Đi thăm những làng nghề truyền thống Việt Nam có tuổi đời trăm năm, nổi tiếng khắp trong và ngoài nước
Khám phá những làng nghề truyền thống Việt Nam để thấy rằng dân tộc Việt có những nghề nghiệp lâu đời, lưu giữ nét đẹp giá trị văn hóa qua hàng thế kỷ.
1. Làng Thủ Sỹ – làng nghề truyền thống Việt Nam nổi tiếng với nghề đan đó
Có lẽ làng Thủ Sỹ là một làng nghề truyền thống Việt Nam ít người biết. Thế nhưng đây lại là một làng nghề có lịch sử lên đến 200 tuổi, thuộc địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đây là nơi gìn giữ và phát triển nghề đan đó đã hình thành cách nay khoảng 2 thế kỷ.
Làng Thủ Sỹ thuộc huyện Tiên Lữ, Hưng Yên.
Với nhiều du khách lần đầu du lịch Hưng Yên, nghề đan đó có vẻ còn rất mới mẻ và xa lạ. Tuy nhiên khi nhìn thấy rồi bạn mới vỡ lẽ rằng đây là một đồ vật rất quen thuộc. Đó là một loại ngư cụ được làm từ tre, nứa,… tạo thành nhiều hình dạng khác nhau, phục vụ cho việc đánh bắt cá.
Đây là một làng nghề chuyên sản xuất đó – một ngư cụ của người dân Việt Nam.
Ở làng Thủ Sỹ Hưng Yên hiện có hơn 500 người làm công việc đan đó, tập trung nhiều ở hai thôn Tất Viên và Nội Lăng. Đến thăm ngôi làng cổ kính này, du khách như được hoài niệm về quá xứ xa xôi. Một ngôi làng Bắc Bộ truyền thống với mái ngói sẫm màu, với vách tường phủ rêu phong, với những cụ già tóc bạc phơ nhưng đôi tay đan đó thì thoăn thoắt.
Ở làng Thủ Sỹ hiện còn khoảng 500 người làm nghề đan đó.
Nghề đan đó vốn là nghề thủ công mỹ nghệ nên các công đoạn đều làm thủ công. Người dân phải vất vả tuyển chọn tre nứa rồi chẻ, rồi vót, rồi đan,… đều bằng tay. Để rồi thành phẩm là những chiếc đó công phu, tỉ mỉ vô cùng đẹp mắt. Tùy loại đó mà người dân còn tiếp tục hun khói để sản phẩm bền, đẹp hơn hẳn.
Ngôi làng này có tuổi đời lên đến 200 năm.
Ngày nay, nghề đan đó ở làng Thủ Sỹ Hưng Yên dần nổi tiếng khi những bức ảnh chụp tại ngôi làng này lan tỏa trên các cộng đồng du lịch. Những chiếc lờ, chiếc đó thành phẩm kết lại với nhau trông như những bông hoa tinh xảo, không chỉ đẹp mà còn thể hiện được sự khéo léo của người Việt khi sản xuất hàng thủ công.
2. Làng Bát Tràng – làng nghề truyền thống Việt Nam vang danh với nghề gốm sứ
Nếu là người yêu thích những làng nghề truyền thống, có lẽ bạn đã biết đến làng gốm Bát Tràng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Làng nghề Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Nơi đây vang danh với nghề sản xuất gốm sứ truyền thống, có lịch sử hình thành từ thời nhà Lê.
Làng gốm Bát Tràng hình thành từ thời nhà Lê.
Là một trong những làng nghề truyền thống Việt Nam nổi tiếng nhất, Bát Tràng trở thành tọa độ không thể bỏ qua khi du khách đến với Hà Nội. Làng nghề này là nơi sản xuất và cung cấp gốm sứ lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, gốm Bát Tràng đã có mặt ở rất nhiều quốc gia châu Âu, châu Á.
Đây là làng nghề chuyên sản xuất các loại gốm sứ truyền thống.
Từ lâu, làng gốm Bát Tràng đã được quy hoạch để trở thành một địa điểm du lịch ở Hà Nội. Tuy nhiên không vì thế mà làng cổ trăm tuổi này mất đi vẻ đẹp cũ xưa, cổ kính. Đến đây, bạn được tham quan những ngôi nhà gỗ có tuổi đời 200 năm, những ngôi đình, sân nhà và tham gia vào các lễ hội truyền thống của cư dân bản địa.
Chợ gốm Bát Tràng có bán rất nhiều loại gốm sứ đẹp.
Đặc biệt, hi đi thăm làng nghề truyền thống Việt Nam này, du khách được trải nghiệm nặn gốm như một người thợ chuyên nghiệp. Nhiều cơ sở sản xuất ở Bát Tràng hỗ trợ du khách tự tay nặn gốm. Sau khi tác phẩm của bạn hoàn thiện, bạn có thể nhờ nung để mang về với chi phí khoảng 50.000 – 70.000 đồng.
Ở làng gốm này có rất nhiều nơi đẹp để bạn check in sống ảo.
Video đang HOT
Còn nếu du khách có nhu cầu mua gốm sứ về làm quà tặng cho người thân, bạn bè sau chuyến đi, hãy ghé khu chợ gốm. Đây là nơi có bán rất nhiều sản phẩm gốm sứ, từ đồ mỹ nghệ, quà lưu niệm, đồ tiêu dùng cho đến hòn non bộ, gốm sứ phục vụ thờ cúng,… mang lại nhiều chọn lựa cho du khách.
3. Làng Vạn Phúc – làng nghề truyền thống Việt Nam tuyệt đẹp với nghề dệt lụa
Ở Hà Nội, ngoài làng gốm Bát Tràng, du khách còn có thể đi thăm làng Vạn Phúc. Đây là ngôi làng xinh đẹp thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm thủ đô chỉ khoảng 10km. Làng Vạn Phúc là nơi hình thành nên nghề dệt vải lụa từ khoảng 1000 năm về trước, gìn giữ những tinh hoa “quốc hồn quốc túy”của nghề sản xuất lụa Việt Nam.
Ở Hà Nội còn có một làng lụa Vạn Phúc trăm tuổi.
Ngày nay khi đến thăm làng lụa Vạn Phúc Hà Đông, du khách được chiêm ngưỡng một ngôi làng với vẻ đẹp giao hòa giữa nét cổ kính, pha chút màu sắc của nhịp sống hiện đại. Đó là nơi được trang trí những chiếc ô đủ sắc màu dọc một góc phố, để du khách có thể check in sống ảo.
Làng lụa Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông.
Thế nhưng ở làng Vạn Phúc đâu chỉ có một góc nhỏ chụp ảnh. Nơi này lưu giữ rất nhiều giá trị truyền thống về nghề dệt lụa của người Việt. Đi sâu vào làng, bạn sẽ bắt gặp những chiếc máy se tơ, dệt lụa của người dân. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp lao động của những nghệ nhân dệt lụa lâu năm bên khung dệt.
Du khách quốc tế hào hứng check in làng lụa Vạn Phúc.
Đặc biệt, ở làng Vạn Phúc còn có nhiều cửa hàng bày bán lụa với mẫu mã, màu sắc cực kỳ đẹp. Chất liệu lụa ở làng Vạn Phúc có thể được gọi là hàng “cực phẩm”. Bởi lụa Vạn Phúc từng được chọn để may trang phục triều đình và rất được ưa chuộng dưới triều nhà Nguyễn.
Nghệ nhân dệt lụa bên khung dệt thủ công truyền thống.
Được biết, lụa Vạn Phúc được dệt từ 100% sợi tơ tự nhiên, không có sợi tổng hợp nên cho ra đời chất liệu lụa thượng hạng. Ngày nay, ngôi làng ngày còn khoảng 800 hộ gia đình theo nghề dệt, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 2,5 – 3 triệu m2 vải lụa chất lượng.
4. Làng Thủy Xuân – làng nghề truyền thống Việt Nam ấn tượng với nghề làm hương
Nhắc đến những làng nghề trăm tuổi ở Việt Nam mà bỏ qua làng hương Thủy Xuân thật là một thiếu sót lớn. Làng hương xinh đẹp này có tuổi đời hơn 700 năm, nằm trên con đường Huyền Trân Công Chúa, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 km về hướng Tây Nam.
Làng hương Thủy Xuân nằm cách trung tâm thành phố Huế 7 km.
Dưới thời nhà Nguyễn khoảng 7 thế kỷ trước, nghề làm hương đã xuất hiện tại làng Thủy Xuân. Thuở bấy giờ, làng nghề truyền thống này chủ yếu cung cấp hương cho triều đình, phủ quan và người dân trong vùng Thuận Hóa, Phú Xuân. Theo thời gian, từ đời này truyền sang đời khác, hình thành nên làng nghề truyền thống Việt Nam có tuổi đời lên đến trăm năm.
Làng hương này đã xuất hiện khoảng 7 thế kỷ trước.
Ngày nay khi du lịch Huế, bạn hãy đến thăm làng hương Thủy Xuân để chiêm ngưỡng một bức tranh rực rỡ sắc màu. Ngôi làng qua bao năm tháng vẫn giữ trọn vẹn vẻ đẹp cổ kính của làng mạc miền Trung. Điểm tô vào đó là những sân nhà phơi đầy những bó hương với màu đỏ, màu vàng vô cùng nổi bật.
Những bó hương đủ màu sắc được phơi ở làng hương Thủy Xuân.
Ở làng hương Thủy Xuân, người dân không hề sử dụng hóa chất mà dùng trầm, quế chi, đinh hương, hoa hồi,… trộn đều vào để tạo nên hương thơm thanh tao, tự nhiên cho sản phẩm. Du khách đến đây có thể mua hương về làm quà hoặc mua để ủng hộ người dân trong làng.
Hương ở đây không dùng hóa chất, mùi thơm tự nhiên.
Khi mà du lịch cố đô Huế ngày càng phát triển thì làng hương này trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đến thăm làng hương Thủy Xuân, bạn không chỉ được chụp ảnh cùng những sân phơi đầy hương tuyệt đẹp. Mà bạn còn được tìm hiểu về các công đoạn làm hương, thưởng thức một vẻ đẹp rất thủ công, mang đầy sắc màu tâm tinh trên đất Huế.
Đây là điểm đến đẹp không thể bỏ qua khi du lịch Huế.
Mỗi làng nghề truyền thống Việt Nam đều là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Có dịp khám phá những làng nghề này để thấy thời gian không thể làm phai mờ những nghề thủ công tốt đẹp, mà ngược lại càng tôn vinh thêm những nét văn hóa nghề nghiệp mà ông bà, tổ tiên ta đã gầy dựng.
"Trốn" mùa đông ở 9 suối khoáng nóng nổi tiếng nhất Việt Nam
Giữa tiết trời đông lạnh giá, còn gì tuyệt vời hơn là được ngâm mình trong những dòng suối khoáng ấm áp tốt cho sức khỏe.
Suối nước nóng Tiên Lãng - Hải Phòng
Cách trung tâm thành phố Hải Phòng 18km về phía Nam, suối khoáng nóng Tiên Lãng từ lâu đã trở nên quen thuộc với người dân địa phương và du khách mọi miền. Cũng như sự phân cấp ở các suối khoáng nóng khác, suối nước nóng Tây Viên có hẳn hai dòng nóng (nhiệt độ khoảng 85 C), lạnh chảy song song mà người dân nơi đây quen gọi là suối Ông và suối Bà.
Suối nước nóng Kim Bôi - Hòa Bình
Tên của khu vực này được giải thích gắn liền với vườn thảo dược ở phía Tây huyện Quế Sơn song vũng có giả thuyết cho rằng Tây Viên là hoa viên tiên cảnh của thiên nhiên nằm ở phía Tây. Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi nằm ở điểm phun lên của dòng suối khoáng thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Suối khoáng Kim Bôi - Hòa Bình có nhiệt độ thấp nhất so với các suối nước nóng khác, dao động chỉ từ 34 - 36C. Tuy không nóng đến độ tạo thành những làn hơi trên mặt nước, song nhiệt độ và hàm lượng khoáng của nơi đây đủ chuẩn cho việc để ngâm mình chữa bệnh, thư giãn dưỡng da.
Với nhiệt độ và hàm lượng khoáng vừa phải, nguồn nước nơi đây đủ tiêu chuẩn để có thể dùng làm nước uống, tắm, ngâm mình chữa bệnh hay dưỡng da... Hiện nay nước khoáng Kim Bôi đã được đóng chai và có chất lượng tốt như các loại nước khoáng nổi tiếng của Nga, Hungari.
Suối nước nóng Kênh Gà - Ninh Bình
Suối nước nóng Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, Gia Thịnh, Gia Viễn, Ninh Bình, cách động Vân Trình hơn 1 km. Để đến với suối Kênh Gà, bạn phải đi thuyền qua các nhánh sông Hoàng Long vào làng nổi Kênh Gà. Đây là một làng nhỏ trong khu vực đá vôi vùng chiêm trũng Gia Viễn và được bao bọc bởi hệ thống sông Hoàng Long.
Suối nước nóng Kênh Gà chảy ra từ núi Hang Cả, có nhiệt độ ổn định là 57 C. Dòng suối này gắn liền với tích chuyện về thiền sư Minh Không đã qua đây lấy nước khoáng nóng làm gà dâng lên lễ Phật cùng nhiều giai thoại khác.
Ngoài ngâm mình trong dòng suối nước nóng, việc du thuyền trên dòng Hoàng Long, ngắm những dãy núi đá vôi, những đồng lúa bao la hay cuộc sống thường nhật của người dân vùng chiêm trũng sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư giãn hoàn toàn.
Suối nước nóng Bản Moòng - Sơn La
Cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 7 km, suối khoáng nóng ở bản Moòng, xã Hua La là điểm dừng chân thu hút du khách trong nước và quốc tế bởi dòng suối khoáng 36 - 38 độ C ấm áp và tốt cho sức khỏe. Mùa đông, nước ấm như đã được đun nóng, khi tắm nước này sẽ hết các bệnh ngoài da, người già ngâm người, chân, tay sẽ chữa được bệnh đau nhức, xương khớp.
Suối nước nóng Mỹ Lâm - Tuyên Quang
Nằm giữa núi rừng Yên Sơn, suối khoáng Mỹ Lâm không chỉ là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng quen thuộc mà còn là nơi chữa bệnh lý tưởng với du khách thập phương. Dòng khoáng ở Mỹ Lâm là một trong số ít những mỏ nước khoáng tốt tại miền Bắc với dòng nước rất trong và nóng trên 60 độ C, được lấy trực tiếp từ mạch nước sâu hơn 150 m.
Với hàm lượng sulfuahydro khá cao, suối khoáng Mỹ Lâm còn được gọi là "suối khoáng sulfua". Tắm và ngâm bùn khoáng sunfua giúp chữa các bệnh như đau khớp hay đau dây thần kinh rất hiệu quả. Ngoài mức giá khá mềm, du khách đến đây còn bị níu chân bởi phong cảnh thiên nhiên yên ả, hữu tình, và người dân hiền hậu, mến khách.
Suối nước nóng Quang Hanh - Quảng Ninh
Nằm ở thành phố Cẩm Phả, cách trung tâm thành phố Hạ Long hơn 10 km, trên trục đường du lịch từ Hạ Long đến Vân Đồn, Móng Cái, suối khoáng nóng Quang Hanh là điểm đến yêu thích của nhiều du khách.
Ngâm mình trong dòng khoáng nóng Quang Hanh, cái run rẩy, lạnh buốt của mùa đông sẽ chẳng thể làm phiền tới bạn. Hơi khoáng cùng dòng nước ấm áp không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn có tác dụng phòng ngừa một số bệnh về da và xương khớp, cực tốt cho sức khỏe.
Suối nước nóng Tây Viên - Quảng Nam
Tên của khu vực này được giải thích gắn liền với vườn thảo dược ở phía Tây huyện Quế Sơn song vũng có giả thuyết cho rằng Tây Viên là hoa viên tiên cảnh của thiên nhiên nằm ở phía Tây. Suối nước nóng Tây Viên cách quần thể khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên) khoảng 3 km về hướng Tây.
Cũng như sự phân cấp ở các suối khoáng nóng khác, suối nước nóng Tây Viên có hẳn hai dòng nóng (nhiệt độ khoảng 85C), lạnh chảy song song mà người dân nơi đây quen gọi là suối Ông và suối Bà.
Suối nước nóng Bình Châu - Bà Rịa Vũng Tàu
Nằm giữa khu rừng tràm nguyên sinh, Bình Châu là một hồ nước nóng khổng lồ có diện tích lớn nhất nước ta với hơn 70 điểm phun lộ thiên với nhiệt độ trung bình từ 40C - 80C tuôn trào thành suối. Đây là suối khoáng nóng nổi tiếng nhất miền Nam và được đầu tư xây dựng quy mô cùng nhiều công trình phức hợp.
Suối nước nóng Bình Châu đã được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) công nhận là một trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn thế giới. Không chỉ tắm khoáng, du khách ghé thăm còn có dịp tận hưởng nhiều dịch vụ chăm sóc như: spa, xông hơi, ngâm chân, tắm bùn, tắm thảo mộc,... và thú vị biết bao khi được tự tay mình luộc chín những quả trứng gà bằng nguồn nước nóng tự nhiên...
Suối nước nóng Đam Rông - Lâm Đồng
Suối nước nóng Đam Rông nằm ở địa bàn xã Đam Rông, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách Đà Lạt chừng 70km. Dòng suối có nhiệt độ trung bình khoảng 40-45C. Đến đây, bạn sẽ được hoà vào thiên nhiên thông qua việc tựa lưng vào những phiến đá mát lạnh, dưới tán rừng xanh um, đón dòng nước ấm áp đang tuôn trào từ lòng đất, gột trôi bao phiền muộn của cuộc sống.
Ngoài ngâm tắm trong suối nước nóng, đến đây bạn còn có dịp thưởng thức các món ăn dân dã như canh măng le tươi nấu gà giò, nhấm nháp rượu cần "chính hiệu" hay tìm hiểu phong tục tập quán của người dân bản địa.
Thanh xuân này, nhất định phải đi cho hết 5 địa danh "rồng" nổi tiếng của Việt Nam, bạn đã biết ở những đâu chưa? Rồng là loài vật đứng đầu tứ linh, là hình ảnh quen thuộc với người Việt. Ở Việt Nam có nhiều địa danh rồng nổi tiếng, bạn đã khám phá hết chưa? Là loài vật đứng đầu Tứ linh Long Lân Quy Phụng, Rồng là loài linh vật biểu hiện cho sự thịnh vượng, quyền uy, trí tuệ và sức mạnh. Không chỉ...