Đi ngắm hoa anh đào, đừng quên trải nghiệm ẩm thực Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản, bên cạnh sự nổi tiếng trong cách trình bày và chế biến món ăn thanh giản, tinh tế, từng vùng miền còn sở hữu những đặc trưng riêng.
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản vốn nổi tiếng bởi sử thanh giản và tinh tế trong cách chế biến, trình bày món ăn, không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tự nhiên của các nguyên liệu chế biến. Hơn thế, ẩm thực Nhật Bản còn giàu có và đa dạng, mỗi vùng miền lại sở hữu những món ăn và phương pháp nấu nướng đặc trưng.
“Set kèo” đi ngắm hoa anh đào và thử ngay những món ăn đặc sản trong sổ tay ẩm thực Nhật Bản sau đây nhé!
TAKOYAKI Ở OSAKA
Ảnh: Sean Pavone
Được biết đến với tên gọi “nhà bếp của quốc gia”, Osaka là nơi có vô số món ăn đường phố ngon miệng và trong số đó, được yêu thích nhất là takoyaki.
Theo tiếng Nhật, “tako” là “ bạch tuộc”, “yaki” là “nướng”, Takoyaki là một loại bánh nướng được làm bằng bột mì chiên giòn với phần nhân gồm trứng gà, hành chua, gừng chua, bắp cải và quan trọng nhất là bạch tuộc.
Ngày nay, món bánh nhân bạch tuộc này được bán khắp nơi trên Nhật Bản và có mặt trong cả những cửa hàng tiện lợi. Tuy vậy, Dotonbori – một quận ven sông – được cho là có bánh Takoyaki ngon nhất.
KYO-KAISEKI Ở KYOTO
Ảnh: JNTO
Dù thành phố Kyoto vô cùng hiện đại nhưng vẫn rất trân trọng những nét đẹp truyền thống từ xa xưa. Kyo-kaiseki đặc trưng của Kyoto là một món ăn hiện thân của Washoku hay ẩm thực Nhật Bản truyền thống.
Kyo-kaiseki là một bữa ăn theo kiểu tiệc bao gồm nhiều phần thức ăn nhỏ được phục vụ trên các đĩa riêng biệt, với các món ăn được làm từ hải sản của địa phương, gạo và các loại rau tùy theo mùa. Đây từng là bàn tiệc được phục vụ trong triều đình nên khá trang trọng.
NIGIRI-SUSHI Ở TOKYO
Ảnh: Pexels
Tokyo là nơi khai sinh của món ăn Nhật Bản dễ nhận biết nhất – món sushi nigiri.
Sushi nigiri là loại sushi chỉ gồm một lát cá sống với lớp đế là cơm. Đây là phiên bản sushi “nhỏ gọn” được chuẩn bị như một món ăn nhanh của địa phương thời Edo thế kỷ 19. Ngày nay, món ăn trở nên phổ biến trên toàn thế giới sau khi được giới thiệu ở Mỹ vào những năm 1960.
Chợ cá Tsukiji là nơi bạn có thể thưởng thức sushi nigari tươi ngon nhất trong thành phố.
BÁNH LÁ PHONG MONIJI MANJI Ở MIYAJIMA
Ảnh: ILYA GENKIN
Thành phố Miyajima xinh đẹp là quê hương của một trong những món ăn nhẹ nổi tiếng nhất của ẩm thực Nhật Bản, momiji manju. Momiji trong tiếng Nhật có nghĩa là “lá phong” và đó cũng là bắt nguồn cho hình dáng của chiếc bánh này. Bánh momiji manju vốn được tạo ra để ton vinh vẻ đẹp mùa Thu của người dân địa phương.
Video đang HOT
Nếu được chế biến theo kiểu truyền thống, nhân bánh sẽ thường làm từ bột đậu đỏ phên đường. Sau này, người ta khiến bánh lá phong trở nên đa dạng hơn với nhiều loại nhân khác nhau như trà xanh, sô cô la và custard.
OKONOMIYAKI Ở HIROSHIMA
Ảnh: Lucas Vallecillos
Okonomiyaki là một món ăn “quốc dân”, được nhắc đến nhiều trong ẩm thực Nhật Bản. Thành phố Hiroshima đã tạo ra phiên bản riêng, có biệt danh là Hiroshima-yaki. Bắp cải, bột và thịt lợn là các thành phần chính của món ăn này, khi nấu sẽ được trộn với nhau và sau đó nướng trên bếp. Tuy nhiên, trong phong cách Hiroshima, các lớp nguyên liệu được xếp thành tầng theo hình tòa tháp, khá thú vị.
Mọi người từ khắp nơi trên đất nước thường đặc biệt ghé thăm Hiroshima để thương thức Okonomiyaki phiên bản độc nhất này. Thậm chí, ở Hiroshima, người ta còn xây những khu phức hợp ăn uống dành riêng cho món ăn này.
HACHINOKO Ở TSUMAGO
Ảnh: merec0
Thời Edo, Tsumago là nơi du khách nghỉ ngơi sau khi đi bộ từ Kyoto đến Tokyo trên tuyến đường Nakasendo. Du khách đặt chân đến thị trấn này đều bị cuốn hút vào kiến trúc Edo cổ kính nay vẫn còn được bảo tồn rất tốt. Bên cạnh đó, món ăn địa phương khác thường – Hachinoko – cũng chính là điều khiến cho chuyến đi trở nên đáng nhớ. Hachinoko là ấu trùng ong bắp cày ướp trong đường và nước tương, có thể ăn riêng hoặc ăn với cơm. Nếu có thể vượt qua cảm giác lạ lẫm với nguyên liệu chính đặc biệt của món ăn này, bạn sẽ thấy món này ăn rất ngọt, giòn và thú vị.
Tuy nhiên, nó cũng khá đắt, vì ấu trùng rất hiếm và cực kỳ khó thu hoạch.
SANZOKU-YAKI Ở MATSUMOTO
Ảnh: goodlucktripjapan
Thị trấn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử – Matsumoto – là quê hương của sanzoku-yaki, dịch sát nghĩa là “gà kiểu núi băng”. Món ăn này thường được bán trong các lễ hội hay các izakaya (quầy bar nhỏ) tại thị trấn.
Nguyên liệu chính là đùi gà sẽ được ướp cẩn thận sau đó đem đi chiên giòn. Cảm giác khá giống món gà karaage – món gà rán đặc trưng của Nhật Bản – nhưng lại giòn hơn nhiều. Đặc biệt, “gà kiểu núi băng” chỉ được bán tại Matsumoto.
GOHEI MOCHI Ở TAKAYAMA
Ảnh: Nuamfolio
Chuyến đi đến thị trấn lễ hội Takayama sẽ không trọn vẹn nếu bạn không dừng lại để thử món ăn nhẹ gohei mochi tại các quầy hàng vỉa hè.
Món bánh ngọt này được làm bằng gạo trắng giã thành bánh xiên, phủ trong nước sốt mè ngọt và nướng, thường được dùng làm lễ vật trong đền.
Bạn có thể thử gohei mochi tại di tích lịch sử Fukutaro vì ở đây các chủ quán làm món ăn bằng chính gạo tự trồng trong ruộng lúa của gia đình.
SHINSHU SOBA Ở NAGANO
Ảnh: Wikicommons
Món ăn nổi tiếng nhất ở Nagano là Shinshu soba, một loại mì được làm từ kiều mạch. Địa hình đồi núi của thành phố là môi trường hoàn hảo để trồng kiều mạch, với đất tương đối màu mỡ, khiến cho từng hạt kiều mạch đậm vị của đất.
Thưởng thức Shinshu soba theo kiểu truyền thống là nhúng mì soba đã làm lạnh hay nguội với nước sốt dashi.
MÌ RAMEN BƠ NGÔ CỦA SAPPORO
Ảnh: Joanna
Mùa Đông ở Sapporo – trung tâm tỉnh Hokkaido – thường rất lạnh. Nhưng may mắn thay, người dân địa phương đã tạo ra một số cách để chống lại cái lạnh và một trong số đó chính là thưởng thước những bát ramen bơ ngô nóng.
Mặc dù món ăn này khó tìm thấy ở các khu vực khác, công thức của món lại có mặt ở khắp nơi tại Sapporo và các khu vực lân cận.
Bạn có thể đến khu phố đêm Susukino và đi bộ xuống con hẻm ramen Ramen Yokocho và sẽ dễ dàng tìm được một nhà hàng phục vụ món ăn ấm áp, đầy đủ dinh dưỡng này.
Theo elle.vn
Khám phá ngôi chợ hơn 400 năm tuổi được mệnh danh là "căn bếp" của người dân Kyoto ở Nhật Bản
Nhật Bản, Kyoto có chợ Nishiki đã hơn 400 tuổi, được mệnh danh là căn bếp của Kyoto. Nếu bao giờ có dịp ghé chơi thì bạn không nên bỏ qua những món ăn sau đây đâu nhé!
Được mệnh danh là "căn bếp" của Kyoto, chợ Nishiki sở hữu bề dày lịch sử hình thành hơn 400 năm. Trước kia, tại đây có nguồn nước ngầm dự trữ để giữ độ tươi cho cá, nhằm cung cấp cho cung điện. Đến thời Edo, nơi đây phát triển hơn và trở thành chợ cá và chợ Nishiki ra đời từ đó.
Tại sao Nishiki được mệnh danh là "căn bếp" của Kyoto? Câu trả lời rất đơn giản: Từ các mặt hàng thực phẩm, hải sản tươi sống, nông sản, đồ ăn nhanh, gia vị hay vật dụng nhà bếp, nơi đây có tất cả mọi thứ bạn cần, như khi bạn bước vào căn bếp của nhà mình vậy. Ngày nay, chợ lớn Nishiki rất nổi tiếng ở Kyoto và được mọi người dân hay khách du lịch yêu thích. Nếu có bao giờ ghé thăm Kyoto, đừng quên ghé qua "căn bếp" lớn hơn 400 năm tuổi này để mua sắm và tham quan nhé!
Được gọi là căn bếp của Kyoto vì nơi đây có tất cả mọi thứ mà bạn cần.
Nishiki là một khu chợ lớn, do đó khi muốn khám phá nơi này một cách triệt để, không gì bằng việc sử dụng cả thị giác lẫn vị giác: chỉ "nhìn" thôi thì chưa đủ, bạn còn phải "nếm" nữa. Có hàng loạt các cửa hàng phục vụ đồ ăn thử cho khách tham quan, là cơ hội để bạn có thể vừa tham quan vừa nếm thử các món ăn đặc sắc tại đây. Dưới đây là một số món ăn nhẹ tốt nhất nên thử:
Bánh cá Nhật
Bánh cá là một món ăn nhẹ truyền thống ở Nhật Bản và trên khắp châu Á. Bánh làm từ bột cá nhào trộn với bột mì và được chiên ngập dầu. Món bánh này có nhiều hương vị cho bạn lựa chọn, từ vị phô mai cho đến vị mochi.
Nước ép bưởi
Không chỉ có đồ ăn, thức uống ở đây cũng vô cùng phong phú. Trong cái nóng oi ả của mùa hè, một ly nước ép bưởi tươi mát thực sự là "vị cứu tinh", và chẳng có thức uống nào trong máy bán hàng tư động có thể sánh bằng. Tại một trong những quầy hàng nhỏ gần đền Nishiki, sẽ không khó để bắt gặp cả "núi" bưởi hiện diện ngay đó. Đặc biệt, bạn sẽ được uống nước ép bưởi ngay từ... quả bưởi. Đây là một đặc sản đặc biệt của chợ Nishiki nên nhất định phải thử đấy.
Mochi
Từ siêu thị cho đến các quầy hàng trên đường phố, bánh mochi có thể được tìm thấy ở mọi nơi trên đất nước mặt trời mọc. Mochi có "hằng hà sa số" loại mà bạn nên nếm thử. Đều tiên là mochi ngọt, mềm được phủ một lớp bột kinako(bột đậu nành nướng ngọt) có vị giống như đậu phộng. Tiếp đến là dango (một loại bánh trôi của Nhật Bản được làm từ bột nếp như bánh mocha) thườngđược rưới nước tương ngọt hoặc mặn. Ngoài ra còn có sakura mocha với lớp bánh màu hồng được gói bằng lá, màu trắng thì là kashiwa mocha nhân đậu đỏ, được bọc trong một chiếc lá sồi.
Senbei
Là một loại bánh gạo giòn được kết hợp với nhiều hương vị khác nhau. Với nhiều lựa chọn như senbei rưới nước tương, senbei vị mận đường, vị miso và muối.
Tsukemono: rau ngâm
Đây là một món ăn phụ có lịch sử hàng thế kỷ tại Nhật Bản, những loại rau ngâm này được bán theo thùng và khay, được ngâm trong nước muối và cám gạo. Tsukemono đậm vị và có màu sắc tươi sáng, thường được dùng để trang trí cho các món ăn.
Có hai loại tsukemono: Dưa ngắn ngâm trong vòng một đêm và một loại dài hơn, ngâm bằng miso, muối, nước tương hoặc cám gạo. Một số loại nổi tiếng phải kể đến là củ cải (senmaizuke), lá củ cải với tía tô đỏ (suguki), cà tím và dưa chuột (shibazuke).
Đậu phụ tươi
Kyoto là quê hương của đậu phụ nên sẽ thật sai sót nếu rời đi mà không mua một ít đậu phụ. Món này thường xuất hiện trong các bữa ăn "kaiseki", là món chính trong bữa ăn chay của trường phái Shojin Ryori (ẩm thực Phật Giáo Nhật Bản), được làm từ đậu nành với nhiều hình dạng. Nếu có dịp ghé thăm chợ Nishiki, hãy thử qua những miếng đậu phụ mỏng, đậu phụ chiên hoặc đậu phụ atsu-age dày dặn. Ngoài ra, các loại đậu phụ oboro, đậu phụ mềm hoặc đậu phụ nướng yaki đều có nét quyến rũ riêng. Tại chợ Nishiki, bạn có thể thấy những khay đậu phụ tươi có thể ăn liền hoặc mang về nhà cho bữa tối.
Kyoyasai: rau Kyoto
Rau Kyoyasai (Kyo là "kyoto" còn yasai là "rau"), rau trồng ở vùng Kyoto rấtrất được ưa chuộng vì chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ so với các loại rau khác. Tại Nhật có 41 loại rau truyền thống. Với hình dạng khác lạ, vị nồng và màu sắc tươi sáng, những loại rau này được xem là đặc sản của Kyoto và thường là món "trọng tâm" trong những bữa ăn chay trong tỉnh. Vì được trồng từ thời Edo, nên loại rau này được đánh giá cao và có sự khác biệt đáng chú ý. Ví dụ: cà tím Kamo có màu tím đậm và tròn, đặc biệt ngon khi nướng. Kyo Takeoko là một loại tre được trồng bằng tay, có vị ngọt, những chồi tươi của nó có thể ăn được hoặc ngâm trong nước sốt giấm-miso.
Wagashi
Được xem là một phần của trà đạo, Wagashi là đồ ngọt truyền thống của Nhật Bản tượng trưng cho các mùa hoặc các yếu tố của thiên nhiên. Có 2 loại Wagashi đặc trưng là mochi và anko (bột đậu đỏ vị ngọt), thường được làm từ các thành phần thực vật và được chế biến một cách tinh tế. Kyoto là trung tâm của trà đạo Nhật Bản, nơi tốt nhất để thử Wagashi hoặc mua về làm quà.
Furikake: Gia vị rắc lên cơm
Được làm bằng hỗn hợp rong biển khô, đường, muối, ớt, hạt vừng, cá khô, miso khô và vảy cá khô, mỗi gói furikake đối với du khách là một món quà lưu niệm tuyệt vời để mang về nhà. Đây là món gia vị vô cùng tiện lợi mà hầu như người Nhật nào cũng phải có trong nhà, bởi nó có thể kết hợp với hầu hết các món ăn. Khi không có gì để ăn, người Nhật còn rắc cả furikake lên cơm trắng và ăn rất ngon lành đấy.
Theo tri thức trẻ
Nghèo tài nguyên nhưng ẩm thực Nhật Bản vẫn toả sáng, trở thành đất nước có nhiều Michelin nhất là vì sao? Mottanaii - tinh thần không bỏ phí thức ăn là động lực đằng sau sự phát triển rực rỡ của ẩm thực Nhật Bản. Trứng gà Nhật Bản có gì "thần thánh" mà lại có loại lên đến 100k/quả? Tháng ba sang, mùa lễ hội xuân ở Nhật Bản có thật nhiều những món ăn đẹp đến "nao lòng" Không đâu như Nhật...