Di sản kiến trúc Pháp giữa Thủ đô
Đặt dấu ấn lên nhiều công trình ở Thủ đô Hà Nội với nhiều phong cách độc đáo, kiến trúc Pháp góp phần tạo nên nét cổ kính, duyên dáng của thành phố với những giá trị lịch sử không thể nào lãng quên.
Nhà thờ Lớn Hà Nội
Thời kỳ đầu của kiến trúc Pháp
Theo KTS Nguyễn Quốc Thông – tác giả cuốn sách “Thăng Long – Hà Nội, mười thế kỷ đô thị hóa” thì dấu ấn kiến trúc Pháp đặt lên Thủ đô Hà Nội có thể được tính từ năm 1873, khi Pháp được triều đình nhượng cho khu Nhượng địa với diện tích 2,5ha ven sông Hồng. Tuy nhiên trong một thời gian rất ngắn, diện tích này “nảy nở” tới hơn 18ha, kéo dài từ đầu Nhà hát Lớn cho tới cuối Bệnh viện Hữu nghị ngày nay. Những công trình đầu tiên được người Pháp xây dựng ở dải đất này chủ yếu là phục vụ quân đội và bộ máy hành chính của quân đội, nhà truyền giáo và một số nhà ở cho các sỹ quan. Đây là những công trình tiêu biểu cho kiến trúc thô sơ kiểu thực dân với hành lang chạy xung quanh nhà hai tầng. Cùng trong thời gian này cũng xuất hiện các công trình Thiên chúa giáo, mà điển hình là Nhà thờ Lớn Hà Nội – được xây dựng ở vị trí chùa Báo Thiên trước kia.
10 năm sau tức năm 1883, Pháp đánh thành lần thứ 2 và chiếm được Hà Nội. Người Pháp xây những trại lính, nhà hành chính. Tuy nhiên kiến trúc của các công trình này chưa có gì thay đổi so với trước đó, có thể kể tên ra đó là Bảo tàng Quân đội hay Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam hiện nay. Dấu mốc kể ra từ khi người Pháp cho xây dựng những con đường đầu tiên vào khoảng năm 1886, nối khu Nhượng địa với khu thành mà họ chiếm được, gồm phố Tràng Tiền, Tràng Thi, Hàng Khay. Công trình hành chính đầu tiên được xây dựng là Tòa Đốc lý – chính là UBND thành phố hiện tại, là trái tim của khu trung tâm hành chính được người Pháp thiết lập nên như Ngân hàng, Kho bạc, Tòa Thống sứ… Phía Tràng Tiền là các công trình buôn bán tư nhân của người Ấn, người Hoa, nhà in… tạo nên một tuyến phố thương mại. Bên kia hồ, người Pháp làm khu truyền giáo với nhà thờ, trường dòng, phố cho những cha cố ở…
Nhà hát Lớn Hà Nội – được ví như “món nữ trang” của thành phố
Những “viên ngọc” giữa Thủ đô
Nếu như người Pháp đã xây dựng những cơ sở đầu tiên về hành chính, chính trị, tôn giáo xung quanh hồ Hoàn Kiếm thì khu vực Ba Đình được chọn để thiết lập trung tâm hành chính – chính trị Đông Dương. Tiêu biểu nhất cho cụm công trình này là Phủ Chủ tịch, tức Phủ toàn quyền Đông Dương trước kia được xây dựng năm 1907. Đây là một công trình bề thế, mang phong cách tân cổ điển – phong cách kiến trúc thịnh hành điển hình cho văn hóa châu Âu, sử dụng những hình thức trang trí phong phú như Phục hưng, La Mã, Baroque… Phong cách này ảnh hưởng lớn đến các công trình văn hóa, trong đó có Nhà hát Lớn và khách sạn Metropole.
Trong cuốn sách “Hà Nội một chốn rong chơi”, chuyên gia kinh tế Martin Rama đã ví von, Nhà hát Lớn giống như “món trang sức” của thành phố. Được hoàn thành vào năm 1911, nơi đây giữ được nét giản dị trong kiến trúc cổ điển Pháp thế kỷ 18 với kết cấu mái hai mảng lợp ngói đá đen, kết hợp với các họa tiết trang trí bên trong tạo nên dáng vẻ thanh thoát, tinh tế. Nằm không xa Nhà hát Lớn là khách sạn Metropole với kiến trúc có sự pha trộn giữa cổ điển và Art Décor với tường trắng, khung cửa xanh và những họa tiết tinh xảo, trang nhã, không quá phô trương, giữ được nhịp khu phố và hòa hợp với các kiến trúc xung quanh.
Ra đời muộn hơn nhưng lại được coi là thành tựu của kiến trúc Pháp, khi vừa đảm bảo yếu tố về cảnh quan, lại phù hợp điều kiện sống, văn hóa bản địa đó là phong cách kiến trúc Đông Dương. Đây là sự kết hợp giữa phong cách Pháp – với mặt bằng rất “phương Tây”, đăng đối, bề thế, nhưng mặt đứng vay mượn các thành phần Á Đông như bộ mái, hành lang, hiên, mái rộng… chống mưa, chống nóng, đặc biệt thích ứng với điều kiện khí hậu Việt Nam. Những công trình thừa hưởng tinh hoa của phong cách này là Nhà thờ Cửa Bắc, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, Viện Pasteur…, hiện vẫn còn lưu giữ được nét kiến trúc cực kỳ tinh tế.
Mặc dù, hiện nay đã có công trình hoàn toàn biến mất và cả những công trình không còn vẹn nguyên như trước, nhưng kiến trúc Pháp vẫn luôn được coi là di sản quý giá và niềm tự hào của người dân Hà Nội.
Theo ANTD
Video đang HOT
Tiền giấy Việt Nam và những biến đổi qua các thời kỳ
Xuyên suốt chiều dài lịch sử đất nước, đồng tiền Việt Nam cũng đã trải qua những biến động thăng trầm. Cùng chiêm ngưỡng những tờ tiền đã và đang lưu hành tại Việt Nam theo dòng chảy thời gian!
Giấy bạc Đông Dương: Nếu không kể đến tờ tiền giấy thất bại của Hồ Quý Ly thì giấy bạc Đông Dương được xem là tờ tiền đầu tiên của Việt Nam. Đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ 1885 đến năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của Lào, Campuchia và Việt Nam.
Tiền này được lưu hành chung ở 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu thông. Mặt trước tiền đồng có dòng"Việt Nam Dân chủ Cộng hoà" in bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau in hình Công - Nông - Binh. Các con số ghi mệnh giá theo số Ả-Rập hoặc chữ Hán, Lào, Campuchia.
Tiền giấy do Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam phát hành: Tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam được đưa vào sử dụng sau sắc lệnh 15/SL thành lập NHQG Việt Nam do Hồ Chủ tịch ký. 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ) và gồm nhiều mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng khá giống với trước đây và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi mệnh giá tiền.
Tiền giấy của Việt Nam Cộng Hoà:Từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai hai miền Nam - Bắc, mỗi miền lại có một loại tiền riêng nhưng vẫn gọi chung là "tiền đồng".
Hình động vật rất hay được chọn để in trên tờ tiền
Sau giải phóng đất nước 30.4.1975, tiền lưu hành ở miền Nam mất giá và được đổi tên thành tiền giải phóng. Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi.
Đồng 5 hào in cây dừa ở Bến Tre
Tờ 10 đồng in hình vụ thu hoạch mía
Tiền đồng những năm 1985
Tiền giấy thế kỷ XX
Những tờ tiền mệnh giá 100 đồng, 200 đồng nay không còn được sử dụng, nhưng nó là ký ức quen thuộc đối với người dân Việt Nam.
Các tờ 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng và 100.000 đồng cotton đã được thu hồi, thay thế bằng tờ polyme có cùng mệnh giá.
Tờ 20.000 đồng cũ (được phát hành năm 1990 cùng lúc với tờ 10.000 đồng)
Tờ 50.000 đồng được phát hành ngày 15.10.1994
Tờ 100.000 đồng, mệnh giá cao nhất trong thời kỳ này phát hành ngày 1.9.2000
Tiền polyme hiện đại
Tờ 100.000 đồng mới
Tờ 500.000 đồng có giá trị cao nhất trong hệ thống tiền tệ Việt Nam
Theo Phương Ánh
Lao Dong
Bác sĩ Yersin được truy tặng danh hiệu "Công dân Việt Nam danh dự" Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa đã thông báo quyết định của Nhà nước về việc truy tặng danh hiệu "Công dân Việt Nam danh dự" cho bác sĩ Alexandre Yersin. Tượng bác sĩ Alexandre Yersin bên Vịnh Nha Trang - Ảnh: B.N. Quyết định được thông báo tại buổi Lễ kỷ niệm 151 năm ngày sinh bác sĩ Alexandre Yersin (22/9/1863- 22/9/2014) do...