“Dị nhân” hàng chục năm chỉ sống bằng mỳ tôm
Mỳ tôm không phải là một món khoái khẩu của cụ, chỉ vì ngoài thứ thực phẩm ấy ra , bụng cụ không “chịu” được thứ nào khác.
Cụ cũng muốn ăn cơm, ăn cháo bình thường như mọi người. Bởi theo nhẩm tính, có khi số tiền mua mỳ tôm ăn, nếu tiết kiệm cụ có thể nuôi được năm, sáu người cháu của mình ăn học nên người.
Cụ Ấu bên những thùng mì tôm dự trữ
Hàng chục năm chỉ ăn duy nhất… mỳ tôm
Mỳ tôm là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng để ăn thay cơm như cụ Bùi Ngọc Ấu (SN 1934) ở xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang suốt từ năm 1980 đến nay thì quả là chuyện lạ. Ở làng này, nhiều người gọi cụ là Ấu “mỳ tôm” vì “thành tích” ăn mỳ tôm trong suốt mấy chục năm.
Lúc chúng tôi đến, chỉ có một mình cụ Nguyễn Thị Phú, vợ của cụ Ấu ở nhà. Cụ Phú bảo: “Ông lão nhà tôi vừa đi ra ngoài cánh đồng để lấy rau về cho gà. Các chú đợi một lúc, ông ấy về”.
Cụ bà tóc bạc trắng, nhưng vẫn còn nhanh nhẹn và minh mẫn so với tuổi 80 rất nhiều. Tôi hỏi cụ: “Ông cháu mấy chục năm ăn mỳ, còn bà cháu thì sao?”. Cụ cười: “Ông ấy ăn mỳ bao nhiêu năm thì tôi ăn cháo từng ấy năm. Bắt đầu từ lúc ông bị đau dạ dày. Ông không ăn được cơm, chỉ húp được ít cháo loãng cầm hơi, cho đến khi không ăn được cháo, chuyển hẳn sang ăn mỳ tôm nhưng tôi vẫn giữ thói quen cũ, ngày nào cũng nấu một ít cháo hoa để ông ấy ăn thêm vài thìa cho đỡ xót ruột. Ông ấy cũng không ăn, thành ra lại một mình tôi phải ăn hết nồi cháo ấy”. Cũng vì vậy mà ở làng Hồ Lương, nếu cụ Ấu được phong danh là “vua mỳ tôm” thì cụ Phú được cho là “bà cháo”.
Cụ Ấu về. Khác nhiều so với những gì chúng tôi mường tượng ban đầu, dáng người nhỏ nhắn, tưởng ở tuổi cụ thì nếu không chống gậy cũng bước thấp bước cao, nhưng đằng này cụ lại đi xe đạp, từng vòng đạp vẫn đều và chắc chắn lắm.
“Ở làng này, vào tầm tuổi như ông nhà tôi không ai còn được khỏe mạnh như vậy đâu. Ông vẫn làm Hội trưởng Hội Người cao tuổi của làng, vẫn đi họp, đi hội nghị dưới xã đều đều. Mọi việc trong nhà như cám bã cho lợn gà đến hơn hai sào lúa ngoài đồng đều một tay ông ấy làm tất”, cụ Phú cho biết.
Nghe kể, cụ Ấu người ở đất Hải Dương, chuyển về đất Hồ Lương sinh sống đến giờ cũng ngót một đời người. “Tôi có bốn người anh em nhưng đều đã mất tất cả rồi. Lúc mọi người còn sống cũng không ai ăn mỳ tôm giống tôi cả”, cụ Ấu cho biết.
Video đang HOT
Theo cụ Ấu cho biết, từ bé đến lớn sức khỏe cụ rất tốt, không hề biết đau ốm là gì và cụ cũng không biết mùi vị, hay một sợi mỳ tôm là gì cả, mãi đến khi bị bệnh đau dạ dày. Lúc ấy cụ Ấu ngoài 20 tuổi, mới lập gia đình. Bà Phú vội vàng đưa chồng đi ra trạm xá xã rồi chuyển lên bệnh viện đa khoa của huyện. Bệnh viện kết luận cụ bị đau dạ dày rồi cho thuốc về uống. Tuy nhiên, cụ uống thuốc tây mãi cũng không thấy bệnh tình thuyên giảm.
Đúng lúc ấy thì có người nhà bệnh nhân cùng cảnh giới thiệu cho cụ một bài thuốc dân gian của ông thầy trên phố Hàng Than (Hà Nội) rất hiệu nghiệm. Những vị thuốc bắc kết hợp với bột nghệ vàng được tán thành bột nhồi trong ống tre lại làm giảm những cơn đau quằn quại trong bụng cụ.
“Thế là từ đấy tôi bỏ luôn thuốc tây, chuyển sang dùng bài thuốc đông y của ông thầy lang này. Phải đến 10 năm như vậy tôi mới khỏi bệnh dạ dày”, cụ Ấu nhớ lại.
Khi bài thuốc tán trong ống tre hợp với bệnh tình thì lại xảy ra một “biến chứng” khác khiến cụ Ấu phải lao tâm khổ tứ. “Qua mấy tháng uống thuốc, hễ ăn cơm vào là tôi lại bị chướng bụng, đầy hơi, trong người lúc nào cũng rạo rực khó chịu. Còn nếu ăn nhiều thì y như rằng bụng lại đau quặn lên như trước. Vì thế mà tôi không dám động đến một hạt cơm. Vợ tôi thấy vậy nấu cháo cho tôi ăn, nhưng cũng chỉ được một thời gian ngắn là tôi lại thấy tức bụng, nôn nao trong người, những cơn đau dạ dày lại quay lại”, cụ kể tiếp.
Theo cụ Ấu cho biết, từ cháo đến cơm cụ đều không ăn được. Kinh tế gia đình vốn đã thiếu thốn, kể từ lúc cụ ốm đau thì lại càng thêm kiệt quệ. Mẹ cụ Ấu vì lo lắng nên mất ăn, mất ngủ người cũng gầy rạc đi, bà vừa pha mỳ mà vừa ứa nước mắt cầu trời hy vọng. Lạ thay, vừa ngửi mùi thơm của gói mỳ, cái bụng đói meo của cụ như nổi sóng, thèm ăn. Cụ bắt đầu ăn mỳ tôm từ đận ấy.
Biết bụng cụ Ấu đã “chịu” được mỳ tôm, cả gia đình ai cũng vui mừng. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nỗi lo khác. Theo cụ Ấu cho biết, lúc ấy nước mình mới kháng chiến chống pháp thành công, mỳ tôm chỉ phổ biến ở miền Nam, còn miền Bắc thì rất hiếm. Để mua được một gói mỳ tôm là điều không đơn giản.
“Mỳ tôm bấy giờ chỉ có một loại, đó là mỳ sợi (chỉ có một sợi dài cuộn lại – PV), thường dùng phục vụ trong quân đội. Ở các cửa hàng phân phối thực phẩm không bán, phải mua lại từ những người trong Nam mang ra với giá rất cao. Mãi sau này cửa hàng phân phối thực phẩm mới bán, nhưng là mỳ vụn chứ không phải mỳ tôm gói như bây giờ” – vợ cụ Ấu kể.
Mì tôm đã theo cụ hơn nửa cuộc đời
Tiền mua mỳ có thể nuôi được con cháu ăn học nên người
Nhưng cũng lạ một điều là, dù ăn mỳ tôm thay cơm nhưng cụ Ấu vẫn khỏe mạnh, làm việc bình thường như mọi người. Cụ kể, cách đây gần 20 năm, khi đi làm thợ xây cho một gia đình ở thôn bên cạnh, thấy cụ chỉ ăn mỳ tôm và còn nói là ăn mỳ thay cơm, có người không tin bèn thách cụ ăn mỳ tôm liền nửa tháng không động đến một hạt cơm nào mà vẫn làm việc bình thường thì sẽ biếu cụ chục thùng mỳ. Cụ đã nhận lời thách đấu và trong nửa tháng ấy, cụ đã ăn toàn mỳ tôm mà vẫn làm việc bình thường.
Mỗi sáng cụ bà dậy sớm đun cho chồng một phích nước để cụ ông pha mỳ. Tâm sự với người viết, cụ bảo, tính ra thì mỳ tôm đắt hơn cả gạo. Nhưng giờ ngoài mỳ không ăn được những thứ khác nên đành bấm bụng mà mua.
Theo cụ thì cho biết, tất cả các loại mỳ tôm cụ đều đã ăn qua. “Mỗi ngày tôi ăn hết ba gói mỳ, tính ra 1 hộp mỳ ăn được có 10 ngày, một tháng ăn hết gần ba trăm nghìn đồng tiền mỳ. Trước đây, tôi hay mua từng thùng một, hết thùng này đến thùng khác, nhưng giờ mỳ đắt quá, tôi chỉ mua mỳ vụn cho tiết kiệm vì mỳ vụn chỉ có 15 nghìn đồng/kg”, cụ Ấu thật thà kể.
Cụ Ấu sinh được sáu người con trai, nhưng từ năm 2005 nay, bốn người đã chết vì tai nạn giao thông. “Cuối tháng 5/2005, hai người con tôi là Bùi Ngọc Trường, Bùi Ngọc Giang về quê Hải Dương chơi. Khi từ dưới quê lên thì bị tai nạn giao thông cách nhà có 15km, hai đứa đều đi luôn một ngày. Hai thằng em của Trường và Giang là Hồng và Nam thì cũng bị người ta say rượu lái xe đâm chết sau đó khoảng 3 năm”, những đám táng liên tiếp ập đến gia đình “vua mỳ”.
Cụ Ấu bảo, lúc bị tai nạn, Trường với Giang đang ôm hai hộp mỳ. Vụ tai nạn khiến mỳ bắn tung tóe và thấm ướt máu hai người con trai của cụ. Mỗi lần ăn mỳ là những ký ức không vui ấy lại hiện về. Cảnh đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, hai cụ đau đớn đến đứt từng khúc ruột.
Điều khiến “vua mỳ” khổ tâm nhất chính là những đứa cháu sớm mồ côi cha, phải chịu nhiều thiếu thốn, thiệt thòi. “Cả bốn đứa mất khi các con của chúng nó đều còn rất nhỏ. Thằng Hồng mất, mẹ nó đưa hai cháu vào Nam làm công nhân, đến Tết mới về.
Còn cháu Bùi Thị Yến, con gái cả thằng Trường, thi đỗ Đại học Luật Hà Nội, đi học được một tháng thì phải bỏ vì không có tiền đóng học phí”, cụ ông trải lòng mình. Tính đến nay, cũng không biết là cụ đã ăn bao nhiêu mỳ tôm. Giọng cụ trầm buồn, bảo: “Số tiền mua mỳ tôi từng ăn, nếu để tiết kiệm có khi tôi đã nuôi được năm đến sáu đứa cháu ăn học đàng hoàng”
Theo Nguồn tổng hợp
Bộ tranh khác biệt giữa sinh viên năm nhất và năm cuối: Từ "cừu non" ngây thơ hoá thành "cáo già" không sợ trời đất
Sự tiến hoá từ năm 1 đến năm 4 của sinh viên đại học có lẽ câu chuyện cừu hoá cáo viết mãi chẳng bao giờ hết.
Chân ướt chân ráo vào đại học, các tân sinh viên thường tràn đầy hứng khởi và giữ trong mình nhiều viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống màu hồng phía trước. Khi ấy, các bạn trẻ vẫn còn "sợ đông sợ tây", lo lắng chuyện học hành, sợ chuyện điểm danh, chăm chỉ cày cuốc trước khi kiểm tra. Nhưng những "chú cừu non" ấy có lẽ chẳng biết rằng đây chỉ là những bước đệm đầu tiên trên con đường tiến hoá thành những "con cáo già" trái ngược hoàn toàn, không sợ trời chẳng sợ đất ở giai đoạn cuối đời sinh viên.
Hãy cùng điểm lại quá trình biến đổi từ cừu thành cáo ấy qua những bức dưới đây để xem bạn có tìm thấy bản thân mình trong đấy không nhé!
Năm 1 lúc nào cũng đi học đầy đủ, chăm chăm đợi thầy cô gọi đến tên mình để tự hào dõng dạc hô thật to "có ạ". Năm 2 năm 3 tinh thần ấy bắt đầu sụt giảm dần để rồi đến năm 4 thì bốc hơi hoàn toàn không dấu vết như chưa từng tồn tại trên đời
Ngày xưa 1 tuần trước khi thi là lo sốt vó lên rồi, tay lúc nào cũng cầm sách cầm vở mà lầm rầm tụng suốt cả ngày. Thế rồi con số "1 tuần" ấy dần chuyển thành "1 ngày", "1 buổi sáng" và đỉnh điểm là khi nó quay lại còn số "1 tuần", thế nhưng lại là... thi 1 tuần rồi mới phát hiện ra
Năm 1 vẫn còn tự nấu nướng đầy đủ rau dưa thịt cá để bồi bổ cơ thể, rồi năm 2 là bắt đầu lười dần chuyển sang "đóng họ" ở căng tin, đến năm 3, năm 4 thì chỉ có mỳ tôm mới là lẽ sống độc tôn và duy nhất trong cuộc đời sinh viên
Những cô cậu tân sinh viên lúc nào cũng hứng khởi và quảng giao, cảm thấy anh em bốn bể đều là nhà. Thế nhưng thời gian như lưỡi dao bào mòn đức tính tốt ấy, đến năm 3 gặp người quen chỉ muốn lướt qua thật nhanh khỏi xã giao phiền phức để còn về phòng ngủ nghỉ. Để rồi năm 4 ra được trường rồi thì tiếp tục tay bắt mặt mừng anh em bốn bể "lại" là nhà
Ngày xưa mới bước vào căng tin còn chê thứ này sợ thứ kia, càng về sau càng nghiệm ra 1 chân lý: có cái mà ăn là tốt lắm rồi
Chân ướt chân ráo bước vào đại học, các tân sinh viên cả trai lẫn gái hầu như đều ôm trong mình sự hy vọng về một mối tình thanh xuân vườn trường như trong ngôn tình, để rồi khi ngày dài tháng rộng trôi qua họ mới nhận ra rằng ngôn tình thì dĩ nhiên chẳng có, thế nhưng hoá ra mảnh tình vắt vai cũng chẳng tồn tại luôn
Theo Helino
Sự thật về mỳ tôm 100k mắc nhất việt nam QUÁ KINH KHỦNG!!! Chỉ tô mỳ tôm thôi mà tận 100k à??? Ôi trời ơi... Người Hàn lần đầu ăn mì gói 100k ở quán Bún nước cô Huyền. Theo Youtube