Đi làm bị lộ lương, cựu sinh viên NEU áp lực “đè đầu” nhưng vẫn hài lòng với mức lương 7 triệu, vị trí trợ lý giám đốc
Đã không ít người bị lộ lương và sau đó, phải chịu đựng sự dè bỉu, mỉa mai cũng như những ánh mắt nhòm ngó của những người xung quanh. Giải pháp tốt nhất là hãy im lặng và chỉ tập trung vào chính bản thân để trở thành một phiên bản tốt hơn.
Tiền lương là một vấn đề vô cùng nhạy cảm, nó đánh vào nhu cầu và mục đích trực tiếp của người lao động. Chính vì thế, nếu vô tình bị lộ mức lương thì người sở hữu mức lương đó, dù giá trị thế nào, cũng có cảm giác không được thoải mái cho lắm.
Bạn làm công việc nào, bạn sẽ hiểu được mình học được những gì nhưng những người chỉ nhìn về vị trí hay thu nhập sẽ chỉ đánh giá phiến diện. Nhưng chính những đánh giá đó lại vô tình làm tổn thương bạn vì người ngoài nghĩ rằng “lời nói gió bay”, nói một lần là xong.
Cựu sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân trong câu chuyện dưới đây, vì một lần lỡ “khui” ra với bạn thân mà sau đó đã phải chịu đựng sự dè bỉu, mỉa mai của những người không hiểu chuyện. Nắm giữ vị trí trợ lý giám đốc, mức lương nhận về mỗi tháng là 7 triệu, cô bạn hài lòng với những gì mình học được nhưng những người xung quanh lại chỉ chỉ trích về mỗi mức lương mà thôi.
“Đã ai từng cảm thấy áp lực vì bị lộ mức lương chưa?
Chào mọi người, mình K56, mình là nữ, ra trường đã được gần 2 năm. Tính mình tự lập không muốn dựa dẫm vào gia đình, bố mẹ nên cứ đi làm, lương có bao nhiêu nhận bấy nhiêu nhưng từ lúc bị lộ, mình bị nói rất nhiều, những câu nói như những chiếc kim đang dần làm đau mình…
“Gì? Học Kinh tế Quốc dân ra trường 2 năm mà đi làm được lương 7 triệu, còn chẳng bằng học việc.”
“Nhà có bao nhiêu việc không làm, đi làm trên đó lương có 7 triệu mà cũng làm, đúng dở hơi.”
“Lương có 7 triệu à? Không ngờ đấy, tưởng phải mười mấy triệu cơ.”
“7 triệu sống ở Hà Nội sao đủ? Chắc lại xin tiền bố mẹ nữa à?”
“Làm thế mà có 7 triệu.”
“7 triệu mà cũng làm, học hành tử tế, đủ bằng cấp chứng chỉ mà có 7 triệu?”
“Trợ lý giám đốc mà có 7 triệu à? Tưởng phải 70 triệu.”
…
Mọi người nói là trợ lý giám đốc sao có 7 triệu, đơn giản chỉ là 1 dự án startup nhỏ, dự án này chỉ có gần 20 người làm, mình là trợ lý nên lương chỉ vậy thôi nhưng mình học được rất nhiều điều, được trải nghiệm nhiều, gặp nhiều tình huống chưa bao giờ gặp, được làm những việc mà mình chưa bao giờ nghĩ tới là sẽ làm tới, gặp những người mình cũng nghĩ chưa bao giờ gặp…
Nhưng thật sự, mình áp lực lắm, nguyên nhân đơn giản là do 1 lần tâm sự với bạn thân, mình lộ mức lương, từ ấy tất cả mọi người đều biết và việc nhà mình có điều kiện nên mọi người áp đặt à nhà có điều kiện thì phải làm lương cao, phải giàu, phải thế này thế kia. Có quá nhiều lý do mà người khác không phải là mình, họ sẽ không hiểu tại sao mình chấp nhận mức lương như vậy.
Nay đọc được bài viết áp lực phải xin nghỉ vì lộ lương thấy giống mình. Nhiều lúc muốn từ bỏ lắm nhưng mình cũng tin bản thân mình sẽ vượt qua được những khó khăn, những áp lực ấy. Mình rất thích một câu nói đó là “muốn ngồi ở một vị trí không ai ngồi được thì phải chịu những cảm giác không ai chịu được”. Mình tin, mình sẽ vượt qua. Chỉ là đôi lúc cảm thấy vậy thôi…”.
Trước đó, một nữ nhân viên văn phòng bị lộ mức lương, stress quá đã phải xin nghỉ việc. Trường hợp của nữ nhân viên này bị lộ lương là do trưởng phòng tiết lộ mặc dù công ty không có chế độ công khai lương nhân viên.
Mất niềm tin vào cấp trên và cảm thấy mình mắc kẹt trong sự nhòm ngó, soi xét của các nhân viên khác, nữ nhân viên chấp nhận đệ đơn xin nghỉ việc dù hoàn cảnh xin việc mới khá khó khăn trong giai đoạn Covid-19 căng thẳng leo thang.
“Mùa covid vừa qua, mình vừa bị mất việc, tới nay là được 2 tháng rồi. Mình bị đẩy ra không phải vì công ty khó khăn mà là vì mất lòng trưởng phòng và thân tín của trưởng phòng.
Chuyện là phòng mình là phòng digital của công ty tài chính, mình đảm nhận vị trí Trưởng bộ phận sáng tạo. Khi nhận vị trí này, mình rất vui và nghĩ là sẽ cố gắng hết mình, chừng nào đuổi mới đi. Với suy nghĩ đó, mình đã miệt mài, ngu ngơ làm việc ở đó mà không hề hay biết là mình đã bị public lương cho cả phòng ngay từ ngày mình mới deal lương xong. Và thật bất ngờ, người public lương mình không ai khác là trưởng phòng. Mình biết được chuyện này trong một lần đi ăn trưa với các bạn trong phòng, lúc đó một bạn đã vô tình nói rằng: “Lương trong phòng ai bao nhiêu đều biết hết. Như chị Q. lúc sắp vô là sếp đã thông báo lương chị cho cả phòng biết luôn rồi. Bả la to lên cho mọi người cùng nghe á”.
Lúc đó mình đứng hình, thật sự cảm giác chỉ muốn nghỉ ngay lập tức. Nhưng mình vẫn cố gắng bình tĩnh. Chiều hôm đó, canh lúc mọi người ra về hết, mình đã lân la hỏi khéo bạn phó phòng: “Ủa ở đây mọi người biết hết lương nhau hả ta?” thì mình nhận được cái gật đầu xác nhận kèm câu nói: “Đúng rồi, mọi người trong phòng biết hết lương nhau”.
Mình thật sự hoang mang. Mình chẳng biết lương của ai cả, mình cũng không hề biết cái luật đó, mình vẫn nghĩ đó là quyền cá nhân cần được tôn trọng cho tới khi chính mình bị đem ra bêu rếu.
Hôm sau, để chắc ăn, mình đã lên phòng HR gặp lần lượt 2 bạn HR (1 bạn tuyển dụng mình và 1 bạn làm hợp đồng cho mình) để xác nhận lại lần nữa. Nếu quả thật công ty có quy định đó thì mình tuân theo và im lặng làm việc, nhưng nếu không thì phải báo cáo cho ra lẽ. Kết quả, cả 2 bạn HR đều ngạc nhiên đến mức hỏi đi hỏi lại rằng mình chắc chưa, mình nghe thông tin từ đâu. Bạn HR làm Hợp đồng cho mình còn bảo rằng: “Chuyện lương là công ty quy định không được làm lộ, tụi em giấu gần chết mà nay nghe chị báo em cũng không biết nói sao”.
Sau hôm đó, có lẽ HR có làm việc lại với trưởng phòng nên mình trở thành con ghẻ quốc dân của trưởng phòng và các cận thần.
Khi drama lộ lương nổ ra, các drama khác được đà bùng cháy. Từ phòng chat bí mật của trưởng phòng với các cận thần, đến phòng chat lẻ 1 (nghĩa là phòng đó có đủ người, trừ một người không được tham gia và có rất nhiều phòng như vậy. Lí do là gì hẳn ai cũng hiểu).
Ngày qua ngày sống trong drama mà chính mình cũng không biết mình có bị nêu tên hay không, đi làm thì thường xuyên bắt gặp ánh mắt dò xét với lời xì xầm mà không hiểu tại sao, cùng việc bị ghẻ lạnh do nổ phát súng đầu tiên làm kinh động mặt hồ đang giả vờ yên ả, mình cuối cùng cũng chịu không nổi mà nghỉ khi đang đỉnh điểm mùa covid. Mình biết là mình sẽ chết đói, nhưng lòng tự trọng của mình không cho phép mình ở lại nữa. Đến đây cũng gần 2 tháng, chắc mình sẽ trả nhà rồi khăn gói về quê sớm vì mình cũng sắp hết khả năng trụ lại rồi.”
Đây là câu chuyện không của riêng ai. Không ít bạn trẻ đã phải đối diện với câu chuyện bị lộ lương và phải chịu đựng những lời nói “không vừa tai”. Cách giải quyết mà nhiều người lựa chọn đó là im lặng và tiến bộ từng ngày để chứng minh cho những người dè bỉu mình “sáng mắt ra”.
Công việc bận rộn, cuộc sống bận rộn, để tâm những lời nói dè bỉu mình chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn mà thôi. Cuộc đời còn dài, thành quả bạn gặt hái được còn ở chặng đường 10 hay 15 năm sau nữa, vì thế, đừng lãng phí thời gian mình có vào những thứ vô ích như vậy và thay vào đó, hãy khiến bản thân trở thành một phiên bản tốt hơn.
Tài khoản Tiểu Bảo thú thực: “Năm đầu ra trường, lương mình 3.650.000 nhưng chăm chỉ, thể hiện được năng lực nên sau hơn 4 năm tổng lương cũng đc gần 20 triệu. Vậy nên, đi chậm mà chắc, nhưng quan trọng phải nhìn được cửa đi đó có sáng không bạn nhé.”
Tài khoản Lê Phạm chia sẻ: “Mình cũng có mấy người mang tên là bạn, khi biết mình đi làm có 7 triệu (mình mới ra trường) thì kiểu thái độ coi thường, mang tiếng học Bách Khoa, ngày xưa cũng học mà bây giờ không bằng bọn t, chỉ cần học trường ABC cũng cao hơn, rồi thì hàng xóm, ngày đêm thăm hỏi lương và từ đó mình quyết định lương có cao cũng không bao giờ kể với bất cứ ai. Tập thói quen bị thiên hạ, người thân coi thường vì tự biết rằng mình cũng không tài giỏi gì cả và ngoài kia bao người giỏi hơn họ còn bị soi nói chi là mình, và luôn nhủ rằng những người hơn mình thì họ đã không thèm để ý đến mình lâu rồi.”
Tài khoản Khánh Huyền bày tỏ: “Mình cũng ra trường 2 năm từ một trường đại học cũng gọi là top và mức lương cũng chỉ khoảng tầm như bạn. Mọi người, đặc biệt mẹ mình chê lương thấp, cứ khuyên mình đổi việc nhưng đây là công việc mình thật sự yêu thích và mình thích môi trường làm việc ở đây. Hơn nữa, mình tin là mình có thể phát triển được từ môi trường này nên mặc kệ người ta nói gì thôi bạn ơi.”
Tài khoản Kha Nguyễn đồng cảm: “Mình khuyên bạn nên bỏ qua miệng lưỡi người ta mà sống cho bản thân bạn, chứ đừng sống vì lời người ta nói. 2 năm bạn tốt nghiệp còn đc 7 triệu, mình lúc đó ra trường 2 năm còn đc có 4 triệu 2, nhưng vẫn tự bươn trải và vươn lên bạn ạ.”
Con đang khóc lóc ăn vạ dữ dội, ông bố thông minh tung chiêu khiến con nín ngay trong "một nốt nhạc"
Phải nói rằng cách làm này vô cùng thông minh và đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ.
Nếu được hỏi khi chăm sóc con, lúc nào cha mẹ cảm thấy kiệt sức nhất? Chắc chắn 100% các ông bố bà mẹ sẽ trả lời là khi con quấy khóc. Vâng đúng là thế thật. Khi bạn đang bận trăm công nghìn việc, làm luôn chân luôn tay mà vẫn không xong thì con lại lăn ra ăn vạ, khóc lóc ỉ ôi, nói gì cũng không nghe, bảo gì cũng không làm, thì thật sự rất áp lực.
Trong trường hợp đó, hầu hết các cha mẹ sẽ lựa chọn theo hai cách. Một là cố gắng dỗ và chiều theo ý con cho êm cửa êm nhà. Hai là chấp nhận sống cùng với những tiếng nức nở, để mặc con khóc, khóc chán thì tự nín. Và dù chọn cách nào thì chúng ta đều cảm thấy mọi thứ thật quá tải từ cảm xúc cho đến thể chất.
Dỗ con nín khóc bằng chiêu thông minh (Clip:FB)
Tuy nhiên, mới đây một đoạn video tổng hợp lại cảnh dỗ con nín khóc của các ông bố đã khiến cho tất cả các bậc cha mẹ khác phải rào rào vỗ tay tán thưởng vì quá thông minh. Thay vì mặc kệ con hoặc cố chiều theo ý con, các ông bố này lại tổ chức một cuộc thi khóc ngay trong thời điểm đó.
Cụ thể, là khi mọi cảm xúc của trẻ được đẩy lên đỉnh điểm trong những tiếng tức tưởi và la hét, thì các ông bố lại bảo "Từ từ... từ từ... bây giờ để bố khóc trước, rồi sẽ đến lượt con khóc nha". Rồi òa lên khóc một câu nghe thật thảm thiết. Sau đó, tức thì bố nín khóc và nhường quyền được khóc cho con.
Cả hai chị em cùng òa khóc một lúc
Điều lạ lùng là sau khi thấy bố khóc xong thì đại đa số không còn đứa trẻ nào muốn khóc nữa.
Nhưng chưa đầy 1 phút 10 giây đã lắc đầu không chịu khóc khi bố bảo đến lượt con khóc đấy.
Thấy vậy, các ông bố lại khuyến khích "Đến lượt con đó. Khóc đi", và nếu con vẫn tiếp tục khóc thì bố sẽ khen: "Con làm tốt lắm. Được rồi, đến lượt bố nào". Và trò chơi tiếp tục chừng 1 đến 2 lượt nữa là kết thúc. Nghĩa là trẻ nín khóc trong vòng... chưa đầy 2 phút.
Như vậy có thể thấy, các ông bố này đã rất thông minh khi biến màn ăn vạ khóc lóc của con thành một trò chơi thi khóc, và khi nhìn bố la ó, nhăn nhó mặt mày xấu xí như vậy thì không còn đứa trẻ nào hào hứng muốn chơi cả. Và cuối cùng trẻ cũng quên luôn mục đích khóc ban đầu của mình.
Nói tóm lại, đây là một phương pháp dỗ con nín khóc thông minh mà các cha mẹ khác có thể học hỏi. Nó không những giúp trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc mình, quên đi việc nhè nheo, mà còn giúp các cha mẹ bớt phải chịu các áp lực từ tiếng khóc của con.
Gia đình Cam Cam tiết lộ mặt trái của nghề KOL: Kiếm tiền nhiều nhưng ngày chỉ ngủ 4 tiếng, đã từng định dừng lại vì quá mệt mỏi, áp lực Khác với hình ảnh lung linh trên các mạng xã hội, nghề KOL có những góc khuất mà chỉ người trực tiếp tham gia mới hiểu rõ được. Với những nhãn hàng lĩnh vực gia đình - nhóm khách hàng chi tiêu khủng và luôn chiếm tỉ trọng lớn trong xã hội thì những "hot family, hot mom, hot dad" chính là những...