Đi tắm bồn vẫn không quên “sống ảo”, cô gái trẻ trả giá bằng cả mạng sống khi điện thoại đang cắm sạc rơi xuống nước
Vì nước là môi trường dẫn điện rất tốt nên việc để chiếc điện thoại đang sạc gần bồn tắm đã vô tình gây ra cái chết thương tâm cho cô gái trẻ xinh đẹp.
Cũng giống như phần lớn giới trẻ thích selfie, Evgenia Shulyatyeva thường xuyên đăng tải những bức ảnh của mình lên mạng xã hội để chia sẻ với bạn bè. Thế nhưng, thói quen gắn liền với chiếc điện thoại mọi lúc, mọi nơi đã khiến cô gái trẻ xinh đẹp mất mạng chỉ trong tích tắc. Được biết, nguyên nhân dẫn tới cái chết của cô là do điện giật.
Evgenia đã qua đời khi tương lai của cô đang rộng mở phía trước.
Mới đây, nữ nhân viên kế toán 26 tuổi được phát hiện đã chết trong bồn tắm tại nhà riêng thuộc thành phố Kirovo Chepetsk, Nga. Bà Vera, mẹ của Evgenia cho biết, sau khi không thể liên lạc được với con gái, bà đã đến tận nhà cô để tìm thì phát hiện ra vụ việc.
Lúc đó, Evgenia nằm trong bồn tắm. Trong bồn nước có một chiếc điện thoại vẫn đang cắm sạc. Các nhà điều tra cho biết, cô gái trẻ đã ngay tại chỗ do luồng điện từ chiếc điện thoại. Nó đã bị rơi xuống nước trong khi đang sạc. Hiện vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra. Ủy ban Điều tra Liên Bang Nga vẫn chưa thể xác minh được liệu có phải Evgenia đã sử dụng điện thoại trong lúc sạc hay chỉ là do thiết bị vô tình rơi xuống nước.
Mặc dù chính phủ Nga đã nhiều lần đưa lời cảnh báo về mối nguy hiểm khi vừa sạc, vừa dùng điện thoại nhưng dường như số vụ tai nạn do điện thoại vẫn ngày một tăng lên ở quốc gia này. Trường hợp của Evgenia chỉ là một trong số 8 vụ tương tự trong 12 tháng trở lại đây.
Video đang HOT
Bạn bè và người quen đã gửi lời cầu nguyện tới cô gái xinh đẹp xấu số.
(Nguồn: DM)
Theo Helino
Để không còn những cái chết thương tâm do điện giật, đuối nước
Nhưng ky năng sơ câp cưu đơn gian, đươc thao tac đung trong luc ngươi thân thinh linh găp tai nan, sư cô, co thê se giup ho cứu được sinh mạng.
Cách đây không lâu, báo chí đưa tin một bé hơn 13 tháng tuổi nhập viện trong trạng thái hôn mê, phù não vì ngạt nước. Bé mới biết đi, bị ngã chúi đầu vào xô không có nhiều nước. Khi nhập viện, bé đã trong tình trạng trụy mạch, ngưng tim phổi, đồng tử giãn. Không hiếm những tình trạng tương tự khi trẻ đuối nước hay gặp tai nạn trong nhà, bị phát hiện muộn và không được sơ cứu đúng phương pháp nên dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc tàn phế do di chứng não.
Bác sĩ nội trú Vũ Việt Hà - Giảng viên bộ môn Hồi sức cấp cứu, Phó trưởng khoa cấp cứu bệnh viện Đại học Y Hà Nội - cho biết giai đoạn đầu khi một người gặp tai nạn là cơ hội quan trọng nhất ảnh hưởng đến quá trình chữa trị, hồi phục. Lúc này, tai nạn bất thình lình xảy ra, xung quanh khó tìm được những dụng cụ y tế, người có chuyên môn. Vì vậy, trang bị kiến thức sơ cấp cứu tới cộng đồng là điều hết sức cần thiết.
MC Minh Trang (trái) và bác sĩ Việt Hà trong buổi trò chuyện về kỹ năng sơ cấp cứu.
Trên mạng Internet hiện nay có rất nhiều thông tin, những mẹo truyền tai, ví dụ bị tai biến thì chích 10 đầu ngón tay, hóc xương thì lấy đuôi con lươn ngoáy vào cho trơn để xương trôi đi... Những kiến thức không kiểm chứng đó có thể làm chậm quá trình sơ cấp cứu.
Trong một buổi trò chuyện về kỹ năng sơ cấp cứu cho gia đình tổ chức cuối tuần qua ở Hà Nội, MC Minh Trang cho biế cô đã tìm kiếm trên mạng với cụm từ "sách sơ cấp cứu" thì thấy ít nhất 25 đầu sách với nội dung này. Tuy vậy, với người không có chuyên môn ngành y, có lẽ sẽ mất nhiều thời gian để tìm được một cuốn sách phù hợp.
Bác sĩ Việt Hà giới thiệu cuốn sách Cẩm nang sơ cấp cứu thường thứcdo các tổ chức y học uy tín thế giới biên soạn như tổ chức cứu thương ST John, tổ chức sơ cứu ST Andrew's, Hội chữ thập đỏ Anh. Sách được biên dịch bởi nhóm giáo dục y khoa Wellbeing, mới xuất bản tại Việt Nam.
Sách Cẩm nang sơ cấp cứu thường thức.
Hiện nay có nhiều đầu sách về sơ cấp cứu, nhưng thường đó là sách kiến thức diễn giải. Cẩm nang sơ cấp cứu thường thức có ưu điểm là nhiều hình ảnh trực quan. Kiến thức trong sách được viết đơn giản. Hầu hết thao tác, dụng cụ dùng sơ cấp cứu đều là những dụng cụ ta có thể tìm thấy ngay trong cuộc sống.
Cuốn sách này không máy móc đưa ra các bước sơ cấp cứu, mà sẽ giải thích từng kiến thức cơ bản một. Ví dụ khi bị bỏng, sách sẽ giải thích về nhiệt độ ra sao, cơ chế hoạt động của các cơ quan bị tai nạn đó như thế nào, để ta hiểu rõ và áp dụng biện pháp sơ cấp cứu phù hợp.
Cẩm nang sơ cấp cứu thường thức dễ hiểu, dễ thực hành dành cho nhiều đối tượng, từ gia đình, nhà trường, các tổ chức. Sách bao gồm những phần chính quan trọng như: Kiểm soát một tai nạn, các vấn đề về hô hấp, vết thương và ra máu, chấn thương cơ - xương - khớp, xử lý hóc dị vật - ngộ độc - vết cắn - vết đốt... Các cách thức xử lý tai nạn, vết thương đều có hướng dẫn cụ thể, từng bước chuẩn y khoa, kèm theo hình ảnh hướng dẫn thực thế, trực quan.
Hướng dẫn kỹ năng sơ cấp cứu trong gia đình.
Tuy vậy, điều khiến bác sĩ Việt Hà tâm đắc nhất lại là tư tưởng mà sách đưa tới độc giả. Nội dung đầu tiên mà sách đưa ra là "làm sao để trở thành người sơ cấp cứu". Sách chuẩn bị tư tưởng, tinh thần để mọi người ý thức được tầm quan trọng của sơ cấp cứu. Bởi theo bác sĩ Việt Hà, đặc điểm quan trọng nhất trong cấp cứu đó là thời gian. Khi cấp cứu, khó khăn nhất là ta phải đủ bình tĩnh để vận dụng kiến thức mà cấp cứu.
Bác sĩ Việt Hà cho biết trong dân gian lưu hành nhiều mẹo sơ cấp cứu, nhưng kiến thức trong cuốn sách này cơ bản theo chuẩn y khoa, lại được các giáo sư đầu ngành hiệu đính, cập nhật kiến thức qua từng năm. Vì vậy, kiến thức trong sách luôn cập nhật với từng tiến bộ của ngành y.
Theo Zing
Điện giật làm nam thanh niên rơi từ độ cao 7m, bị bỏng nặng Trong lúc làm việc, nam thanh niên bất cẩn bị điện giật rơi từ độ cao 7m xuống đất và bị bỏng nặng. Anh Đ. khi được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu. Ngày 11/9, tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một nam bệnh nhân trong tình trạng...