Đi taxi ‘mặc cả’ ngày đầu năm
Mất cả buổi sáng đợi chờ không có kết quả, gọi đến tổng đài thì liên tục báo bận, cả gia đình đành kéo nhau ra đường bắt xe và…mặc cả trước khi lên xe.
Chờ xe hoài… chờ xe mãi
Theo các hãng taxi, do nhu cầu đi lại của người dân trong các dịp lễ hội ngày càng lớn nên việc khan hiếm xe trong những ngày Tết đã được dự đoán trước.
Trước Tết, hàng loạt hãng xe lớn như Hà Nội, V20, Mai Linh…đã bổ sung thêm hàng trăm xe đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, do Tết năm nay lạnh, nên nhiều gia đình có trẻ con, người già đều chọn phương án dùng taxi để di chuyển, tránh rét. Lượng khách gọi xe tăng cao đột ngột. Vì thế, kể từ 30 Tết, các hãng taxi lớn, nhỏ đều trong tình trạng “cháy” xe.
Ngày tết, nhu cầu đi taxi tăng cao nên kiếm được mọt xe chạy trên đường mà không có khách thì rất khó.
Anh Trần Thanh Bình, một lái xe taxi cho biết thêm, trong những ngày nghỉ Tết nên tâm lý nhiều lái xe cũng mong về nhà vui Tết với gia đình, vì thế, khi đến ca trực, nhiều người chỉ chạy xe đủ mức khoán là tắt liên lạc, đưa xe về nhà nghỉ ngơi. Hết ca thì đem trả. Ngoài ra, rất nhiều taxi đã ký hợp đồng chở khách đi xa cả ngày nên lượng xe chạy trong nội thành cũng giảm hẳn.
Trong khi đó, nhu cầu khách sử dụng phương tiện lại tăng mạnh, vì vậy hiện tượng cung không đủ cầu tất yếu đã xảy ra. Vì vậy, những ngày Tết cũng là “cơ hội vàng” để taxi “dù” mặc sức bắt chẹt khách. Những loại xe này có đặc điểm không cần tổng đài, đồng hồ tính tiền và đo cây số không kẹp chì và chạy nhanh bất thường nên cước phí thường đắt gấp rưỡi, gấp đôi xe chính hãng.
“Khi có hãng nghe máy thì chỉ nhận được lời từ chối từ tổng đài viên. Từ Mai Linh, Phù Đổng, Vạn Xuân, Thanh Nga… đến những hãng xe nhỏ đều kêu hết xe,” – bác Tịnh (Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) than thở.
Video đang HOT
Đã mệt phờ người, lại quá ngán ngẩm cảnh chờ xe nên bác Tịnh quyết định sẽ di chuyển bằng “phương tiện truyền thống” là xe máy.
Trong cả ngày mùng 1 Tết, tổng đài của các hãng taxi đều trong tình trạng “cháy máy” vì quá nhiều cuộc gọi đến. Khách muốn gọi xe chỉ còn biết cách đứng vẫy. Theo các hãng taxi, do nhu cầu đi lại của người dân trong các dịp lễ hội ngày càng lớn nên việc khan hiếm xe trong những ngày Tết đã được dự đoán trước.
Mặc cả trước khi lên xe
Theo những người có kinh nghiệm đi nhiều bằng taxi, mỗi người phải có số điện thoại của 1-2 lái xe quen, trước Tết chừng một tháng gọi điện hẹn lịch. Lái xe cũng rất thích những mối khách hàng như vậy vì thường đi đường xa, bao trọn gói cả chiều đi và chiều về.
Ngoài ra, rất nhiều taxi đã ký hợp đồng chở khách đi xa cả ngày nên lượng xe chạy trong nội thành cũng giảm hẳn. Trong khi đó, nhu cầu khách sử dụng phương tiện lại tăng mạnh, vì vậy hiện tượng cung không đủ cầu tất yếu đã xảy ra.
Nếu may mắn kiếm được thì hành khách cũng sẽ phải trả giá trước với taxi hãng như taxi dù
Nhiều khách đi taxi phải chờ đợi quá lâu nên cứ thấy xe tấp vào là lên xe, không cần biết xe của hãng nào. Chính vì vậy, những ngày Tết cũng là “cơ hội vàng” để taxi “dù” mặc sức bắt chẹt khách. Những loại xe này có đặc điểm không cần tổng đài, đồng hồ tính tiền và đo cây số không kẹp chì cũng như chạy nhanh bất thường nên cước phí thường đắt gấp rưỡi, gấp đôi so với xe chính hãng.
Thậm chí, một số lái xe chính hãng cũng làm theo cách của xe dù để kiếm thêm ngày tết. Trước khi lên xe, lái xe hỏi luôn khách đi đến đâu và ra giá, nếu khách đồng ý thì sẽ chờ đi, còn không thì…mời anh tìm xe khác. Nhiếu người đi xe vì ngại phải chờ đợi, cùng với tâm lý “ngày tết xông xênh, coi như mừng tuổi anh em lái xe” nên chỉ mặc cả qua loa rồi lên xe.
Một lái xe taxi cho biết thêm, trong những ngày nghỉ Tết tâm lý nhiều lái xe cũng mong về nhà vui Tết với gia đình, vì thế, khi đến ca trực, nhiều người chỉ chạy xe đủ mức khoán là tắt liên lạc, đưa xe về nhà nghỉ ngơi trong khi nhu cầu của khách ngày càng tăng.
Theo Vnmedia
Teen và chuyện tham lam nghỉ Tết
Tuần này, các teen nhà mình chính thức được nghỉ ăn Tết. Tết năm nay nghỉ kéo dài đến gần 2 tuần, ấy vậy mà nhiều bạn còn tranh thủ xin gia đình... nghỉ thêm sau Tết luôn đấy.
Tranh thủ Tết để "vòi" nghỉ học cho dễ...
Trước Tết, nhiều bạn tranh thủ vừa thi xong, lại chưa có nhiều bài đã xin gia đình nghỉ ngơi, du lịch xả hơi. Thế nhưng khi vừa chính thức vào nghỉ Tết được vài ngày thì không ít teen lại tiếp tục vòi nghỉ thêm sau Tết. Nguyên nhân bởi năm hết, Tết đến, bố mẹ cũng không muốn mất vui trong nhà. Thêm vào đó là nhiều khi nghe năn nỉ mãi thì gật đầu cho xong chuyện(!?)
Thanh Thảo (sn 1990 - du học sinh Trung Quốc) chia sẻ: "Mấy đứa bạn cùng lớp tớ chưa Tết đã vi vu du lịch khắp nơi. Nhưng thời điểm cuối năm, các bậc phụ huynh thường bận nên tụi nó toàn đi với bạn bè hay anh chị trong nhà. Đến sau mồng 5, mồng 6 phải đi học thì nhiều đứa bắt đầu vòi gia đình... đi chơi cả nhà cho có không khí. Chẳng thế mà năm nào cũng vậy, Tết xong hiếm khi lớp đông đủ. Mỗi người một lí do khác nhau. Bản thân tớ cũng tranh thủ xin bố mẹ nghỉ Tết dài thêm vài hôm vì chưa hết Tết mà đã phải quay trở lại trường thì... buồn lắm".
Thời điểm này, những bạn du học ở các quốc gia gần như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore cũng tranh thủ xin gia đình về ăn Tết mặc dù vẫn đang đi học. Thậm chí, nhiều bạn chỉ được nghỉ ba, bốn ngày, nhưng cũng tranh thủ xin gia đình về lấn thêm thành một, hai ngày nữa, thậm chí là cả tuần để "nghỉ Tết trọn vẹn bên gia đình".
Điều này rất thường thấy và các bậc phụ huynh thường khó từ chối. Bởi tâm lí chung, ai Tết đến cũng mong gia đình đoàn tụ. Nếu con cái đi học xa mà có thể tranh thủ Tết về với gia đình thì ai lại nỡ... từ chối. Nhất là khi nghe lời hứa hẹn, thủ thỉ của con.
Nhiều bạn cố nghỉ thêm ngày Tết để xum họp với gia đình, bạn bè. (Ảnh minh họa).
Xin không được thì... trốn
Thấy bạn bè được nghỉ Tết mà mình thì không, nhiều teen nghĩ ra những quái chiêu xấu xí, gây chuyện lớn. Thậm chí, không ít bạn làm cả nhà ăn Tết mất vui vì những điều mình làm. Chuyện tưởng chừng khó xảy ra, nhưng lại rất nhiều trong dịp này. Như câu chuyện buồn của cậu bạn Thanh Tùng dịp Tết năm trước.
Chuyện là Tùng đi du học ở Trung Quốc, chỉ còn mấy ngày nữa là đến thời điểm về ăn Tết với gia đình, nhưng nghỉ Tết thì ít, thế là anh chàng đánh liều, bán cái laptop của mình, vay mượn thêm chút ít để có tiền trang trải vé máy bay và tiền thuê khách sạn khi... trốn về sớm. Thế nhưng thời điểm này, đâu dễ gì mượn tiền của người khác. Lại thêm chuyện sợ năm mới xui, anh chàng quyết định... tìm sòng bạc cầu may.
Ai ngờ may chẳng thấy đâu, tiền bán laptop cũng bay theo những kế hoạch. Thậm chí, anh chàng còn cầm cố passport để mong gỡ gạt, mượn tiền nặng lãi trong sòng bạc. Hậu quả cuối cùng tiền chẳng kiếm thêm mà nợ thì... không thể không trả. Đến lúc gia đình mua vé cho, cũng không thể về được. Đành thú tội, xin tiền chuộc lại hộ chiếu.
Nhiều bạn trước Tết, xin gia đình về sớm không được thì vay mượn, bán đồ bán đạc để có tiền "trốn về". Thế nhưng, chẳng gì là dễ dàng, không ít bạn bị gia đình phát hiện, bị mất tiền mất bạc, ảnh hưởng đến việc học, thậm chí mất Tết cũng vì... tham nghỉ Tết.
Thay lời kết:
Tết đến, khó tránh khỏi cảm giác muốn về thăm gia đình, người thân, xum họp cùng bạn bè, thế nhưng việc xin nghỉ Tết và bỏ học sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình học tập. Ngoài ra, nó sẽ tiêu tốn của bạn không ít tiền bạc.
Nếu có ý định cứ tiêu pha, đến Tết lấy tiền mừng tuổi để bù vào thì cũng hãy bỏ ngay đi nhé. Bởi việc trốn về Tết, không phải chỉ ảnh hưởng đến vấn đề tài chính, mà nó sẽ khiến bạn có thể học đi học lại liên miên trước tình hình vắng mặt trên lớp.
Còn đối với các bạn học trong nước cũng nguy nan chẳng kém. Với tình hình nghỉ học liên miên, bài vở đầu năm không đủ, khó lòng theo kịp được bạn bè, nên hãy dừng lại ở việc vui chơi, nghỉ ngơi vừa đủ thôi nhé.
Theo PLXH
"Tai nạn" teen làm đẹp siêu tốc dịp Tết Hoa vừa soi gương, vừa khóc lóc than thở tưởng "chết" đến nơi được: "Ngu ơi là ngu, nối mi làm gì không biết. Tưởng đi chơi tết cho xinh, bây giờ rụng cả tảng, mi thật chả còn sợi nào, trông như mắt gà ý"!! Nhu cầu làm đẹp, tân trang nhan sắc của teen tăng rất mạnh vào dịp cuối năm....