Dị thường từ trường bao trùm Iraq: Báu vật 3.000 năm ‘lên tiếng’
Những viên gạch Lưỡng Hà cổ đại đã giúp xác nhận sự bất thường bí ẩn trong từ trường Trái Đất ở khu vực nay là Iraq 3.000 năm trước.
Các viên gạch nung có in tên của những vị vua Lưỡng Hà cổ đại chắc chắn là báu vật vì độ tuổi và cách chúng được chế tác. Nhưng các nhà khoa học vừa phát hiện chúng còn quý giá hơn vì ẩn giấu bí mật về dị thường từ trường cổ đại.
Theo Live Science, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi GS Mark Altaweel, chuyên gia về khảo cổ học Cận Đông và khoa học dữ liệu khảo cổ tại University College London (UCL – Anh) đã xem xét các hạt khoáng chất oxit sắt từ 32 viên gạch đất sét Lưỡng Hà.
Phần lớn chúng được khai quật ở khu vực ngày nay là Iraq, là những cổ vật vô cùng quý giá.
Một viên gạch Lưỡng Hà cổ đại ẩn giấu bí mật về dị thường từ trường – Ảnh: BẢO TÀNG SLEMANI
Mỗi viên gạch đều khắc tên của một trong 12 vị vua Lưỡng Hà trong suốt triều đại họ cai trị. Chính những dòng chữ này đã giúp các nhà khoa học xác định được cụ thể niên đại từng viên gạch. Trong số đó, viên cổ xưa nhất lên tới hơn 3.000 năm tuổi.
Video đang HOT
Các khoáng chất oxit sắt bên trong đất sét vốn rất nhạy cảm với từ trường. Do vậy, khi chúng được làm nóng thông qua quá trình nung gạch, các viên gạch vô tình trở thành “chiếc hộp thời gian” giữ lại các đặc điểm khác biệt về từ trường Trái Đất.
Cũng từ đó, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng cho giả thuyết “Dị thường địa từ thời đồ sắt Levantine”.
Levantine chỉ Levant, một dải đất rộng lớn phía Đông Địa Trung Hải, từng rất màu mỡ và trở thành chiếc nôi cho những nền văn mình thuộc hàng cổ xưa nhất nhân loại.
Vào thời điểm năm 1050 đến 550 trước Công nguyên, khu vực ngày nay là đất nước Iraq là nơi từ trường Trái Đất “mạnh đến đáng kinh ngạc”, theo mô tả của các nhà khoa học.
Nhưng họ vẫn chưa giải thích được vì sao dị thường từ trường này lại tồn tại ở khu vực này.
Một số dị thường khác từng được ghi nhận trong thời cổ đại ở những nơi xa xôi bao gồm Trung Quốc, Bulgaria và Azores ở Bắc Đại Tây Dương. Tuy nhiên bằng chứng về dị thường từ trường ở Trung Đông hiện còn rất hiếm hoi.
Ngoài ra, thời điểm từ tường biến đổi mạnh mẽ nhất được ghi nhận trong 5 mẫu từ triều đại Vua Nebuchadnezzar II của Vương triều Chaldea xứ Babylon cổ đại (khoảng năm 604 đến 562 trước Công nguyên).
“Trường địa từ là một trong những hiện tượng bí ẩn nhất trong khoa học Trái Đất. Những di tích khảo cổ rõ ràng về niên đại của văn hóa Lưỡng Hà rất phong phú, mang đến cơ hội có thể nghiên cứu về những thay đổi từ trường theo thời gian với độ chính xác cao” – GS Lisa Tauxe từ Viện Hải dương học Scripps (Mỹ), đồng tác giả, nói.
Bất kể những gì vừa được phát hiện, các vùng dị thường từ trường ngày nay vẫn là một câu đố lớn, cả về cách nó xuất hiện và biến mất lẫn tác động của nó tới hành tinh.
Trong đó, một vùng dị thường từ trường rộng lớn hiện tại – bao trùm từ Nam Mỹ, băng qua đại dương đến tận Mũi Hảo Vọng ở châu Phi – thậm chí khiến các nhà khoa học dự đoán Trái Đất sắp đảo ngược cực từ.
Nhặt được khối kim loại cũ kĩ, lão nông kinh ngạc khi biết đó là 'báu vật quốc gia' 3.000 tuổi
Có người trả giá cao mua lại món đồ, lão nông chắc mẩm đây là cổ vật có giá trị cao nên không vội bán đi.
Vào năm 1999, lão nông họ Trần ở Tuyên Thành, tỉnh An Huy, Trung Quốc trong khi đào một khoảng đất để làm ao trong thôn đã nhặt được mộ khối kim loại màu vàng. Dù trông có vẻ nhỏ nhắn nhưng món đồ này lại nặng đến 27kg. Cho rằng đây là món đồ có giá trị, ông Trần liền chôn lại, đợi đêm ra đào lại, giấu vào áo mang về nhà.
Khối kim loại ông lão nhặt được thực chất là loại nhạc cụ có tên chũm chọe
Sau khi rửa sạch lớp đất bùn bên ngoài, vợ chồng ông Trần bắt đầu tò mò về chất liệu thật của khối kim loại này. Để tránh bị để ý, họ giấu đi đợi cơ hội kiểm chứng. Thế nhưng, sự việc lại không giữ kín được lâu khi một số người bạn của lão nông sau khi biết tin đã loan cho cả làng biết. Từ đó ngày nào cũng có người ghé nhà ông Trần để xem xét, hỏi han. Một người đàn ông thích sưu tầm đồ cổ ghé thăm, cho ông Trần biết món đồ ông nhặt được là chiếc chũm chọe bằng đồng (chũm chọe là một nhạc cụ bộ gõ phổ biến trên thế giới). Người này còn ngỏ ý mua lại chiếc chũm chọe với giá 80.000 NDT ( 267 triệu đồng).
Nhận thấy món đồ mình nhặt được có lẽ sẽ có giá trị lớn nên ông Trần đã không bán mà đợi được giá cao nhất mới bán. Thế nhưng, sự việc nhanh chóng đến tai nhân viên cục Di tích Văn hóa địa phương và họ sau hôm đó đã có mặt ở nhà ông Trần để hỏi thăm về chiếc chũm chọe ông nhặt được nhưng bị ông Trần đuổi đi. Vì lo sợ "cổ vật văn hóa" nào đó bị thất lạc nên họ đã nhờ cảnh sát cùng tới.
Chũm chọe thường có 2 mảnh ghép lại thành 1 bộ
Sau khi món đồ cổ này được đem đi thẩm định thì chuyên gia kết luận rằng nó là một mảnh chũm chọe bằng đồng có kích thước cao 38cm, rộng khoảng 28.5cm và nặng khoảng 27kg. Hoa văn trên chiếc chũm chọe này là những đám mây hình mặt động vật. Món đồ cổ này có nguồn gốc từ thời nhà Thương, tức là có niên đại hơn 3000 năm, được đặt tên là chũm chọe bằng đồng moiré (họa tiết ảo diệu) mặt thú vật thời nhà Thương. Loại nhạc cụ này thường được dùng trong quân sự, tế lễ, tiệc chiêu đãi và các dịp trọng đại khác nhau , theo "Lễ nghi nhà Chu". Chũm chọe thường phải có một cặp gồm hai miếng tạo thành 1 bộ, cầm trên tay để đánh. Màu sắc của chúng sở dĩ giống màu vàng 18k là vì đồng chế tạo nên món đồ này có độ tinh khiết cao. Rất có thể mảnh chũm chọe này do tổ tiên của người Bách Việt làm nên.
Để tìm mảnh còn lại, địa phương đã cho khai quật xung quanh khu vực tìm thấy mảnh chũm chọe nhưng kết quả không thu được gì. Về phía ông Trần, dù tiếc nuối nhưng ông đành phải trao lại món đồ cổ này cho bảo tàng Tuyên Thành. Mảnh chũm chọe thời nhà Thương sau đó đã được xếp hạng là Di tích Văn hóa Hạng nhất Quốc gia.
Loài vật trong suốt như thủy tinh, được ví như báu vật 'vàng trắng' Tên gọi lươn thủy tinh bắt nguồn từ cơ thể có màu trong suốt. Hiện, lươn thủy tinh đang có nguy cơ bị khai thác quá mức do nhu cầu gia tăng từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, nơi chúng được coi là đặc sản 'thần dược' giúp tăng cường sinh lý. Lươn thủy tinh có tên khoa...