mặt thanh tú. Ngoài những bức tượng Phật, trong hang động còn có những bức tượng có hình dáng đang múa hát, đánh đàn,... những bức tượng này cũng thể hiện tư tưởng Phật giáp và phản ánh đời sống xã hội thời Bắc Ngụy.
Hang đá Vân Cương trải qua ba thời kỳ xây dựng mới hoàn thành.
Thông qua những bức tượng này, chúng ta hiểu được thời Bắc Ngụy là thời điểm Phật giáo Ấn Độ đang du nhập và phát triển mạnh mẽ ở đất nước Trung Quốc. Với phong cách tạc tượng và cách tạo hình đã cho thấy sự học hỏi và tiếp thu một nền văn hóa khác vượt qua lanh thổ của quốc gia, đây là một điều rất đáng ngưỡng mộ vào thời kỳ đó. Các hang động tượng sau này như hang Mạc Cao và hang Long Môn đều chịu ảnh hưởng nặng nề về phong cách của hang đá Vân Cương ở Sơn Tây.
Các hang động nhỏ ở hang đá Vân Cương.
Có thể nói, hang đá Vân Cương mang nhiều ý nghĩa đối với người dân Trung Hoa. Thứ nhất, công trình là một di tích lịch sử kiến trúc đã tồn tại rất lâu, từ thời Bắc Ngụy cách đây khoảng 15 thế kỷ. Thứ hai, công trình chính là minh chứng cho việc Phật giáo đã du nhập vào Trung Quốc và ảnh hưởng nhiều đến văn hóa của người dân địa phương. Nếu bạn du lịch Trung Quốc thì không nên bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng hang động Vân Cương, hang động chứa hơn 51.000 tượng phật được tạc hoàn toàn bằng tay.
Hang đá Vân Cương là di tích lịch sử quý giá của Trung Quốc.
Ngôi chùa có tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đá hoa cương cao nhất Việt Nam Chùa Đèn Cầy là tên thường gọi của Viên Giác Thiền Tự, chùa tọa lạc ở ấp Đoàn Kết, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Cổng chùa Đèn Cầy. Ghé thăm chùa, du khách sẽ phải choáng ngợp trước những công trình kiến trúc trang nghiêm, bề thế của ngôi chùa độc đáo này như: Lâm viên Đại Bi Chú...