Di sản mới nhất của Trung Quốc được UNESCO công nhận
Tuyền Châu, thành phố từng được Marco Polo ca ngợi là một trong hai trung tâm giao thương lớn nhất thế giới, đã trở thành di sản thứ 56 của Trung Quốc.
Ngày 25/7, UNESCO đã bổ sung Tuyền Châu vào danh sách di sản thế giới nhờ vai trò lịch sử “trung tâm giao thương thời Tống-Nguyên của Trung Quốc”. Tuyền Châu là thành phố ven biển ở phía đông nam tỉnh Phúc Kiến. Toàn bộ khu vực phía đông nam Trung Quốc là nơi sinh sống của các dân tộc không phải người Hán từ thời cổ đại, sau đó bị đô hộ và sáp nhập vào đế chế Trung Quốc hơn 2.000 năm trước.
Vào thời nhà Tùy và Đường (581-907), vùng đất này trở nên nổi tiếng với đồ gốm sứ và lụa chất lượng, cũng như kỹ thuật đóng tàu tuyệt vời. Trong suốt 400 năm dưới triều đại nhà Tống và Nguyên (960-1368), Tuyền Châu đạt đến sự thịnh vượng khi tạo lập mối quan hệ thương mại với gần 100 quốc gia, bao gồm những vùng đất xa xôi như Trung Đông và châu Âu. Hàng chục nghìn thương nhân, nhà truyền giáo, nhà thám hiểm và sứ thần ngoại quốc đã sống và làm việc tại thành phố này.
Học giả người Morocco Ibn Battuta (1304-1369) từng nhận xét Tuyền Châu là hải cảng lớn nhất thế giới vào thế kỷ 14. Nhà du hành Marco Polo (1254-1324) đã viết rằng tất cả tàu của Ấn Độ đều có mặt ở Tuyền Châu, mang theo gia vị, hương liệu và các loại đồ sứ đắt tiền đi đến cảng Alexandria và các quốc gia châu Âu. Zayton, tên gọi của Tuyền Châu, cũng xuất phát từ một trong những mặt hàng xuất khẩu nổi tiếng nhất (vải satin) của điểm khởi đầu “Con đường Tơ lụa trên biển”.
Video đang HOT
Cuối triều đại nhà Nguyên, hai tướng lĩnh của Ba Tư đã lãnh đạo đội quân chống lại sự thống trị của người Mông Cổ. Trong suốt 10 năm, Tuyền Châu đã bị tàn phá nặng nề và không bao giờ khôi phục vị thế vốn có. Sự suy tàn của thành phố cảng ngày càng trở nên trầm trọng do quá trình di dân ồ ạt từ các khu vực ven biển vào sâu trong đất liền để chống nạn cướp biển vào giữa thời Minh và đầu nhà Thanh.
Ngày nay, Tuyền Châu là thành phố lịch sử và văn hóa nổi tiếng Trung Quốc với sự giao hòa giữa văn hóa phương đông và phương tây. Phố Tây là biểu tượng cho sự thịnh vượng của Tuyền Châu, chứng nhân cho những thay đổi của thành phố sau nhiều thăng trầm lịch sử. Đây cũng là khu phố cổ được bảo tồn nguyên vẹn nhất ở Tuyền Châu. Khi tản bộ trên những con phố, du khách sẽ có cảm giác đang mua sắm trong đô thị sầm uất thời nhà Đường và Tống.
Núi Qingyuan là thánh địa nổi tiếng của Đạo giáo. Địa danh này được mệnh danh “ngọn núi Bồng Lai đầu tiên ở Phúc Kiến” vào thời nhà Nguyên. Núi Qingyuan có tượng Lão Tử bằng đá lớn nhất Trung Quốc, với kỹ thuật chạm khắc đá độc đáo và lâu đời. Du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Tuyền Châu khi leo lên đỉnh núi Qingyuan.
Khai Nguyên (Kaiyuan) là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất ở Tuyền Châu, có lịch sử hơn 1.300 năm. Điểm đặc biệt nhất của ngôi chùa là tháp Zhenguo và Renshou, cặp tháp đá cao nhất ở Trung Quốc. Trong khi đó, Guandi là ngôi chùa linh thiêng với kiến trúc tuyệt đẹp. Nhiều người dân địa phương thường đến đây vào dịp đầu năm để tỏ lòng thành kính và nguyện cầu những điều tốt đẹp. Vào buổi tối, tại chùa Guandi sẽ tổ chức biểu diễn vở tuồng truyền thống của Tuyền Châu.
Thánh đường Qingjing là công trình kiến trúc Islam lâu đời nhất ở Trung Quốc, được xây dựng dưới triều Bắc Tống (năm 1009). Nhà thờ theo phong cách kiến trúc Ả Rập truyền thống nằm trên con phố Tumen cổ kính nhưng không tạo ra cảm giác xa lạ, ngược lại khiến du khách ngỡ ngàng trước hiện tượng giao thoa văn hóa ở Tuyền Châu.
Phố cổ Chongwu là công trình được xây dựng vào thời nhà Minh để chống lại cướp biển Nhật Bản, tọa lạc tại khu vực gần eo biển Đài Loan. Đây là khu phố cổ hình chữ T hoàn chỉnh nhất ở Trung Quốc hiện nay. Những bức tường thành cổ và các tác phẩm chạm khắc đá gợi nhắc cho du khách về thời kỳ huy hoàng của thành phố cảng Tuyền Châu trong quá khứ.
UNESCO đưa 3 địa danh châu Á vào danh sách Di sản thế giới
Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 25-7 đã ghi danh thêm 3 địa điểm nổi tiếng ở châu Á vào danh sách Di sản thế giới.
Thành phố cảng Tuyền Châu từng được nhà thám hiểm người Italy Marco Polo ca ngợi là "thành phố vĩ đại".
Theo thông báo từ UNESCO sau cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến và chủ trì từ thành phố Phúc Châu của Trung Quốc, các địa danh nói trên gồm: "Tuyền Châu: Tòa nhà của thế giới thời Tống Nguyên - Trung Quốc" (ở Trung Quốc), "Đền Ramappa" ở Ấn Độ và "Tuyến đường sắt xuyên Iran" của Iran.
Thành phố cảng Tuyền Châu ở phía Đông Trung Quốc từng được nhà thám hiểm người Italy Marco Polo ca ngợi là "thành phố vĩ đại". Nằm trên vùng đồng bằng hẹp, dọc theo bờ biển của tỉnh Phúc Kiến, Tuyền Châu từng là một trong những cảng lớn nhất thế giới, đặc biệt là vào thời nhà Tống (960-1279) và nhà Nguyên (1271-1368) của Trung Quốc cổ đại. Quần thể di sản Tuyền Châu bao gồm 22 địa điểm, trong đó có các tòa nhà và công trình kiến trúc, các tòa nhà tôn giáo và nhiều bức tượng ở khắp thành phố.
Quần thể di tích Kakatiya Rudreshwara ở bang Telanganam, Ấn Độ.
Quần thể di tích Kakatiya Rudreshwara ở bang Telanganam (Ấn Độ), thường được biết đến với tên gọi "Đền Ramappa", là một ngôi đền thờ Thần Shiva. Theo sử sách ghi lại, ngôi đền này được xây dựng bằng đá sa thạch từ năm 1213 và phải mất 40 năm công trình mới hoàn tất. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và có lẽ cũng là ngôi đền duy nhất trong cả nước Ấn Độ được biết đến với tên của nghệ nhân điêu khắc (Ramappa). Ngôi đền là điểm đến thích hợp cho những người ngưỡng mộ kiến trúc rực rỡ.
Tuyến đường sắt chạy xuyên Iran dài 1.394 km.
Địa điểm còn lại là tuyến đường sắt chạy xuyên Iran dài 1.394 km, nối Biển Caspi ở phía Đông Bắc với Vịnh Ba Tư ở phía Tây Nam, băng qua hai dãy núi, nhiều con sông, cao nguyên, rừng và đồng bằng, đồng thời trải qua 4 khu vực khí hậu khác nhau. Được khởi công vào năm 1927 và hoàn thành vào năm 1938, tuyến đường sắt này nổi tiếng với quy mô và các công trình kỹ thuật cần thiết để vượt qua các tuyến đường dốc và hiểm trở.
Vẻ đẹp các di sản thế giới vừa được UNESCO công nhận UNESCO công bố các di sản thế giới mới, sau một năm trì hoãn vì đại dịch Covid-19. Sau một năm trì hoãn vì đại dịch Covid-19, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua bỏ phiếu, bổ sung 34 điểm đến vào danh sách Di sản thế giới. Các điểm đến phải đáp ứng...