Đi rừng nên gank lane nào trước? – Câu hỏi đơn giản đang khiến cộng đồng Liên Quân tranh cãi nảy lửa!
Trong Liên Quân Mobile, vị trí đi rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng và từng quyết định của người đi rừng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cục diện của trận đấu.
Mới đây, trong một hội nhóm Liên Quân Mobile đã xảy có một topic với chủ đề khá thú vị “đi rừng nên gank lane nào trước?”. Câu chuyện tưởng chừng đơn giản này đã tạo ra một cuộc tranh luận nảy lửa các game thủ của tựa game này.
Game thủ bị đồng đội la ó vì gank top sau khi hết vòng rừng đầu
Trong Liên Quân Mobile, vị trí đi rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng và được mặc định là người mang nhiệm vụ gánh đội trên vai. Từng quyết định của người đi rừng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cục diện của trận đấu và là chìa khóa dẫn đến thắng thua. Đặc biệt là lần đi gank ở cấp độ 4 sau khi hết vòng rừng đầu tiên. Vậy đi gank lane nào là hiệu quả nhất?
Nhiều game thủ cho rằng người đi rừng nên khởi đầu vòng rừng bắt đầu từ bùa xanh ở đội xanh và bùa đỏ ở đội đỏ. Như vậy sau khi đạt cấp độ 4, có thể đảo gank ở đường rồng để phối hợp cùng cặp đôi đường dưới giao tranh sớm lấy lợi thế và kiểm soát rồng đầu của trận. Đây là lối di chuyển đi rừng rất phổ biến ở những bậc rank như Kim Cương, Tinh Anh hay Cao Thủ.
Nhiều game thủ cho rằng gank đường rồng sớm có nhiều lợi thế hơn so với 2 đường còn lại
Ngược lại, nhiều game thủ cũng cho rằng với những tướng cơ động và có khả năng dọn rừng tốt như Nakroth… thì sau khi đạt cấp độ 4 thì rồng vẫn chưa hề xuất hiện. Vì vậy đảo gank ở đường Ceasar cơ hội có mạng sẽ khá cao. Chưa kể đến việc có thể kiểm soát và ăn được “Dơi thủ vệ” cũng quan trọng không kém so với rồng nên gank top cũng là điều bình thường.
Video đang HOT
Một số khác lại cho rằng gank top và kiểm soát dơi cũng quan trọng không kém
Hai luồng ý kiến trên đều không sai, tuy nhiên cũng không đúng hoàn toàn. Thực tế mỗi trận đấu với chất tướng khác nhau, diễn biến khác nhau nên nếu lối di chuyển của tướng đi rừng nếu rập khuôn sẽ rất dễ để bắt bài.
Trong rank xếp hạng, game thủ cần phối hợp cùng đồng đội cũng như lối di chuyển phải thông minh để tạo ra những tình huống gank, phản gank bất ngờ từ đó tạo lợi thế cho bản thân lẫn đồng đội. Gank đường nào không quan trọng, điều quan trọng là những tình huống gank phải hiệu quả, tạo được lợi thế cho đồng đội. Đây chính là luồng ý kiến thứ 3 từ phía game thủ và đây cũng được xem là ý kiến chính xác nhất.
Trong các giải đấu, con dơi đầu trận luôn là điểm nóng giao tranh không kém gì hang rồng
Việc đạt cấp độ 4 và bắt đầu hành trình đi gank được đông đảo game thủ áp dụng. Tuy nhiên game thủ hoàn toàn có thể tạo ra những tình huống bất ngờ khi xuất hiện ở ngay cấp độ 2 và dễ dàng có mạng trong sự bất ngờ của đối thủ. Hoặc có thể cướp rừng đối phương và tạo lợi thế về mặt cấp độ từ sớm và tổ chức giao tranh, bắt lẻ.
Gank ở cấp 4 là điều mà nhiều người vẫn hay làm nhưng đây cũng là thời điểm mà đối thủ cảnh giác cao độ
Tạm kết: Việc đi gank của người đi rừng cần có sự tính toán cẩn thận cũng như phối hợp ăn ý từ đồng đội. Hãy nhớ rằng đi rừng là phải hỗ trợ đồng đội. Người đi rừng cần biết đọc tình huống và đoán kẻ địch đang làm gì, ở đâu, giấu side để tạo tình huống gank bất ngờ. Để trở thành 1 “best rừng” thì cần rất nhiều yếu tố, nhưng đầu tiên thì điều đầu tiên có lẽ là nên “ăn hành” thật nhiều để nhanh chóng tiến bộ.
Chỉ một thay đổi nhỏ của Huyết Đao đã khiến meta 10.9 của LMHT đảo lộn hoàn toàn như thế nào?
Chỉ một thay đổi nhỏ ở trang bị nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới toàn bộ meta LMHT 10.9.
Trong bản cập nhật 10.9, chỉ có một chút thay đổi nhỏ ở trang bị Huyết Đao nhưng nó đã làm thay đổi hoàn toàn meta một cách khó tin.
Cụ thể hơn về thay đổi của trang bị này, Huyết Đao sẽ được giảm giá tiền ghép đồ từ 1100 xuống 1000 vàng (tổng giá cũng vì thế mà giảm từ 3100 xuống 3000 vàng), đồng thời tăng từ 50 lên 55 sát thương vật lý. Nhưng sức mạnh nằm nằm ở những dòng nội tại, nó tăng lượng tốc đánh lớn nhất LMHT khi đạt cấp 18 (cộng 20-80% tốc độ đánh khi có 1 hoặc không có tướng địch gần đó), thích hợp cho việc đẩy lẻ và solo 1v1 tại đường đơn. Còn về ảnh hưởng của nó, có thể chia thành từng khu vực như sau:
Đường Trên
Nhờ được buff nhẹ hồi chiêu tại bản này, Gnar cũng vì thế mà được chọn nhiều hơn trước. Ngoài ra, các vị tướng có thiên hướng sát lực đẩy lẻ mạnh cũng được đem trở lại nhiều. Vì Huyết Đao giờ có thể đối đầu với lối chơi lên thẳng Gươm Của Vua Vô Danh của nhiều tướng, vậy nên sát lực cũng vì thế mà phổ biến hơn. Ngoài ra, Huyết Đao cũng không phải "trang bị mì ăn liền" dạng mạnh đầu trận và cuối trận thì phí slot đồ, bởi nó tăng % tốc độ đánh theo cấp độ người sở hữu nên càng late game càng mạnh.
Hiện tại, những vị tướng đi đường mạnh giai đoạn đầu được ưu tiên lựa chọn nhiều nhất, bởi mục tiêu lớn quan trọng nhất vào lúc đó chính là Sứ Giả Khe Nứt - thứ có thể húc tan trụ địch đem về rất nhiều tiền từ giáp trụ, cộng thêm lượng tầm nhìn quá lớn mà nó đem lại cho đội sở hữu.
Đi Rừng
Nhờ sự ảnh hưởng của Huyết Đao, những tướng đi rừng "ăn thịt" như Graves, Nocturne, Kayn,... cũng trở lại meta nhờ khả năng farm nhanh mà vẫn gank cực mạnh. Hơn nữa những tướng này cũng có thiên hướng giao tranh nhỏ lẻ 2-2 mạnh tại nửa trên bản đồ để tranh chấp Sứ Giả.
Còn về các tướng đi rừng "ăn cỏ", vì Trundle đang là hot pick nên các tướng đi rừng chống chịu vừa mạnh vừa khắc chế được Trundle như Zac, Nunu, Sejuani cũng được ưu ái chọn nhiều hơn trước.
Đường Giữa
Vì chiến thuật đẩy lẻ nhờ Huyết Đao được ưa chuộng, những tướng đường giữa có khả năng đi roam mạnh ở 2 đường kia sẽ được lựa chọn nhiều hơn cả. Điển hình là những tướng "chắc kèo" khi đi roam toàn bản đồ như Lissandra, Galio và Twisted Fate. Ngoài ra, một số tướng sát lực mạnh như Jayce cũng được đem trở lại rất nhiều.
Đường Dưới
Được chia làm 2 nhánh chính, trong đó nhánh đầu là những xạ thủ đa dụng như Varus hay Senna vẫn là hot pick của meta. Bởi lẽ 2 tướng này giúp triển khai mạnh chiến thuật 1-3-1, thường lên sát lực để tham gia vào những giao tranh chớp nhoáng chứ không dài lâu.
Thứ hai đó là những xạ thủ gây sát thương theo thời gian, rất nhiều người chơi đang đem Mưa Kiếm xuống đường dưới vì nó dùng để trade-hit (đổi máu) cực lời với đối thủ. Hơn nữa, nó cũng đem lại lợi thể khổng lồ trong những pha giao tranh tổng mà "nhấp nhả" liên tục, câu giờ cho người đi đường đơn đẩy trụ. Những xạ thủ đường dưới thường dùng Mưa Kiếm là Tristana, Draven và Kalista.
Hỗ Trợ
Khi các tướng đường đơn ưa chuộng lối chơi đẩy lẻ né giao tranh tổng, Nami bỗng trở thành tướng hỗ trợ siêu hot khi đáp ứng đủ thứ mà đồng đội cần. Từ khả năng buff máu khi trade-hit nhanh bằng Mưa Kiếm tại đường dưới, buff sát thương cũng như tốc độ di chuyển cho đồng đội tiếp cận đối thủ. Sau cùng là khống chế cứng ở tầm cực xa, có thể kết hợp hoàn hảo giữa R và Q.
Amllort
Những 'chuyên gia phá hoại' trong LMHT, gây ức chế tột độ cho đối thủ nhờ khả năng phá vỡ đội hình địch "Những kẻ phá phách" nổi tiếng trong LMHT này sẽ tạo đột biến trong giao tranh tổng, đẩy kẻ địch vào thế bị động. Trong LMHT có những tướng có khả năng giao tranh tổng 5v5 cực mạnh như Ornn, Varus, Ngộ Không,... vậy nên nhiều đội hình phải sử dụng chiến thuật đẩy lẻ để né giao tranh tổng. Ngoài ra, cũng...